- Củng cố nâng cao trình độ ngoại thương và TTQT, nhất là thanh toán TDCT cho cán bộ làm công tác xuất nhập khẩu. Doanh nghiệp cần bố trí cán bộ thông thạo nghiệp vụ ngoại thương, trình độ pháp lý trong thương mại quốc tế làm công tác xuất nhập khẩu. Chủ động nắm bắt thời cơ, thận trọng trong đàm phán ký kết hợp đồng, sao cho hợp đồng phải cụ thể, chính xác, rõ ràng, đầy đủ các điều khoản, nêu rõ quyền lợi, nghĩa vụ của các bên, phạm vi và đối tượng xử lý khi có tranh chấp xảy ra. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn về xuất nhập khẩu và TTQT do các trường đại học, các NHTM tổ chức.
- Doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ thị trường để lựa chọn đúng bạn hàng. Trong xu thế mở rộng giao lưu, buôn bán với nước ngoài, doanh nghiệp không thể chỉ bó hẹp trong phạm vi mối quan hệ với bạn hàng truyền thống mà phải mở rộng mối quan hệ với bên ngoài. Tự bản thân doanh nghiệp không thể nắm vững tình hình tài chính cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của đối tác, thậm chí nhiều khi hợp đồng được ký kết thông qua các hoạt động quảng cáo hoặc do khách hàng giới thiều nên dễ xảy ra rủi ro. Doanh nghiệp có thể thông qua Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam, Trung tâm Thông tin Tín dụng thuộc NHNN, các ngân hàng phục vụ mình, các tổ chức Việt Nam ở nước ngoài để nắm bắt thông tin, tìm hiểu đối tác.
- Bản thân doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải tạo dựng cho mình các mối quan hệ với bạn hàng để có những đối tác tin tưởng trong kinh doanh. Đây là điều hết sức cần thiết nhằm hạn chế rủi ro thường gặp trong thương mại quốc tế cho doanh nghiệp cũng như cho ngân hàng thanh toán.
- Trung thực trong các mối quan hệ làm ăn, tranh thủ sự tư vấn của ngân hàng. Trong quan hệ với đối tác nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam cần tuân thủ theo đúng các thông lệ quốc tế, không nên vì mối quan hệ trước mắt mà đánh mất uy tín của bản thân doanh nghiệp và của ngân hàng Việt Nam.
Khóa luận tốt nghiệp 77 Học viện ngân hàng
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở đưa ra những lý luận liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu tại chương 1, phân tích thực trạng phát triển hoạt động TTQT theo phương thức TDCT cũng như những tồn tại của nó ở chương 2. Ở chương 3 khóa luận đã đề ra một số giải pháp cơ bản đồng thời cũng đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN, với ngân hàng Indovina và với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu để phát triển hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại ngân hàng Indovina chi nhánh Hà Nội.
Khóa luận tốt nghiệp 78 Học viện ngân hàng
KẾT LUẬN
Ta có thể khẳng định phương thức thanh toán TDCT có vai trò rất quan trọng trong thanh toán xuất nhập khẩu. Đây là phương thức thanh toán đen lại nguồn thu nhập lớn cho các ngân hàng thương mại, nó không chỉ là một dịch vụ thanh toán thuần túy mà còn là khâu thanh toán không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh doanh, bổ sung và hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động thanh toán theo phương thức TDCT nhiều lúc vẫn còn chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn phát triển đa dạng của thương mại quốc tế, làm hạn chế hoạt động xuất nhập khẩu, ảnh hưởng đến lợi ích của cả ngân hàng, doanh nghiệp và quốc gia. Bởi vậy, các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng Indovina Hà Nội nói riêng luôn nỗ lực tìm các biện pháp hiệu quả để hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh toán theo phương thức TDCT.
Nhận thức được điều này, với mục đích góp phần phát triển hoạt động thanh toán theo phương thức TDCT, khóa luận đã trình bày lý luận tổng quan về phương thức thanh toán TDCT. Và cũng xuất phát từ thực tiễn thu nhận được trong quá trình thực tập tại ngân hàng Indovina Hà Nội, khóa luận đã tổng kết và đánh giá thực trạng của hoạt động thanh toán theo phương thức TDCT tại ngân hàng Indovina Hà Nội trong những năm gần đây, đồng thời đưa ra một số giải pháp và kiến nghị cần thiết.
Mặc dù đã nỗ lực cố gắng nhưng do kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế của cá nhân chưa sâu sắc, thời gian nghiên cứu và thực tập còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo và các anh chị phòng TTQT của IVB Hà Nội để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn đến cô giáo hướng dẫn, Th.S Nguyễn Tường Vân cùng các anh chị trong phòng TTQT của IVB Hà Nội đã tận tình chỉ dạy và hướng dẫn trong quá trình nghiên cứu và thực tập để em có thể hoàn thành tốt khóa luận này.
Khóa luận tốt nghiệp 79 Học viện ngân hàng
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt
1. GS.TS Nguyễn Văn Tiến: Giáo trình Thanh toán quốc tế và Tài trợ ngoại thương, NXB Thống kê, Hà Nội, năm 2011.
2. GS.TS Nguyễn Văn Tiến: Cẩm nang thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương, NXB Thống kê, Hà Nội, năm 2012.
3. GS.TS Nguyễn Văn Tiến: Hỏi - Đáp thanh toán quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội, năm 2010.
4. TS. Nguyễn Thị Hồng Hải, Hạn chế rủi ro thanh toán quốc tế đối với ngân hàng thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ, Học viện Ngân hàng, Hà Nội, năm 2008.
5. GS.TS. Lê Văn Tư, Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội, năm 2005.
6. PGS.TS. Đinh Xuân Trình, Cẩm nang sử dụng thư tín dụng - L/C - Tuân thủ UCP 600 và ISBP 681, ICC, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2007. 7. PGS.TS. Vũ Hữu Tửu, Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, NXB Thống kê,
Hà Nội, năm 2003.
8. Luật các tổ chức tín dụng V iệt N am 2010. 9. Luật Ngân hàng
10. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Indovina chi nhánh Hà Nội từ năm 2010 - 2012.
11. Báo cáo hoạt động TTQT của Ngân hàng Indovina chi nhánh Hà Nội từ năm 2010 - 2012.
Khóa luận tốt nghiệp 80 Học viện ngân hàng
II. Tài liệu tiếng nước ngoài
1. ICC (International Chamber of Commerce - Phòng thương mại quốc tế) (2000), Incoterms 2010 (International Commercial Terms - Điều kiện thương mại quốc tế).
2. ICC (2007), ISBP 681 (International Standard Banking Practice No.681 - Tập quán ngân hàng tiêu chuấn quốc tế số 681)
3. ICC (2007), UCP 600 (The Uniform and Practice for Documentary Credits No.600 - Quy tắc và thực hành thống nhất về TDCT số 600)
4. ICC (1995), URC 522 (The Uniform Rules for Collections No.522 - Quy tắc thống nhất về nghiệp vụ nhờ thu số 522).
III. Tài liệu tham khảo khác 1. Thời báo Kinh tế
2. Thời báo Ngân hàng 3. Thời báo Tài chính
4. Tạp chí Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 5. Tạp chí Kinh tế đối ngoại
6. Website ngân hàng Indovina: http://www.indovinabank.com.vn
Khóa luận tốt nghiệp 81 Học viện ngân hàng
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em, với sự hướng dẫn của cô giáo Th.S Nguyễn Tường Vân. Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.
Sinh viên
Nguyễn Thị Lương
Tên Trang Sơ đồ 1.1 Trình tự nghiệp vụ thanh toán L/C 6 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của IVB Hà Nội 24 Bảng 2.1 Cơ cấu huy động vốn của IVB Hà Nội 26 Bảng 2.2 Tổng dư nợ của IVB Hà Nội từ năm 2010 - 2012 27 Bảng 2.3 Doanh số của dịch vụ TTQT của IVB Hà Nội 30 Bảng 2.4 Kết quả tài chính của IVB Hà Nội từ năm 2010 - 2012 31 Bảng 2.5 Doanh số và số bộ hồ sơ thanh toán bằng L/C 33 Bảng 2.6 Doanh số phát hành L/C của IVB Hà Nội 35 Bảng 2.7 Doanh số thanh toán L/C nhập của IVB Hà Nội 36 Bảng 2.8 Doanh số thông báo L/C của IVB Hà Nội 39 Bảng 2.9 Kết quả lợi nhuận thanh toán L/C của IVB Hà Nội 42
Khóa luận tốt nghiệp 82 Học viện ngân hàng
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Học viện Ngân hàng đã tận tình dạy dỗ và tạo điều kiện cho em học tập tốt trong suốt quá trình ngồi trên ghế giảng đường.
Và em cũng xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.S Nguyễn Tường Vân đã giúp đỡ và hướng dẫn em tận tình trong suốt thời gian viết khóa luận, tạo cho em nhiều tiền đề, những kiến thức để tiếp cận vấn đề, phân tích và giải quyết vấn đề. Nhờ đó mà em hoàn thành khóa luận của mình tốt hơn.
Em cũng xin cảm ơn các cô, chú, anh, chị trong Ngân hàng Indovina chi nhánh Hà Nội đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại cơ sở, cho em hiểu biết thêm kiến thức thực tế về ngân hàng, đặc biệt là nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ.
Em xin chân thành cảm ơn!
Khóa luận tốt nghiệp 83 Học viện ngân hàng
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu dư nợ theo thời gian của IVB Hà Nội 28 Biểu đồ 2.3 Cơ cấu dư nợ theo loại hình doanh nghiệp của IVB Hà
Nội
29 Biểu đồ 2.4 Doanh số thanh toán TDCT của IVB Hà Nội 34 Biểu đồ 2.5 Tỷ trọng thanh toán L/C nhập khẩu của IVB Hà Nội 37 Biểu đồ 2.6 Doanh số thanh toán L/C xuất của IVB Hà Nội 40 Biểu đồ 2.7 Tỷ trọng thanh toán L/C xuất khẩu của IVB Hà Nội 41 Biểu đồ 2.8 Thị phần thanh toán TDCT của IVB Hà Nội 43
Tổ chức thương mại thế giới
NHTM Ngân hàng thương mại
TDCT Tổ chức tín dụng
TTQT Thanh toán quốc tế
IVB Ngân hàng Indovina
LC Thư tín dụng
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHPH Ngân hàng phát hành
NHđCĐ Ngân hàng được chỉ định
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
Khóa luận tốt nghiệp 84 Học viện ngân hàng
Khóa luận tôt nghiệp 85 Học viện ngân hàng
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ...4
1.1. Khái quát về hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ ...4
1.1.1. Khái niệm phương thức tín dụng chứng từ...4
1.1.2. Các bên tham gia ...5
1.1.3. Quy trình nghiệp vụ L/C...6
1.1.4. Ưu, nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ...7
1.2. Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại ...11
1.2.1. Khái niệm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ...11
1.2.2. Sự cần thiết phải phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại...12
1.3. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ...13
1.3.1. Doanh số hoạt động thanh toán TDCT ...13
1.3.2. Doanh thu hoạt động thanh toán TDCT ...15
1.3.3. Lợi nhuận thanh toán TDCT ...15
1.3.4... Thị phần thanh toán TDCT
Khóa luận tốt nghiệp 86 Học viện ngân hàng
1.3.6. Số lượng khách hàng thực hiện nghiệp vụ thanh toán tín dụng
chứng từ với ngân hàng...16
1.3.7. Mạng lưới ngân hàng đại lý ...16
1.3.8. Uy tín và danh tiếng về hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ của ngân hàng ...17
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại 17 1.4.1. Nhân tố khách quan...17
1.4.2. Nhân tố chủ quan...19
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG INDOVINA CHI NHÁNH HÀ NỘI ...22
2.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Indovina chi nhánh Hà Nội ....
22 2.1.1. Khái quát về ngân hàng Indovina chi nhánh Hà Nội...22
2.1.2. Cơ cấu tổ chức ...23
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của IVB Hà Nội những năm gần đây ... 24
2.2.1. Tình hình huy động vốn ...25
2.2.2. Tình hình hoạt động tín dụng ...27
2.2.3. Tình hình hoạt động TTQT ...29
2.2.4. Kết quả hoạt động tài chính ...30
2.3. Thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của IVB chi nhánh Hà Nội...31
2.3.1. Văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ ...31
Khóa luận tôt nghiệp 87 Học viện ngân hàng
2.3.2. Thực trạng phát triển hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại
ngân hàng Indovina chi nhánh Hà Nội...32
2.3.3. Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Indovina chi nhánh Hà Nội 47 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...55
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN: QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG INDOVINA CHI NHÁNH HÀN Ộ I ... 56
3.1. Định hướng phát triển hoạt động TTQT tại Ngân hàng Indovina chi nhánh Hà Nội...56
3.1.1. Những thuận lợi và khó khăn...56
3.1.2. Định hướng chung cho hoạt động kinh doanh ...57
3.1.3. Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của Ngân hàng Indovina chi nhánh Hà Nội 59 3.2. Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Indovina chi nhánh Hà Nội...60
3.2.1. Giải pháp vĩ mô...60
3.2.2. Giải pháp vi mô...62
3.3. Một số kiến nghị nhằm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT tại Ngân hàng Indovina chi nhánh Hà Nội .. 73
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ ...73
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ...74
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Indovina ...75
3.3.4. Kiến nghị với doanh nghiệp xuất nhập khẩu ...76
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...77
KẾT LUẬN ...78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...79