ii. Chuyển giao độc nhất: Tương tự như chuyển giao độc quyền, nhưng bên chuyển giao còn có quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ.
iii. Chuyển giao không độc quyền: Trong phạm vi và thời hạn chuyển giao quyền sử dụng, bên chuyển giao vẫn có quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, quyền ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ không độc quyền với một hoặc nhiều người khác.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ cần được thực hiện thông qua một hợp đồng bằng văn bản và phải được đăng ký với Cơ quan Sở hữu trí tuệ mới có giá trị pháp lý24.
Nhà nghiên cứu có thể tìm hỗ trợ tư vấn và dịch vụ từ các tổ chức sau:
• Viện Khoa học sở hữu trí tuệ, trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, xem thêm.
http://vipri.gov.vn/
• Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, xem thêm.
http://niptex.gov.vn/vi/ (https://niptech.vn/) • Mạng lưới dịch vụ đại diện sở hữu trí tuệ.
http://www.noip.gov.vn/web/guest/-ai-dien-so-huu-cong-nghiep/.
Chuyển giao tài sản trí tuệ là gì?
Thực tế hiện nay các Viện, Trường, và tổ chức KH&CN của Việt Nam khi triển khai nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ (KH&CN) thì phần lớn có sử dụng ngân sách nhà nước (một phần hay toàn bộ) hoặc được giao quyền sử dụng phương tiện/cơ sở hạ tầng thuộc sở hữu nhà nước. Do đó, các nhà nghiên cứu phải nhận thức được các nghĩa vụ của họ trước khi bắt đầu quá trình Thương mại hóa+.
Làm thế nào để nhận biết được tài sản hình thành thông qua nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước?
Nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước bao gồm các nhiệm vụ cấp quốc gia, cấp bộ, cấp tỉnh và cấp cơ sở. Các tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ này bao gồm:
• Tài sản vật chất trang bị để thực hiện nhiệm vụ. • Tài sản trí tuệ là kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ.
Kết quả nghiên cứu bao gồm sáng chế, giải pháp hữu ích, bí quyết kỹ thuật, bí mật kinh doanh, sáng kiến, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, tên thương mại, giống cây trồng, chương trình máy tính, thiết kế kỹ thuật, tác phẩm khoa học và các đối tượng khác, gồm cả đối tượng được bảo hộ và không được bảo hộ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.
Các quy định pháp lý quan trọng nào cần quan tâm?
Trong trường hợp nhiệm vụ KH&CN được ngân sách hỗ trợ trên 30%, thì trước khi thương mại hóa kết quả, nhà nghiên cứu cần quan tâm tới các quy định hiện hành về:
• Quản lý, sử dụng tài sản công. • Đánh giá, định giá/thẩm định giá. • Giao quyền và phân chia lợi ích.
Trong tiến trình thương mại hóa, các nhà nghiên cứu cần quan tâm tới các quy định pháp luật sau: • Các qui định liên tới quản lý, sử dụng tài sản công, bao gồm:
» Luật Quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14, 2017.
» Nghị định 70/2018/NĐ-CP quy định quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng vốn nhà nước.
» Thông tư 02/2020/TT-BKHCN về hướng dẫn thi hành khoản 1 Điều 41 Nghị định số 70/2018/NĐ-CP. • Các qui định về đánh giá, định giá/thẩm định giá kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ, bao gồm:
» Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BKHCN-BTC quy định việc định giá kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ sử dụng ngân sách nhà nước.
» Thông tư số 31/2011/TT-BKHCN về hướng dẫn nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức đánh giá, định giá công nghệ.
» Thông tư số 06/2014/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 (Thẩm định giá tài sản vô hình).
» Thông tư số 10/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc xác định giá trị tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước (phục vụ việc thực hiện giao quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản).