2. Hoạt động M&A tại Việt Nam
2.1.4. Các công ty tư vấn giao dịch M&A
Cùng với các thương vụ cụ thể như vậy, các công ty tư vấn trong lĩnh vực M&A và nhượng quyền thương hiệu xuất hiện ngày càng nhiều trong đó nổi bật là IDJ, Tigerinvest, First Asia Limited, TCK Group và mới đây là Công ty cổ phần Mua bán doanh nghiệp và Kết nối đầu tư quốc tế (ICE)...
Hiện nay có rất nhiều công ty tư vấn giao dịch M&A hoạt động trên thị trường. Các dịch vụ tư vấn bao gồm từ việc lập hồ sơ, định giá (nhằm mục đích tham khảo), marketing doanh nghiệp cần bán, lựa chọn người mua/bán thích hợp, hỗ trợ đàm phán ký kết hợp đồng... Công ty tư vấn duy nhất của Việt Nam là thành viên của Hiệp hội môi giới mua bán doanh nghiệp quốc tế IBBA là First Asia Limited. Doanh thu của công ty nhờ hoạt động tư vấn giao dịch M&A hiện vào khoảng.
Ông Trần Trọng Hiếu, Tổng giám đốc IDJ cho biết đã có khoảng 400 thương vụ giao dịch qua trang web muabandoanhnghiep.com của công ty và khoảng 70-80 trường hợp mua bán thành công. Đó cũng là lý do chính mà IDJ không dừng lại ở vị trí kết nối các giao dịch mua bán doanh nghiệp mà vừa thành lập thêm nhánh IDJ Financial để mua lại các DN có ý định bán hoặc trở thành cổ đông chiến lược của những công ty chỉ muốn bán một phần DN. Với
bước tiến này, JDJ sẽ trở nên cực kỳ chủ động trong nguồn cung,
giúp thỏa
mãn tốt hơn nhu cầu của các doanh nghiệp trong tìm kiếm đối tác giao dịch.
Ngoài các công ty tư vấn chuyên biệt trong lĩnh vực M&A, các doanh nghiệp có thể tìm thấy dịch vụ này ở các công ty chứng khoán, các hãng kiểm toán (Big4), hay các hãng tư vấn luật. Tư vấn M&A từ công ty chứng khoán đặc biệt thích hợp với hình thức sáp nhập ngược - một công ty tư nhân mua lại một doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán và biến mình thành một công ty đại chúng và được phát hành cổ phiếu. Trong khi đó thế mạnh của các hãng kiểm toán là ở lĩnh vực tư vấn chiến lược cơ cấu tài chính. Vấn đề này không dừng lại ở quy trình thủ tục pháp lý trong giao dịch sáp nhập mà quan trọng hơn, nó liên quan tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sau sáp nhập - vấn đề sống còn của một giao dịch M&A. Còn các hãng tư vấn Luật lại đảm bảo cho doanh nghiệp tuân thủ pháp luật chính quyền nước sở tại, tránh những xung đột pháp lý không đáng có.