Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NH indovina chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 139 (Trang 27)

Nguồn vốn huy động của IVB Hà Nội chủ yếu bao gồm tiền gửi và tiền vay từ các tổ chức tín dụng khác. Trong cơ cấu nguồn vốn thì tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ lệ khá cao do các khách hàng đến mở tài khoản tại IVB chủ yếu để phục vụ nhu cầu thanh toán, mặt khác lại bị hạn chế trong việc huy động nguồn tiền nhàn rỗi trong cư dân. Trong hoàn cảnh chưa có điều kiện thuận lợi về mạng lưới hoạt động như phần lớn các ngân hàng Việt Nam để huy động vốn và ngày càng có nhiều các hình thức đầu tư khác thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư nhưng IVB Hà Nội đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp tích cực và hiệu quả để thu hút khách hàng và đạt được những kết quả cụ thể như sau:

Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn của IVB Hà Nội giai đoạn 2010 - 2012

Đơn vị: nghìn USD

Tình hình huy động vốn của IVB Hà Nội giai đoạn 2010 - 2012

450000 400000 350000 300000 250000 200000 150000 100000 50000 0 413320.2 2010 2011 2012

(Nguồn: Báo cáo Kết quả kinh doanh của IVB Hà Nội từ năm 2010 - 2012) Biểu đồ 2.1 cho thấy: Tổng vốn huy động của IVB Hà Nội có sự tăng trưởng qua 3 năm. Năm 2010 là một năm đầy biến động của thị trường tiền tệ trong nước với cuộc chạy đua lãi suất của các ngân hàng, đẩy lãi suất huy động lên cao khiến cho một lượng vốn lớn chảy vào ngân hàng, vốn huy động đạt 342545,5 nghìn 27

Sinh viên: Nguyên Thị Lương Lớp: TTQTD - K12 Khóa luận tốt nghiệp 26 Học viện ngân hàng

USD. Đến năm 2011, với chính sách thắt chặt tiền tệ, quy định về lãi suất trần huy động tiền gửi là 14% cho các NHTM, làm cho tốc độ tăng tổng vốn huy động của IVB Hà Nội chậm lại, chỉ tăng 10% so với năm 2010. Đầu năm 2012, NHNN đã có những điều chỉnh đầu tiên khi đưa trần lãi suất huy động từ 14% về 13%. Thời gian sau đó, NHNN đã liên tiếp đưa trần lãi suất giảm nhanh còn 8% vào cuối tháng 12/2012 trong điều kiện rất nhiều ngân hàng bắt đầu có dấu hiệu dư thừa thanh khoản, hiện tượng chạy đua, phá rào lãi suất đã gần như chấm dứt. Trần lãi suất huy động trên 12 tháng cũng được dỡ bỏ để các ngân hàng tự thỏa thuận. Điều này khiến tổng vốn huy động tăng lên 413320,2 nghìn USD nhưng tốc độ tăng đã giảm xuống còn 9,69% so với năm 2011.

Dưới đây là bảng cơ cấu huy động vốn của IVB Hà Nội giai đoạn 2010 - 2012:

Bảng 2.1. Cơ cấu huy động vốn của IVB Hà Nội từ năm 2010 - 2012

Giá trị tổng dư nợ Tốc độ tăng trưởng (%)

2010 298581.3 -

2011 339397.5 13.67

2012 381924.1 12.53

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của IVB Hà Nội từ năm 2010 - 2012) Khóa luận tốt nghiệp 27 Học viện ngân hàng

Bảng 2.1 cho thấy: Nguồn vốn huy động của IVB Hà Nội chủ yếu được hình thành từ tiền gửi của khách hàng nhưng với tỷ trọng giảm dần so với những năm trước, đến năm 2010 còn 60,63%. Đến năm 2011, nguồn vốn huy động từ tiền gửi khách hàng tiếp tục giảm xuống còn 55,00% rồi tăng nhẹ lên 58,77% vào năm 2012 trong tổng số vốn huy động của ngân hàng. Có thể nói trong cuộc chạy đua về lãi suất của các NHTM trong năm 2010, IVB Hà Nội trở nên kém hấp dẫn hơn đối với các cá nhân gửi tiền. Sang đến năm 2011, tuy đã có trần lãi suất huy động nhưng do hiệu quả của chính sách chưa cao nên cuộc chạy đua lãi suất huy động ngầm vẫn chưa chấm dứt hẳn, do đó tỷ trọng tiền gửi khách hàng gửi vào IVB Hà Nội tiếp tục giảm. Để đáp ứng khả năng thanh khoản, IVB Hà Nội buộc phải huy động vốn từ các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng. Điều đó lý giải tại sao tỷ trọng của nguồn vốn vay từ các TCTD khác có xu hướng tăng lên trong năm 2011. Đến năm 2012, lượng tiền gửi của khách hàng vào IVB Hà Nội đã có dấu hiệu tăng trở lại. Nguyên nhân là do tiền gửi tiết kiệm được xem là kênh đầu tư hiệu quả nhất trong bối cảnh thị trường chứng khoán sụt giảm, bất động sản đóng băng, ngoại tệ ít biến động còn thị trường vàng thì bị siết chặt do NHNN mạnh tay quản lý. Phát hành chứng chỉ tiền gửi và giấy tờ có giá ít được sử dụng vì chi phí phát hành cao.

2.2.2. Tinh hình hoạt động tín dụng

Bên cạnh công tác huy động vốn, IVB Hà Nội cũng luôn chú trọng đến hoạt động sử dụng vốn cũng như chất lượng tín dụng.

Bảng 2.2: Tổng dư nợ của IVB Hà Nội từ năm 2010 - 2012

(Nguồn: Báo cáo Kết quả kinh doanh của IVB Hà Nội từ năm 2010 - 2012)

Khóa luận tốt nghiệp 28 Học viện ngân hàng

Bảng 2.2 cho thấy: giá trị tổng dư nợ của IVB Hà Nội tăng đều trong giai đoạn 2010 - 2012 nhưng tốc độ tăng trưởng không ổn định. Năm 2010, giá trị tổng dư nợ đạt 298581,3 nghìn USD và tăng lên 339397,5 nghìn USD năm 2011, tương đương tăng 13,67% so với năm 2010, tuy nhiên tốc độ tăng không cao, đây cũng là năm hoạt động tín dụng của IVB Hà Nội phát triển mạnh mẽ nhất trong giai đoạn 3 năm. Nguyên nhân là do từ năm 2010 - 2011, lãi suất cho vay luôn ở mức cao, các doanh nghiệp khó tiếp cận với nguồn vốn vay từ ngân hàng. Trong khi đó, chính sách lãi suất trần huy động của NHNN đưa ra vào đầu năm 2011 thì đến thời điểm cuối năm mới bước đầu làm giảm lãi suất cho vay khiến cho tốc độ tăng dư nợ bị chậm lại. Đến năm 2012, mặc dù phổ lãi suất đã giảm và “dễ chịu” hơn nhưng các doanh nghiệp cho biết chưa thể tiếp cận được vốn, do đó tốc độ tăng tổng dư nợ của năm 2012 giảm so với năm 2011, chỉ tăng 12,53% so với năm 2011 mặc dù tổng dư nợ vẫn tăng.

Hoạt động tín dụng của IVB Hà Nội trong giai đoạn 2010 - 2012 có sự tăng trưởng khá, nhưng chưa đạt đến một sự mở rộng mạnh mẽ. Trong thành phần của tổng dư nợ, chiếm một tỷ trọng lớn là cho vay ngắn hạn, chiếm trên dưới 50%, theo sau là cho vay dài hạn với tỷ trọng khoảng từ 33% đến 41% và chiếm ít nhất là cho vay trung hạn. Tỷ trọng chi tiết qua các năm được thể hiện ở biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu dư nợ theo thời gian của IVB Hà Nội giai đoạn 2010-2012

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chuyển tiền 78381.2 103816.2 97373.2

Nhờ thu 1591.45 2132.54 5094.32

LC 162812.64 224681.45 215478.84

Tổng 242785.29 330630.19 317946.36

Khóa luận tốt nghiệp 29 Học viện ngân hàng

Nếu phân theo loại hình doanh nghiệp thì cơ cấu dư nợ của IVB như sau:

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu dư nợ theo loại hình doanh nghiệp của IVB HN giai đoạn 2010-2012 Đơn vị: % 100% 90% 80% 70% 60% 22.5 50% 40% 30% 20% 10% 0% 36 2010 2011 2012 ■DN nhà nước ■LD và DN có VĐTNN ■DN tư nhân ■Khác 4.3 4.1 36.1 21.6

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh của IVB HN từ năm 2010- 2012)

Cơ cấu cho vay của IVB HN có những thay đổi nhỏ trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012, dẫn đầu vẫn là cho vay Doanh nghiệp tư nhân, tiếp theo là cho vay Doanh nghiệp nhà nước và liên doanh và Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên tỷ trọng giữa 3 nhóm đối tượng này có sự chênh lệch không nhiều nên có thể nói là IVB Hà Nội cho vay khá đồng đều các loại hình doanh nghiệp. Do đó, có thể nói IVB Hà Nội đang đáp ứng ngày càng tốt hơn cho nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp để phát triển kinh tế đất nước.

2.2.3. Tình hình hoạt động TTQT

Là ngân hàng liên doanh, IVB có một mạng lưới ngân hàng đại lý rộng lớn ở nhiều nước trên thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động TTQT. Vì vậy ngay từ những năm đầu, hoạt động này đã từng bước phát triển và trở thành hoạt động có rủi ro thấp nhưng mang lại thu nhập lớn cho ngân hàng. Tham gia mạng SWIFT từ năm 1995, hoạt động TTQT càng thêm thuận tiện, đáp ứng được yêu cầu thanh toán

Sinh viên: Nguyên Thị Lương Lớp: TTQTD - K12 Khóa luận tôt nghiệp 30 Học viện ngân hàng

kịp thời - chính xác của tất cả các khách hàng. Hiện nay, IVB Hà Nội đang thực hiện ba nghiệp vụ chính là chuyển tiền, nhờ thu, TDCT.

Tuy nhiên, 3 năm gần đây, do ảnh hưởng không tốt của tình hình kinh tế, hoạt động thanh toán TDCT phát triển không được ổn định. Những nỗ lực tiếp thị có hiệu quả đã giúp cho IVB Hà Nội củng cố và phát triển nền tảng khách hàng. Với các dịch vụ ngân hàng vốn có đã được đánh giá cao cộng với sự tích cực và năng động trong kinh doanh ngoại hối, IVB được đánh giá là khá thành công trong việc đẩy mạnh hoạt động TTQT trong những năm vừa qua.

Bảng 2.3: Doanh số của dịch vụ TTQT của IVB Hà Nội

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng thu nhập 21097.70 34718.53 26678.22 Tổng chi phí 15941.36 26614.72 21828.54 Tổng lợi nhuận trước thuế 5156.34 8103.81 4849.68

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh của IVB Hà Nội từ năm 2010 - 2012)

Quá trình hoạt động của chi nhánh từ năm 2010 đến năm 2012 trải qua nhiều biến động của môi trường kinh doanh nhưng đã đạt được những thành quả lớn, doanh số TTQT có xu hướng tăng trong giai đoạn 2010 - 2012 mặc dù kết quả năm 2012 không tốt như năm 2011. Kết quả này đã giúp cho hoạt động của IVB Hà Nội trụ vững trước những khó khăn của nền kinh tế nói chung và của các NHTM Việt Nam nói riêng.

2.2.4. Ket quả hoạt động tài chính

Trong 3 năm vừa qua, mặc dù điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng với nỗ lực có hiệu quả, IVB Hà Nội đã đạt được những kết quả như sau:

Khóa luận tốt nghiệp 31 Học viện ngân hàng

Bảng 2.4: Kết quả tài chính của IVB Hà Nội từ năm 2010 - 2012

(Nguồn: Báo cáo tài chính của IVB Hà Nội từ năm 2010 - 2012) Bảng 2.4 cho thấy: Năm 2010, lợi nhuận trước thuế của IVB Hà Nội đạt 5156,34 nghìn USD và tăng lên trong năm 2011 (tăng 57,16% so với năm 2010) nhưng đến năm 2012 đã bị giảm xuống, thấp hơn cả năm 2010 do vẫn phải hứng chịu hậu quả của khủng hoảng kinh tế.

2.3. Thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thứctín dụng chứng từ của IVB chi nhánh Hà Nội tín dụng chứng từ của IVB chi nhánh Hà Nội

2.3.1. Văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ

Nhận thức được tầm quan trọng cũng như vai trò của hoạt động thanh toán TDCT đối với lĩnh vực thương mại quốc tế cùng với sự phức tạp của hoạt động này, ngoài việc sử dụng luật và một số thông lệ quốc tế, nước ta đã ban hành rất nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh chi tiết hoạt động thanh toán này. Có thể đưa ra một số những văn bản pháp luật chủ yếu hiện hành như sau:

- Quyết định số 711/2001/QĐ - NHNN ngày 25/1/2001 về việc ban hành quy chế mở thư tín dụng trả chậm.

- Quyết định số 1223/2001/QĐ - NHNN ngày 26/09/2001 về việc sửa đổi Điều 15 Quy chế mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm ban hành kèm theo Quyết định số 711/2001/QĐ - NHNN ngày 25/1/2001.

- Nghị định số 64/2001/NĐ - CP ngày 20/9/2001 về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012

L/C nhập Bộ 178 220 237

Khóa luận tốt nghiệp 32 Học viện ngân hàng

- Quyết định số 226/2002/QĐ - NHNN ngày 26/03/2002 về việc ban hành quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

- Quyết định số 1092/2002/QĐ - NHNN ngày 08/10/2002 của Thống đốc NHNN áp dụng cho giao dịch thanh toán bằng thư tín dụng trong nước.

- Quyết định số 1325/2004/QĐ - NHNN ngày 15/10/2004 về việc ban hành Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng.

- Một số yêu cầu khi mở L/C trả ngay được quy định tại công văn 405/NHNN - QLNH ngày 23/1/2006 của Vụ quản lý ngoại hối của NHNN.

- Quyết định 63/2006/QĐ - NHNN ngày 29/12/2006 về việc ban hành Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng của tổ chức tín dụng.

- Luật các công cụ chuyển nhượng 49/2005/QH11 ngày 19/11/2005 quy định về hoạt động ngoại hối.

- Nghị định 160/2006/NĐ - CP ngày 28/12/2006 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối.

2.3.2. Thực trạng phát triển hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng Indovina chi nhánh Hà Nội

Việc đánh giá sự phát triển của phương thức thanh toán TDCT tại một ngân hàng phải là sự kết hợp của nhiều chỉ tiêu như: các chỉ tiêu doanh số, lợi nhuận, chất lượng thanh toán, hệ thống ngân hàng đại lý, việc áp dụng khoa học công nghệ vào xử lý nghiệp vụ,... Dưới đây là một số chỉ tiêu đánh giá được tình hình phát triển hoạt động thanh toán TDCT của IVB Hà Nội:

2.3.2.1. Doanh số thanh toán TDCT

Phương thức thanh toán TDCT là phương thức phổ biến nhất trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Điều đó cho thấy sự hợp lý khi mà TDCT là phương thức chiếm tỷ trọng cao nhất trong hoạt động TTQT của IVB Hà Nội (trên 67%), tuy nhiên hoạt động thanh toán L/C trong 3 năm gần đây của chi nhánh Hà Nội không ổn định. Từ năm 2010 đến năm 2011, cả số bộ chứng từ lẫn doanh số thanh toán của phương thức TDCT đều có sự tăng mạnh, nhưng đến năm 2012, hai

Khóa luận tôt nghiệp 33 Học viện ngân hàng

chỉ tiêu này lại chứng kiến một sự giảm nhẹ so với năm 2011, cụ thể về số bộ hồ sơ giảm 5 bộ và doanh số thanh toán giảm 9,2 triệu USD.

Bảng 2.5. Doanh số và số bộ hồ sơ thanh toán bằng L/C của IVB Hà Nội giai đoạn 2010- 2012

L/C xuất ...97... ...126... ...104... L/C nhập Nghìn

USD

88457.09 129532 108574.94 L/C xuất ....74355.55... ...95149.45... ...106903.9...

(Nguồn: Báo cáo của Phòng TTQT của IVB HN từ năm 2010- 2012) Bảng 2.5 cho thấy: Doanh số và số bộ hồ sơ thanh toán bằng L/C của IVB Hà Nội từ năm 2010 - 2012 tăng trưởng không ổn định. Năm 2010, doanh số thanh toán TDCT không cao, chỉ đạt 162812,64 nghìn USD. Trong đó, thanh toán L/C xuất đạt 74355.55 nghìn USD, còn thanh toán L/C nhập đạt 88457.09 nghìn USD. Doanh số thanh toán L/C còn ở mức thấp là do nền kinh tế thế giới vừa trải qua cuộc khủng hoảng cuối năm 2008 đầu năm 2009, các doanh nghiệp bị đình trệ sản xuất, hoạt động xuất nhập khẩu cũng gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác cũng là một trở ngại lớn với IVB Hà Nội. Sang năm 2011, nền kinh tế đang dần dần được phục hồi và đạt được những kết quả đáng kể, hoạt động thanh toán TDCT của ngân hàng cũng đạt được những thành công nhất định, doanh số thanh toán TDCT tăng 38% lên 224681,45 nghìn USD. Trong đó, thanh toán L/C hàng nhập tăng 46,4%, còn thanh toán L/C hàng xuất tăng 28%, điều này làm cho cơ cấu thanh toán XNK có sự chênh lệch khá lớn, có sự mất cân đối trong cơ cấu thanh toán L/C khi mà doanh số L/C xuất luôn thấp hơn doanh số L/C nhập. Tuy nhiên, sự mất cân đối này dần được cải thiện trong năm 2012 khi mà doanh số thanh toán L/C nhập giảm 20957,06 nghìn USD (tương đương 16%) so với năm 2011 trong khi doanh số thanh toán L/C xuất tăng lên (12,4%) nhưng

Giá trị (Nghìn USD) Số món

2010 88450.1 175

20Ũ 129120.2 209

2012 108751.8 230

Khóa luận tốt nghiệp 34 Học viện ngân hàng

tốc độ tăng ít hơn khiến doanh số thanh toán bằng L/C đã bị giảm xuống so với năm 2011, chỉ đạt 215478,84 nghìn USD. Điều này có thể được lý giải là năm 2012, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn làm giảm nhu cầu nhập khẩu các doanh nghiệp, kéo theo kim ngạch thanh toán L/C của ngân hàng giảm sút.

Biểu đồ 2.4: Doanh số thanh toán TDCT của IVB Hà Nội từ năm 2010 - 2012

Đơn vị: Nghìn USD

■L/C nhập ■L/C xuất

(Nguồn: Báo cáo của Phòng TTQTIVB Hà Nội) Biểu đồ 2.4 cho thấy: Doanh số thanh toán L/C xuất luôn thấp hơn L/C nhập

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NH indovina chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 139 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w