Xu hướng thị trường M&A thế giới

Một phần của tài liệu Mua lại và sáp nhập (ma) thực trạng và xu hƣớng phát triển tại việt nam (Trang 58 - 60)

2. Hoạt động M&A tại Việt Nam

1.1. Xu hướng thị trường M&A thế giới

Giới phân tích nhận định rằng, với những động lực khá thuyết phục như kinh tế khu vực tiếp tục tăng trưởng, lãi suất tương đối thấp và các công ty có khá dồi dào tiền mặt, châu Á sẽ có thêm một năm nữa các hoạt động thâu tóm và sáp nhập (M&A) hết sức sôi động.

Số lượng khách hàng tiềm năng cũng đang tăng lên, bởi các công ty từ tầm cỡ đa quốc gia đến các công ty tư nhân vừa và nhỏ đều tích cực tham gia vào xu hướng M&A nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế. Các thương vụ nổi bật là vụ tập đoàn chế tạo máy tính hàng đầu của Trung Quốc và châu Á, Lenovo Group, mua chi nhánh sản xuất máy tính cá nhân (PC) của tập đoàn chế tạo máy tính hàng đầu IBM của Mỹ với giá 1,25 tỷ USD, để trở thành hãng chế tạo PC lớn thứ 3 thế giới và thương vụ lớn thứ hai là công ty dầu khí China National Petroleum mua công ty dầu khí PetroKazakhstan của Kadắcxtan với giá 4,18 tỷ USD. Citigroup Inc. hiện là công ty tư vấn về M&A số 1 thế giới, với tổng trị giá giao dịch M&A đạt 672 tỷ USD, trong đó có vụ Barclays Plc chào mua ABN Amro Holding NV (Hà Lan) với giá 64 tỷ euro (87 tỷ USD).

Lĩnh vực diễn ra M&A nhiều nhất sẽ là công nghiệp và ngân hàng. Trong năm 2007, Ngân hàng là ngành có hoạt động M&A diễn ra sôi động nhất tại châu Âu, với tổng giá trị giao dịch từ đầu năm đến nay đạt khoảng 300 tỷ USD. Hai Ngân hàng của Trung Quốc Bank of China và Industrial & Commercial Bank of China hiện rất được quan tâm chú ý vì cả hai đều phát hành cổ phiếu lần đầu. Trong một báo cáo gần đây Citigroup đã đánh giá các hãng chế tạo các bộ phận ôtô, như Bharat Forge, có tiềm năng mua các đối thủ nhỏ hơn. Merill Lynch cũng vừa công bố kế hoạch chi 500 triệu USD để tăng tỷ lệ cổ phần trong DSP Merrill Lynch - một liên doanh giữa Ân Độ với DSP Financial Consultants- từ 40% lên 90%.

Động lực chính thúc đẩy hoạt động M&A trên toàn cầu tăng mạnh trong những tháng đầu năm nay là việc giá chứng khoán tăng trong bối cảnh giao dịch chứng khoán diễn ra rất sôi động ở hầu khắp các châu lục. Thêm vào đó, xu hướng cổ phần hoá, tư nhân hoá đang trở nên phổ biến hơn ở nhiều

nước, đặc biệt là tại các nền kinh tế đang phát triển, tạo nguồn

hàng dồi dào

hơn cho các nhà đầu tư đang có tiền nhàn rỗi. Ngoài ra, sự phát triển mạnh

của các quỹ đầu tư cũng giúp huy động được lượng vốn khổng lồ cho các định chế đầu tư. Và cuối cùng, xu hướng hình thành các tập đoàn kinh doanh

đa ngành, đa nghề cũng là một nhân tố thúc đẩy hoạt động mua bán,

sáp nhập

diễn ra mạnh mẽ hơn.

Theo dự đoán, hoạt động M&A trong năm 2008 sẽ diễn ra nhiều nhất ở thị trường Nhật Bản và Australia, tiếp theo đó là Trung Quốc và Ân Độ. M&A ở các thị trường này tăng trưởng là do các nỗ lực cải cách triệt để, nền kinh tế đang trên đà hồi phục tăng trưởng ổn định còn thị trường chứng khoán thì lên giá mạnh. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, tỷ lệ đầu tư theo hình thức M&A sẽ tăng cao. Hiện nay thị trường M&A thế giới đang có sự dịch chuyển dần sang các nước đang phát triển nhưng tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao và đều đặn. Trong xu thế đó, Việt Nam sẽ trở thành điểm đến đầy hứa hẹn của các thương vụ hợp nhất, sáp nhập.

Một phần của tài liệu Mua lại và sáp nhập (ma) thực trạng và xu hƣớng phát triển tại việt nam (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w