Đánh giá mức độ sẵn sàng Thương mại hóa+

Một phần của tài liệu Sổ tay Thương mại hóa - Nâng cao tác động tích cực của nghiên cứu khoa học và công nghệ qua con đường thương mại hóa (Trang 59 - 61)

Bảng đánh giá mức độ sẵn sàng Thương mại hóa+ đã được xây dựng để giúp bạn a) hiểu rõ cần bắt đầu từ đâu, b) đang ở đâu trong tiến trình Thương mại hóa+, và c) xác định các bước tiếp theo cần thực hiện cho phù hợp với bối cảnh cụ thể. Tiến trình này hỗ trợ việc quản lý mang tính chiến lược cho việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu của bạn, và cung cấp các công cụ để lập kế hoạch tăng cường và phát triển năng lực nhằm đảm bảo tác động tích cực tới xã hội, môi trường và kinh tế.

Các nhà nghiên cứu có thể thực hiện đánh giá này ngay từ đầu hoặc ở bất kỳ bước nào trong tiến trình Thương mại hóa+. Bộ câu hỏi này đánh giá mức độ sẵn sàng của kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ trên 6 khía cạnh quan trọng để thương mại hóa thành công đem lại tác động tích cực. Các khía cạnh này được gọi là ‘Mức độ sẵn sàng’ (xem Hình 3.3).

Mỗi khía cạnh sẽ có các câu hỏi tương ứng cho các bước trong tiến trình Thương mại hóa+. Bằng cách trả lời các câu hỏi trong công cụ này, các nhà nghiên cứu có thể chủ động hiểu và đo lường được sự tiến bộ trong nghiên cứu của mình và xác định việc thực hiện tốt nhất các bước tiếp theo trong tiến trình đưa kết quả nghiên cứu ra thị trường. Các câu hỏi cũng cung cấp cho các nhà nghiên cứu các hướng dẫn về các điểm yếu và các rủi ro do việc thiếu kiến thức về thương mại hóa. Công cụ tự đánh giá này không phản ánh mức độ thành công mà phản ánh sự tiến triển trên hành trình thương mại hóa và lưu ý các điểm thiếu hụt kiến thức về thương mại hóa có thể xảy ra.

Mỗi khía cạnh trong khung đánh giá mức độ sẵn sàng về năng lực thương mại hóa được hỗ trợ bởi nhiều nguồn thông tin và công cụ trực quan trong Chương 4 của Sổ tay.

Hiểu rõ vị trí trong hành trình thương mại hóa sẽ giúp bạn (cũng như các nhà nghiên cứu khác, các nhà quản lý và các nhà cố vấn) xác định và quản lý những thiếu hụt về kiến thức, các rủi ro và thách thức hệ thống cần được giải quyết và khắc phục để đưa sản phẩm công nghệ hoặc dịch vụ ra thị trường thành công.

Chú thích

Công cụ tự đánh giá này được phát triển theo hướng tổng hợp các phương pháp thực hành hiệu quả và phổ biến nhất hiện tại về thương mại hóa và phát triển đổi mới sáng tạo, bao gồm các phương pháp sau: Mức độ sẵn sàng của công nghệ (Technology Readiness Levels), Mô hình kinh doanh Canvas (Business Model Canvas), Mức độ sẵn sàng về đổi mới sáng tạo KTH (KTH Innovation Readiness LevelTM), Mức độ sẵn sàng đầu tư (Investment Readiness Levels),... Sổ tay và các công cụ này cũng đã được thử nghiệm với các sản phẩm nghiên cứu và dịch vụ trong ngành nông nghiệp và thực phẩm tại Việt Nam để đảm bảo tính phù hợp và hiệu quả trong Hệ thống Đổi mới sáng tạo của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Sổ tay Thương mại hóa - Nâng cao tác động tích cực của nghiên cứu khoa học và công nghệ qua con đường thương mại hóa (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)