Phạm vi chuyển giao quyền sử dụng công nghệ: Do các bên thỏa thuận, bao gồm: • Độc quyền hoặc không độc quyền sử dụng công nghệ.

Một phần của tài liệu Sổ tay Thương mại hóa - Nâng cao tác động tích cực của nghiên cứu khoa học và công nghệ qua con đường thương mại hóa (Trang 48 - 49)

• Độc quyền hoặc không độc quyền sử dụng công nghệ.

• Được chuyển giao lại hoặc không được chuyển giao lại quyền sử dụng công nghệ cho bên thứ ba. • Phạm vi sử dụng công nghệ.

• Quyền được cải tiến công nghệ, quyền được nhận thông tin cải tiến công nghệ.

• Độc quyền hoặc không độc quyền phân phối sản phẩm do công nghệ được chuyển giao tạo ra. • Phạm vi lãnh thổ được bán sản phẩm do công nghệ được chuyển giao tạo ra.

Nhà nghiên cứu có thể tìm sự hỗ trợ, tư vấn và dịch vụ từ các tổ chức sau:

• Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN, thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ:

https://natec.gov.vn/

• Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ:

Ngoài các quy định pháp lý chi phối tiến trình Thương mại hóa+ ở trên, để đảm bảo tính phù hợp, thì cần rà soát, xem xét các quy định được thể hiện trong các văn bản pháp luật chuyên ngành liên quan trước khi đưa kết quả nghiên cứu ra thị trường.

Ví dụ, để ra mắt thị trường sản phẩm mứt và rượu từ trái thanh long, các nhà nghiên cứu cần tuần thủ quy định liên quan đến an toàn thực phẩm như:

• Luật An toàn thực phẩm 2010. • Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

• Nghị định 105/2017/NĐ-CP về sản xuất rượu.

Một ví dụ khác riêng trong lĩnh vực dược phẩm, nông hóa phẩm (nông nghiệp), nhà nghiên cứu cần lưu ý tới một loại tài sản trí tuệ đặc biệt, đó là dữ liệu thử nghiệm. Theo pháp luật hiện hành của Việt Nam, dữ liệu thử nghiệm không phải là một đối tượng quyền sở hữu trí tuệ riêng biệt, mà có thể được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh, hoặc thuộc nội dung của sáng chế.

Vì vậy, để dược phẩm, nông hóa phẩm được lưu thông trên thị trường, nhà nghiên cứu cần xem xét việc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp phép lưu hành theo quy định28. Đơn đăng ký cấp phép lưu hành phải được nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền như:

• Cục Quản lý dược trực thuộc Bộ Y tế.

https://dav.gov.vn/dang-ki-thuoc-cong-bo-nguyen-lieu-c311.html;

• Cục Bảo vệ thực vật trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

https://www.ppd.gov.vn/thuoc-bao-ve-thuc-vat-67.html

Hiểu rõ các quy định pháp lý cụ thể liên quan đến kết quả nghiên cứu giúp xác định được các yêu cầu thị trường, bao gồm chi phí, thời gian đưa sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường và khả năng bán một số sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định một cách hợp pháp. Nếu các nghĩa vụ này không được xem xét, các rào cản pháp lý có thể gây tốn kém cho việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Vì vậy, tùy thuộc vào kết quả nghiên cứu được thương mại hóa, có thể cần phải xem xét một loạt các quy định và làm việc với nhiều cơ quan quản lý cùng một lúc.

Trong trường hợp bạn muốn thương mại hóa giải pháp công nghệ ra thị trường quốc tế, ngoài các qui định trong nước, bạn phải xem xét thêm các quy định quốc tế liên quan. Ngoài ra, khi khách hàng của bạn đang xem xét xuất khẩu hoặc bán sản phẩm cho các công ty quốc tế, bạn cũng cần lưu ý vì nhiều quốc gia có các tiêu chuẩn, quy tắc và cơ chế tuân thủ riêng.

Một phần của tài liệu Sổ tay Thương mại hóa - Nâng cao tác động tích cực của nghiên cứu khoa học và công nghệ qua con đường thương mại hóa (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)