Nguyên nhân của các tồn tại

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại NHTMCP á châu chi nhánh thăng long khoá luận tốt nghiệp 115 (Trang 87 - 91)

2015 -2017

2.3.3. Nguyên nhân của các tồn tại

Việc vẫn còn tồn tại một số hạn chế kể trên trong quá trình phát triển DVPTD tại ACB chi nhánh Thăng Long do nguyên nhân bắt nguồn từ thị trường, từ KH và từ chính

bản thân NH.

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, môi trường pháp lý cho hoạt động cung cấp dịch vụ vẫn còn chưa đồng bộ và kịp thời. Văn bản đã ban hành nhưng hướng dẫn thi hành luật ở một số lĩnh vực vẫn chưa thực sự rõ ràng và chưa được ban hành kịp thời, gây khó khăn cho NH và KH trong

việc áp dụng luận vào mối quan hệ kinh tế tài chính. Nhiều người dân, doanh nghiệp hoặc thậm chí các tổ chức kinh tế vẫn chưa thực sự tôn trọng pháp luật, luồn lách trái luật. Bên cạnh đó các cơ quan hành pháp trong nhiều trường hợp còn chưa công tư và tuân thủ đúng pháp luật, điều này cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng dịch vụ NH.

Thứ hai, cơ chế chính sách của nhà nước còn nhiều hạn chế. Một số chính sách ban hành còn mang nặng tính hành chính, thủ tục rườm rà, nhiều khi không theo kịp yêu

đổi mới nhanh chóng từng ngày của nền kinh tế, gây lãng phí, làm giảm tính chủ động sáng tạo của các NHTM. Việc chậm ban hành các quy chế hướng dẫn thực hiện luật, nghị định, chế độ thể lệ nghiệp vụ và dịch vụ cho các NHTM. Bên cạnh đó, kỹ thuật công nghệ, cơ chế quản lý của các trung tâm thanh toán bù trừ chưa đáp ứng được yêu cầu, đảm bảo được thời gian, tốc độ thanh toán còn chậm, không thuận lợi cho các NHTM.

Thứ ba, phải kể đến là điều kiện kinh tế - xã hội. Trong một số thời điểm, nền kinh tế, xã hội diễn biến xấu đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ NH. Tác động của thiên tai dịch bệnh đã ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế, dẫn đến sự gia tăng liên tục của giá hàng hóa, nguyên liệu đầu vảo sản xuất, kéo theo các mặt hàng tiêu dùng tăng giá nhanh, gây ảnh hưởng đến thu nhập của dân cư và các doanh nghiệp, qua đó gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NH.

Thứ bốn có thể nói là nguyên nhân chính, mà hầu hết bất cứ một NH nào khi cung cấp dịch vụ cũng gặp phải. Đó là khả năng nhận thức và tiếp cận, sử dụng dịch vụ NH của các chủ thể trong nền kinh tế còn hạn chế. Nhiều người dân, hộ gia đình hay kể cả những một số doanh nghiếp có quy mô nhỏ vẫn giữ thói quen sử dụng tiền mặt trong tiêu dùng và thanh toán, nhập hàng hóa, đóng thuế và chi trả lương công nhân viên bằng

tiền mặt. Đây là một trong những hạn chế lớn kìm mà nếu các NHTM không vượt qua và thay đổi được nó, sẽ là yếu tố kìm hãm sự phát triển DVPTD của NH.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Ngoài những nguyên nhân từ bên ngoài tác động ảnh hưởng đến sự phát triển của DVPTD của NH ACB - chi nhánh Thăng Long, bản thân NH cũng tốn tại những hạn chế nhất định. Cụ thể:

a. về năng lực tài chính.

Như đã phân tích ở chương 1, để có thể phát triển dịch vụ NH nói chung và DVPTD nói riêng, NH đòi hỏi phải có một khả năng nhất định về tài chính để có thể đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ hiện đại, phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Tuy nhiên, do là một chi nhánh trẻ, năng lực tài chính của ACB - chi nhánh Thăng Long

chưa thực sự vững mạnh, nguồn vốn đầu tư chưa thực sự tương xứng với yêu cầu công việc. Việc đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ phải tuần theo định hướng chung của toàn NH, chi nhánh chỉ được quyền tự quyết đầu tư cơ sở vật chất trong phạm vi nguồn

vốn được phê duyệt hàng năm. Do nguồn vốn được phân bổ hàng năm rất ít nên chưa đủ đảm bảo cho việc thay đổi công nghệ hiện đại hơn. Nhiều thiết bị như máy tính, máy

in, máy photocopy, máy scan đã lỗi thời và hỏng hóc tại các phòng giao dịch của chi nhánh, chưa có điều kiện đầu tư sửa chữa đổi mới, cũng là một cản trở để cán bộ nhân viên ACB khi trực tiếp cung cấp dịch vụ cho KH một cách chu đáo nhất.

b. về tổ chức quản trị điều hành thực hiện dịch vụ.

Công tác chỉ đạo điều hành đôi khi còn thiếu linh hoạt, tâm lý ngại rủi ro, thiếu sự tiên phong đi đầu trong việc triển khai các sản phẩm dịch vụ mới.

Ngoài ra, định hướng phát triển và chiến lược phát triển DVPTD nhiều khi còn mang tính tự phát. Các hoạt động của DVPTD của ACB có phát triển nhưng mang tính tự phát,

chưa xây dựng được một chiến lược phát triển tổng thể, nhất quán, dài hạn dựa trên cơ sở các thông tin thu được từ việc tổ chức, khảo sát, nghiên cứu nhu cầu của thị trường, chưa đánh giá được những thuận lợi và khó khăn của chi nhánh trong tương lai để đưa ra những chính sách phát triển phù hợp. Các nội dung trong chiến lược phát triển DVPTD thường được lồng ghép trong chiến lược phát triển chung của NH nên không đầy đủ và toàn diện.

c. về marketing, quảng cáo của NH.

Tồn tại của công tác quảng cáo, tiếp thị của NH ACB - chi nhánh Thăng Long là nội dung, hình thức quảng cáo còn đơn điệu, tính cập nhật và hiệu quả thông tin đến KH còn hạn chế. KH không biết hết, hiểu hết những nội dung, tiện ích của sản phẩm dịch vụ NH do đó có những sản phẩm KH hầu như không được triển khai và hoặc có doanh số hoạt động rất khiêm tốn.

Các hình thức marketing, quảng cáo thương hiệu mà ACB - chi nhánh Thăng Long thực hiện chưa phủ rộng được trên địa bàn các huyện ngoại thành, do đó hình ảnh ACB vẫn còn chưa gây được ấn tượng với các KH mới, ngoài khu vục nội thành truyền thống

d. Về chất lượng nguồn nhân lực.

ACB Thăng Long vẫn tồn tại một nhược điểm đó là năng lực, trình độ nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu. Một số bộ phận cán bộ nhân viên của chi nhánh còn chưa cập nhật thường xuyên kiến thức mới về thị trường, nhiều khi làm việc còn mang tính kinh nghiệm của cơ chế cũ. Bên cạnh đó, việc ứng dụng ngoại ngữ vào công việc còn nhiều hạn chế và chậm trễ.

e. về cơ sở vật chất, môi trường giao dịch.

Việc bố trí mạng lưới hoạt động của NH ACB chi nhánh Thăng Long chưa thực sự hợp lý. Địa điểm đặt một số phòng giao dịch của ACB chi nhánh Thăng Long còn chưa thuận tiện cho khách hàn giao dịch, đây là một hạn chế rất lớn trong việc thu hút KH đến giao dịch dựa vào sự phổ biến và thuận tiện.

Mặt khác, cán bộ nhân viên ACB - chi nhánh Thăng Long đã tích cực đi khảo sát thị

trường tìm kiếm nhu cầu KH, tuy nhiên phạm vi khảo sát còn hạn chế, hoặc đã đi khảo sát khu vực ngoại thành, xa trung tâm nhưng việc phát triển KH ở khu vực khảo sát còn chưa được thực hiện triệt để và hiệu quả.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Dù là một chi nhánh còn khá non trẻ nhưng tập thể ban lãnh đọa và đội ngũ nhân viên của ACB - chi nhánh Thăng Long đã rất cố gắng từng bước phát triển hoạt động kinh doanh DVPTD của chi nhánh.

Ở chương 2 này của khóa luận, tác giả đã phân tích thực trạng phát triển DVPTD của ACB - chi nhánh Thăng Long. Từ đó thấy được bức tranh toàn cảnh về tình tình hoạt động DVPTD của chi nhánh. Tác giả cũng đã đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại khiến hiệu quả việc phát triển DVPTD tại chi nhánh Thăng Long chưa thực sự nổi bật. Đây là cơ sở cho việc đưa ra giải pháp và kiến nghị phát triển

DVPTD tại NH TMCP Á Châu - chi nhánh Thăng Long ở chương 3 dưới đây.

Trong thời gian tới, với những kinh nghiệm đã tích lũy được trong thời gian qua cũng những định hướng phát triển mới, toàn diện hơn sẽ giúp ACB - chi nhánh Thăng Long nâng cao hơn nữa chất lượng DVPTD của chi nhánh.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU - CHI NHÁNH THĂNG LONG

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại NHTMCP á châu chi nhánh thăng long khoá luận tốt nghiệp 115 (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w