Đánh giá thực trạng nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần vải sợ

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của CÔNG TY cổ PHẦN vải sợi MAY mặc MIỀN bắc (Trang 48 - 52)

6. Kết cấu khoá luận tốt nghiệp

2.3 Đánh giá thực trạng nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần vải sợ

vải sợi may mặc Miền Bắc

2.3.1 Kết quả đạt được

a. Kết quả đạt được trong nâng cao hiệu quả kinh doanh tổng hợp

Từ khi thành lập, để có được quy mô kinh doanh và trình độ quản lý như hiện nay là cả một quá trình phấn đấu của toàn CBCNV của công ty. Trong nền kinh tế cạnh tranh mạnh mẽ, công ty đã cố gắng tìm ra các biện pháp để hoà nhập với sự phát triển không ngừng của đất nước. Công ty đã đạt được một số kết quả nhất định:

Tổng doanh thu của công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền Bắc từ năm 2018 - 2020 có xu hướng giảm nhưng đi kèm với đó là chi phí cũng giảm theo. Từ năm 2018 đến năm 2020 doanh thu giảm 41,63%; chi phí giảm 25,78%. Sự giảm này là do năm 2017 công ty cho tạm dừng gia công hàng may mặc và tập trung vào kinh doanh kho bãi, văn phòng … đến năm 2019 công ty tạm dừng việc cho thuê kho tại 79 Lạc Trung, Công ty đã tập trung khai thác diện tích kho và văn phòng tại Đức Giang. Trước tình hình kinh doanh hiện tại công ty đã chủ động tối thiểu hóa chi phí nhất để phù hợp với. Điều đó cho thấy sự nỗ lực của toàn thể công ty khi mà phải đối mặt với các đối thủ khác trên thị trường và trước tình hình kinh tế khó khăn khi dịch bệnh Covid - 19 diễn ra. Công ty đã tiến hành các hoạt động hỗ trợ các khách hàng thuê như: giảm giá thuê, vận chuyển … góp phần ổn định giữ chân được khách thuê trong điều kiện khó khăn của dịch bệnh, giúp sản phẩm kinh doanh của công ty vẫn ổn định chỗ đứng trên thị trường và có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác có cùng lĩnh vực kinh doanh.

Công ty đã đảm bảo được hoạt động chức năng kinh doanh của mình trong các lĩnh vực và đã mang lại thu nhập cho công ty để chi trả cho các chi phí. Mặc dù lợi nhuận của công ty chưa được cao, lợi nhuận tuy không đạt được con số kế hoạch đã đề ra nhưng năm 2020 tuy dừng việc cho thuê ở kho Lạc Trung nhưng lợi nhuận của công ty vẫn tăng so với năm 2019. Điều đó cho thấy công ty đã nỗ lực khai thác hiệu quả diện tích kho tại Đức Giang để duy trì và đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

b. Kết quả đạt được trong nâng cao hiệu quả kinh doanh bộ phận

Nguồn vốn của công ty năm 2019 có sự giảm nhẹ đến năm 2020 đã tăng trở lại, tăng lên với con số lơn hơn năm 2018, công ty đã chủ động trong việc duy trì, huy động thêm vốn kinh doanh. Do dòng vốn từ trong nội bộ của công ty nên không phụ thuộc quá nhiều vào các nguồn vốn từ ngân hàng, trong thời kỳ hiện nay thì để tiếp cận vốn vay của ngân hàng là rất khó, ngân hàng có những yêu cầu rất khắt khe vì thế nên công ty không chịu ảnh

hưởng quá nhiều từ nguồn vốn bên ngoài. Vậy nên dòng vốn của công ty nói chung là khá ổn định, tỷ suất sử dụng đồng vốn trong hoạt động kinh doanh nhìn chung là khá có hiệu quả tuy là không cao lắm, có tạo ra doanh thu và lợi nhuận.

Về nguồn nhân lực, lao động phổ thông chiếm tỷ trọng đa số trong giai đoạn từ 2018 -2020, luôn chiếm trên 50%, sau đó là trình độ trên đại học và đại học cũng chiếm tỉ trọng khá cao luôn lớn hơn 25%. Công ty có sự tính toán khá tốt khi để lao động phổ thông chiếm tỷ trọng cao, phù hợp với công việc của họ để giảm thiểu chi phí. Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu phát triển không ngừng của thị trường, công ty cũng duy trì tỷ trọng cho nguồn nhân lực có trình độ cao để đảm nhiệm những trách nhiệm cao hơn đảm bảo được xuyên xuất trong quá trình vận hành doanh nghiệp. Khi nguồn nhân lực có trình độ cao, họ sẽ dễ dàng thích nghi với những thay đổi nhanh chóng, tiến bộ của khoa học, công nghệ, làm việc say mê, sáng tạo góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển thị trường kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty. Công ty luôn quan tâm đến đời sống nhân viên, có thưởng đối với những nhân viên làm việc hiệu quả, đạt thành tích trong công việc. Vì vây đời sống nhân viên của công ty ngày càng được cải thiện. Điều này tạo động lực tích cực cho nhân viên của công ty làm việc hăng say và có hiệu quả trong kinh doanh.

2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại

a. Tồn tại trong nâng cao hiệu quả kinh doanh tổng hợp

- Chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp giảm sút: Các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp là các chỉ tiêu mà các nhà đầu tư thường quan tâm khi có dự định bỏ vốn vào kinh doanh. Song các chỉ tiêu này của công ty lại bị giảm sút trong giai đoạn 2018 – 2020. Có thể hiểu được vấn đề này khi Công ty tạm dừng sản xuất kinh doanh hàng may mặc, dừng việc cho thuê kho tại 79 Lạc Trung từ tháng 4/2019. Diện tích kho tại 79 Lạc Trung hiện đang để trống để phục vụ để tập trung cho việc triển khai dự án “ Trung tâm Thương mại – Dịch vụ, văn phòng làm việc và chung cư cao tầng” ở trong thời gian tới. Ngoài ra, cũng còn tồn tại vấn đề liên quan đến việc triển khai dự án đầu tư.

- Mặc dù doanh thu trong 3 năm gần đây của doanh nghiệp giảm, tuy nhiên tỉ lệ giảm chi phí còn thấp cũng là nguyên nhân chính làm cho tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp bị giảm. Theo kết quả phân tích cho thấy tổng chi phí năm 2019 giảm 5,36% so với năm 2018 trong khi tổng doanh thu năm 2019 giảm mạnh và giảm 36,04% so với năm 2018,

điều này làm cho lợi nhuận của công ty thấp, không thể tăng cao. Khiến cho việc sử dụng chi phí chưa đạt hiệu quả cao. Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty cần

tìm ra những yếu tố làm tăng chi phí để đề ra những giải pháp giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí.

b. Tồn tại trong nâng cao hiệu quả kinh doanh bộ phận

- Bên cạnh đó, Công ty vẫn còn tồn tại những hạn chế làm giảm khả năng cạnh tranh như: cơ sở vật chất, kỹ thuật chưa đủ đáp ứng yêu cầu phát triển của công ty; Nguồn nhân lực chưa theo kịp sự đổi mới tân tiến do số lượng còn hạn chế.v.v...thị trường và thị phần của công ty đã được mở rộng song công ty vẫn còn gặp một số vấn đề khó khăn gây ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của công ty.

- Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh kém hiệu quả, chi phí bỏ ra năm 2019 nhiều mà mức lợi nhuận thu về lại thấp. Vốn kinh doanh tăng qua các năm nhưng vòng quay vốn kinh doanh của công ty thì giảm dần từ năm 2018 đến 2020 từ 0,37 xuống 0,21. Đây thực sự là một vấn đề đáng lo đối với công ty do không quay vòng vốn được thì hoạt động kinh doanh coi như ngừng trệ. Khả năng quay vòng vốn của công ty còn khá yếu kém, điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty là chưa hiệu quả

2.3.3 Nguyên nhân

Có thể nói công ty còn tồn tại khá nhiều những hạn chế về hiệu quả kinh doanh trong giai đoạn 2018 - 2020 và đòi hỏi Công ty cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Hạn chế này được xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu có những nguyên nhân sau:

- Nguyên nhân chủ quan

+ Về nguồn vốn: Công tác quản lý nguồn vốn chưa thực sự được chú trọng, vẫn còn lỏng lẻo, phân bổ nguồn vốn chưa hợp lý, sử dụng nguồn vốn còn diễn ra một cách lãng phí, thiếu tính khoa học. Các dự án đầu tư không đem lại hiệu quả và còn nhiều vấn đề bất cập.

+ Về chi phí: Để thu được nhiều lợi nhuận thì việc giảm chi phí cũng rất quan trọng nhưng công ty chưa có nhiều biện pháp hữu hiệu để giảm chi phí: chi phí bỏ ra còn khá cao mà doanh thu đem lại không đáng kể. Năng lực quản lý chi phí của công ty chưa tốt, còn nhiều bất cập, chưa có biện pháp cụ thể để tối thiểu hoá chi phí kinh doanh. Chi phí sửa chữa các cơ sở kho, văn phòng bị xuống cấp còn lớn. Điều này làm cho việc mở rộng quy mô kinh doanh không đạt được hiệu quả như mong muốn.

+ Về nguồn lao động: Việc sử dụng lao động của công ty chưa hợp lý là do bộ máy cán bộ thiếu trình độ chuyên môn chuyên sâu vẫn còn tồn tại, kỹ năng giải quyết vấn đề và hòa nhập với môi trường làm việc quốc tế còn chưa cao. Công tác đào tạo và giám sát lao

động còn chưa chặt chẽ, không đánh giá đúng được trình độ chuyên môn của từng lao động dẫn đến việc sắp xếp bố trí không đúng nhiệm vụ, lĩnh vực chuyên môn, làm cho hiệu quả sử dụng lao động không cao.

+ Chưa có chính sách marketing, xúc tiến thương mại phù hợp. Công tác nghiên cứu và dự báo thị trường của công ty vẫn còn nhiều bất cập, chưa phản ánh được về nhu cầu sản phẩm của công ty, chưa có những chính sách phát triển sản phẩm một cách phù hợp.

Công ty chưa hiểu được tầm quan trọng của việc nghiên cứu thị trường nên chưa có mức đầu tư hợp lý. Các chính sách về bán hàng chưa có sự đặc biệt để thu hút khách hàng, dịch vụ chăm sóc khách hàng chưa thực sự tốt và đặc biệt là công ty còn phụ thuộc quá nhiều vào những khách hàng thân quen mà quên đi tìm nguồn khách hàng mới và tiềm năng.

- Nguyên nhân khách quan

+ Quá trình hội nhập của Việt Nam đem lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng có những thách thức, khó khăn. Trong giai đoạn này, công ty phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh vô cùng gay gắt, không chỉ phải đối mặt với các doanh nghiệp trong nước mà còn cả các doanh nghiệp nước ngoài.

+ Chính sách tiền tệ, tỷ giá, chính sách thuế có tác động không nhỏ đến tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Chế độ quản lý thuế, tỉ giá hối đoái, việc hoàn thuế chậm… của nước ta còn quá nhiều bất cập, thay đổi cơ chế liên tục khiến cho doanh nghiệp chưa kịp thích ứng, điều chỉnh chính sách này thì đã chuyển sang cơ chế, chính sách mới.

+ Thủ tục hành chính còn rườm rà, khuôn khổ, tốn khá nhiều thời gian chờ hoàn thành thủ tục, làm chậm tiến độ kinh doanh của doanh nghiệp, làm tăng chi phí hoạt động kinh doanh, và mất cơ hội kinh doanh của công ty.

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của CÔNG TY cổ PHẦN vải sợi MAY mặc MIỀN bắc (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w