3.2.1.1. Tạo lập môi trường pháp lý đầy đủ, hoàn thiện cho hoạt động thanh toán quốc tế nói chung trong đó có hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ
Chính phủ cần sớm ban hành những văn bản pháp quy điều chỉnh hoạt động TTQT phù hợp với thông lệ quốc tế và đặc điểm Việt Nam. Thực tế ở nước ta hiện nay các văn bản điều chỉnh hoạt động thanh toán theo phương thức TDCT cũng chưa có. Khi tham gia vào các hoạt động thanh toán theo phương thức này các ngân hàng thương mại hoàn toàn chỉ căn cứ vào văn bản có tính chất quy phạm tùy ý là UCP 600 do ICC ban hành. Trong khi đó các nước khỏc đó các văn bản cụ thể về nghiệp vụ thanh toán này phù hợp với điều kiện riêng từng nước. Chính điều này đã ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng thanh toán TDCT của các chủ thể phía Việt Nam, đặc biệt khi có tranh chấp xảy ra phía Việt Nam luôn bị lúng túng trong việc kiện tụng, xử lý kiện tụng.
Hệ thống văn bản pháp lý này nên được ban hành theo hướng xuất phát từ tình hình thực tiễn Việt Nam song vẫn phải phù hợp với thông lệ quốc tế. Muốn vậy, ngoài sự quan tâm, chỉ đạo từ phía Nhà nước thì cần có sự tham gia tích cực, phối hợp đồng bộ của các Bộ, Ban ngành liên quan: Bộ Công thương, NHNN, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế,... trong việc ban hành và thực thi pháp luật.
3.2.1.2. Hoàn thiện và duy trì sự ổn định đối với các chính sách thương mại
Chính sách thương mại có tác động trực tiếp tới công tác XNK của các doanh nghiệp. Chính sách thương mại thường xuyên thay đổi sẽ làm cho kế hoạch sản xuất kinh doanh thay đổi, từ đó ảnh hưởng đến công tác xuất nhập khẩu của doanh nghiệp và hoạt động thanh toán của ngân hàng.
Khóa luận tốt nghiệp 61 Học viện ngân hàng
Thực vậy, khi nền kinh tế phát triển ổn định, lạm phát được kiềm chế, giá trị đồng nội tệ và lãi suất ổn định ở mức thấp thì các doanh nghiệp sẽ yên tâm hơn đầu tư vào sản xuất, tăng cường xuất nhập khẩu hàng hóa, có như vậy hoạt động thanh toán TDCT mới phát triển và tăng được khối lượng giao dịch.
Vì vậy, ổn định các chính sách thương mại là một giải pháp lâu dài giúp cho hoạt động thương mại quốc tế và hoạt động thanh toán TDCT phát triển bền vững.
3.2.1.3. Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế của quốc gia
Cán cân thanh toán của một quốc gia phản ánh trung thực các khoản thu chi ngoại tệ của quốc gia đó với nước ngoài trong một thời gian nhất định. Việc mất cân đối trong TTQT sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động TTQT qua việc tác động trực tiếp lên tỷ giá hối đoái và và dự trữ ngoại tệ của quốc gia. Ở nước ta hiện nay, việc mất cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu làm cán cân TTQT thâm hụt gây khó khăn cho hoạt động mua bán ngoại tệ đáp ứng nhu cầu thanh toán L/C của khách hàng. Vì vậy, trong thời gian tới, Việt Nam cần tập trung các giải pháp:
Thứ nhất, tăng cường công tác đối ngoại, duy trì hoạt động thương mại với các thị trường truyền thống như: Mỹ, châu Âu, các nước Asean, Trung Quốc,... đồng thời phát triển quan hệ kinh tế với các đối tác mới bằng việc ký kết các hiệp định song phương kết hợp với đa phương.
Thứ hai, khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn các lợi thế quốc gia về nguồn tài nguyên, đất đai, con người,. để giảm giá thành các mặt hàng XK, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên trường quốc tế từ đó nâng kim ngạch XK hàng năm của nước ta, cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam theo hướng hạn chế nhập siêu cao.
Thứ ba, có chính sách hợp lý cho các doanh nghiệp XK như đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường XK các mặt hàng đã qua chế biến để tạo ra giá trị gia tăng.
Thứ tư, Chính phủ cần có chính sách khuyến khích hàng XK thông qua các công cụ quản lý vĩ mô như giảm thuế XK, trợ giá,. các chính sách hỗ trợ thủ tục
Khóa luận tốt nghiệp 62 Học viện ngân hàng
xuất khẩu,... bên cạnh đó cần có chính sách hạn chế NK với những mặt hàng trong nước có khả năng sản xuất được, chỉ cho phép NK máy móc, công nghệ, các nguyên vật liệu hỗ trợ sản xuất.
Thứ năm, cần có chính sách tỷ giá linh hoạt, chính sách ngoại hối phù hợp để vừa khuyến khích XK, hạn chế NK nhưng vẫn đảm bảo ổn định của nền kinh tế và tạo động lực phát triển lâu dài.
Cuối cùng, đẩy mạnh thu hút nguồn vốn từ nước ngoài như kêu gọi đầu tư trực tiếp và gián tiếp, các biện pháp thu hút ngoại tệ là việc phải quản lý chặt chẽ, hợp lý nguồn vốn này sao cho nó phát huy hiệu quả tối đa.