Quá trình hình thành

Một phần của tài liệu Mua lại và sáp nhập (ma) thực trạng và xu hƣớng phát triển tại việt nam (Trang 32 - 35)

2. Hoạt động M&A tại Việt Nam

2.1.1. Quá trình hình thành

Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam được hỗ trợ bởi chính sách thu hút vốn đầu tư vào các hoạt động kinh tế và chủ trương đẩy mạnh cơ cấu lại nguồn vốn xã hội thông qua cổ phần hóa doanh nghiệp đã góp phần đẩy nhanh sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam trong những năm qua. Hoạt động M&A cũng vận động theo xu thế đó.

Những giao dịch mua bán, hợp nhất doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam xuất hiện từ năm 1999, 2000 nhưng đó chỉ là những hoạt động nhỏ lẻ, diễn ra trong nội bộ doanh nghiệp (chẳng hạn vụ Công ty Vinabico -Kotobuki chuyển từ hình thức liên doanh sang hình thức công ty cổ phần 100% vốn trong nước do nhà đầu tư Việt Nam mua lại toàn bộ phần vốn của nhà đầu tư Nhật Bản, Kinh Đô miền Bắc hợp nhất với Kinh Đô miền Nam...) Chỉ từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam trở nên lớn mạnh và từ khi Luật Đầu tư 2005 ra đời, chính thức coi mua lại, sáp nhập là một hình thức đầu tư trực tiếp, hoạt động này mới ngày càng trở nên phổ biến. Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, M&A càng có môi trường để tiếp tục nở rộ. Khởi

nguồn với các giao dịch trong lĩnh vực ngân hàng, tới nay M&A đã

có mặt ở

Gần đây, các giao dịch chuyển nhượng cổ phiếu diễn ra hết sức nhộn nhịp. Điển hình là Eximbank bán 17,8% cổ phiếu cho 16 đối tác chiến lược, trong đó có PVFC, ACB, Kinh Đô, SINCO với giá trị 248 triệu USD. Indochina Capital mua 20% cổ phiếu Công ty CP Địa ốc Hoàng Quân (20 triệu USD). Đầu năm nay, Indochina Capital cũng đã mua 20% cổ phần của Vinamit. Trong tháng 6, Tập đoàn Sojitz (Nhật Bản) mua 20% cổ phần của Interflour Vietnam (80 triệu USD) - công ty bột mỳ lớn thứ 2 của VN; Vina Capital mua 70% cổ phần của khách sạn Omni Saigon (21 triệu USD) hay Daiichi mua lại toàn bộ Bảo Minh CMG (chiếm 3% thị phần bảo hiểm nhân thọ). Đó là tiền đề cho các giao dịch hợp nhất, sáp nhập thực sự diễn ra trong

Trị giá và số lượng giao dịch M&A tại Việt Nam từ 2005 tới nay

tương lai.

Bảng 2: Trị giá và số lượng giao dịch M&A tại Việt Nam từ 2005 tới nay

I I Trị giá giao dịch —♦—Số giao dịch Í_7_7_J Giá trị giao dịch ước tính 6 tháng cuối năm

Nguồn: tổng hợp số liệu

Một phần của tài liệu Mua lại và sáp nhập (ma) thực trạng và xu hƣớng phát triển tại việt nam (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w