Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NH indovina chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 139 (Trang 77 - 78)

Với chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường có hiệu quả nên trong định hướng phát triển kinh tế của đất nước, Chính phủ cần rất quan tâm xây dựng nền kinh tế hướng đến hội nhập ngày càng sâu, rộng hơn. Vì vậy, những chính sách phù hợp của Nhà nước để mở rộng và phát triển hoạt động và phát triển hoạt động TTQT nói chung, thanh toán TDCT nói riêng là rất cần thiết. Cụ thể là:

- Ổn định nền kinh tế vĩ mô

Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định thì mới thu hút được nước ngoài đầu tư vào Việt Nam và khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào lĩnh vực xuất nhập khẩu, trên cơ sở đó hoạt động TTQT nói chung và thanh toán TDCT nói riêng mới có điều kiện được phát triển.

- Hoàn thiện hệ thống luật trong TTQT

Ở Việt Nam hiện nay chưa có văn bản luật thống nhất nào quy định về quy trình thanh toán TDCT. UCP 600 chỉ là một thông lệ quốc tế, có thể có nhiều sai lệch trong quy định giữa các ngân hàng, khi tranh chấp xảy ra thì rất khó trong việc xử lý. Để hạn chế tối đa những rủi ro đó, Chính phủ cần sớm ban hành những văn bản

Khóa luận tốt nghiệp 74 Học viện ngân hàng

pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa hợp đồng ngoại thương và hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ, nêu rõ quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia vào quan hệ thanh toán. Đây sẽ là cơ sở cho hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ của các ngân hàng và là cơ sở giải quyết tranh chấp phát sinh của Trọng tài kinh tế và các cơ quan tư pháp.

Mặt khác, hoạt động thanh toán theo phương thức TDCT không chỉ là nghiệp vụ của NHTM mà còn liên quan đến nhiều ngành như hải quan, bảo hiểm... Chính vì vậy, cần có những văn bản phối hợp hoạt động giữa các ngành này, đặc biệt về vấn đề giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu thông qua hải quan.

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu

về thủ tục xuất nhập khẩu: tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp, không gây khó khăn, mất thời gian cho doanh nghiệp.

về thuế xuất nhập khẩu: Nhà nước cần ban hành luật thuế xuất nhập khẩu phù hợp. Biểu thuế của nhà nước luôn thay đổi làm các đơn vị xuất nhập khẩu không chủ động được trước diễn biến trong tương lai làm doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh, ảnh hưởng tới lợi nhuận. vì vậy, Nhà nước cần có những quy định rõ ràng và ổn định cho luật thuế xuất nhập khẩu.

về trợ cấp xuất nhập khẩu: thông qua chết độ lãi suất ưu đãi, Chính phủ sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thực hiện các mặt hàng chiến lược theo yêu cầu cụ thể trong từng giai đoạn, phát huy lợi thế so sánh của nước ta. Trước hết, cần trợ cấp cho doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thu mua XK gạo, than, cà phê, cao su, lạc nhân, chè, dệt may, dầu thô,. Mặt khác, Nhà nước cần có chính sách trợ giá tạo thuận lợi khuyến khích các nhà sản xuất, có sự đầu cơ bảo trợ của Nhà nước cho các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NH indovina chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 139 (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w