2. Hoạt động M&A tại Việt Nam
1.3. Thị trường chứng khoán đi vào hoạt động ổn định và hiệu quả
Sau 7 năm hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc. Số lượng giao dịch tăng mạnh, từ 2908 tài khoản năm 2000 tới 104293 năm 2006 (tăng gấp 36 lần). Trong mỗi phiên giao dịch, giá
trị giao dịch ước tính đạt khoảng 6.6 triệu USD. Tỷ lệ vốn hóa thị
trường tăng
từ 0.28% GDP năm 2000 lên 36% chỉ sau 7 năm (năm 2006 tỷ lệ này
tăng vọt
từ 1.21% tới 22.7%). Tới nay tổng giá trị vốn hóa đã đạt khoảng 8.7 tỷ USD,
cao gấp nhiều lần so với 16.8 triệu USD năm 2000. Chỉ số VN-Index đã từng
đạt tới trên 1100 điểm và hiện tại đang dao động ở mức 900 điểm. Trong suốt
giai đoạn 2002 - 2005, trung bình thị trường tăng trưởng 19% mỗi năm. Chỉ
trong những tháng cuối năm 2006 đầu năm 2007, thị trường cũng tăng trưởng
tới 19% - mức tăng trưởng chưa từng có trên thị trường chứng khoán thế giới.
(Nguồn tổng hợp từ ssc.gov.vn)
Thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt động ổn định là một nền tảng vững chắc cho các giao dịch mua bán, sáp nhập doanh nghiệp. Khối lượng và tần số giao dịch đều tăng, hàng hóa phong phú hơn. Mua bán doanh nghiệp qua hình thức mua để nắm số cổ phiếu chi phối là một phương thức vừa dễ dàng cho doanh nghiệp vừa tạo cơ sở cho hoạt động kiểm soát của cơ quan quản lý. Nhờ công cụ đầu tư hữu hiệu này mà các giao dịch mua lại, sáp nhập được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả hơn. Tương lai phát triển lớn mạnh của thị trường chứng khoán là tiền đề trực tiếp và có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của thị trường M&A Việt Nam trong giai đoạn tới.
2. Các xu hướng phát triển của hoạt động M&A tại Việt Nam trong 5 năm tới
2.1. Xu hướng về quy mô giao dịch
Năm 2007 được các chuyên gia dự đoán sẽ là năm mở đầu của sự gia tăng mạnh mẽ các hoạt động tập trung kinh tế dưới hình thức M&A (các doanh nghiệp) ở Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO và Mỹ đã thông qua Quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn
(PNTR), ước tính hàng năm sẽ có hàng tỷ USD đầu tư nước ngoài
để thực
hiện những dự án mới.
Hoạt động mua bán, sáp nhập DN ở Việt Nam đang trên đà bắt kịp với các nước trong khu vực với tốc độ 30-40% mỗi năm. Giá trị giao dịch năm 2007 có thể sẽ gấp 3 lần năm 2006. Ước tính đến cuối năm 2007, Việt Nam sẽ thu hút tới 1.000 doanh nghiệp tham gia giao dịch. Nguyên nhân của sức tăng trưởng mạnh mẽ này là do nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình, thị trường tài chính bước vào giai đoạn phát triển chiến lược và đặc biệt là quá trình cổ phần hóa cả trong khu vực kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh đang gia tăng mạnh mẽ. Thị trường M&A Việt Nam đã hình thành đủ cung cầu để ra đời và từng bước phát triển.
Sự gia nhập của Việt Nam vào Tổ chức Thương mại Quốc tế WTO cuối năm 2006 đồng nghĩa với việc thực hiện các cam kết mở cửa thị trường mà cụ thể nhất là việc nhà đầu tư nước ngoài sẽ không còn bị giới hạn trong bất cứ ngành, lĩnh vực nào. Lộ trình này sẽ kết thúc vào năm 2012. Tới thời điểm đó, các tập đoàn, công ty nước ngoài có thể tự do thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Và cách thâm nhập tiết kiệm thời gian nhất, giúp mau chóng thu lời nhất là mua lại một doanh nghiệp trong nước chứ không phải là bắt tay xây dựng một doanh nghiệp mới. Cách làm này giúp các tập đoàn, công ty nước ngoài tận dụng được những lợi thế sẵn có đồng thời giảm thiểu rủi ro. Mô hình chuyển nhượng thương hiệu (franchise) của McDonald là minh họa điển hình nhất. Đây là nguồn cầu đầu tiên và quan trọng của giao dịch M&A.
Các doanh nghiệp Việt Nam quy mô nhỏ đang đứng trước áp lực cạnh tranh cực lớn khi Việt Nam chính thức mở cửa thị trường. Môi trường cạnh tranh cao giữa các doanh nghiệp là động lực để doanh nghiệp vươn lên, phát
triển cả chiều sâu và chiều rộng nhưng cũng có thể dẫn tới thôn
tính lẫn nhau
để độc chiếm thị trường. Để có thể đứng vững, họ cần tự nâng cao năng lực
cạnh tranh ở cả ba phương diện: vốn, công nghệ và nguồn nhân lực. Trong
một khoảng thời gian hữu hạn và giới hạn về tỷ suât lợi nhuận bình quân 10%
hiện nay, giải pháp khả thi nhất cho họ là hợp nhất các doanh nghiệp nhỏ
thành doanh nghiệp lớn nhằm tăng vốn hay hợp nhất với doanh nghiệp nước
ngoài để nâng cao kỹ năng quản lý và áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ,
tiếp thu nguồn nhân lực trình độ cao và nâng cấp dần nhân lực nội tại.
Đây là
chính là nguồn cầu M&A thứ hai.
Năm 2007 sau khi Việt Nam gia nhập WTO dự tính có khoảng 50.000 doanh nghiệp mới ra đời trong đó khoảng 90% là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một nửa số này được dự đoán là sẽ phá sản trong vòng hai năm đầu, còn trong 5 năm đầu, con số này sẽ là 80% (Theo Tiger Invest). Để tránh khỏi kết cục phá sản, các doanh nghiệp phải tự tìm cách cứu mình. Hoặc là họ chuyển hướng kinh doanh, bán lại công ty để đầu tư vào lĩnh vực khác, hoặc là họ đồng ý sáp nhập với một công ty khác nhằm thiết lập cơ cấu hoạt động mới hiệu quả hơn. Đây sẽ là nguồn cung chính cho giao dịch M&A tại Việt Nam trong thời gian tới.