Quân đội Chi nhánh Giảng Võ
2.2.1. Khái quát về hoạt động cho vay DNNVV tại Ngân hàng TMCP Quân đội Chi nhánh Giảng Võ
a. Khái quát về DNNVV tại địa bàn
Với việc tiến tới hoạt động chủ yếu trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng, MB Giảng Võ đứng trước cơ hội tiếp cận một tệp khách hàng mới bởi đây là địa bàn có rất nhiều DN hoạt động trong những ngành nghề, lĩnh vực khá đa dạng. Trong giai đoạn gần đây, MB Giảng Võ đã nghiên cứu, khai thác triệt để tiềm năng của địa bàn cũng như lợi thế của chi nhánh tại địa bàn đó, xây dựng và mở rộng tệp khách hàng gắn liền với định hướng, chỉ đạo của Hội sở.
❖Cụ thể:
- Các doanh nghiệp hiện hữu: Chi nhánh Giảng Võ có các DNNVV tập trung vào các nhóm ngành như sau: Xây dựng, Thương mại công nghiệp nặng, Phân phối hàng tiêu dùng, Dược phẩm, TBYT, Viễn thông, CNTT, Sản xuất công nghiệp, Vận
tải, kho bãi... mà theo đó MB Giảng Võ cũng đang tập trung vào các nhóm ngành trên, tuy nhiên là Ngân hàng TMCP Quân đội cho nên ngành chính được tập trung nhiều đầu tư nhất vẫn đang là các dự án Xây dựng của các Công ty xây lắp Quân đội.
- Các nhóm ngành có xu hướng gia nhập ngành cao: Số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong 7 tháng đầu năm 2020 vẫn tập trung chủ yếu ở ngành “Bán buôn; bán lẻ; sữa chữa ô tô, xe máy”, tiếp đến là ngành “Xây dựng”, ngành “Cung cấp, cung ứng dịch vụ” cũng đang có những phát triển mạnh khi có tỷ lệ doanh nghiệp thành lập tăng mạnh, nhất là trong dịch vụ ăn uống.
b. Các quy định về điều kiện cho vay DNNVV
• Các điều kiện cho vay vốn của DNNVV
Ngân hàng tiến hành xem xét quyết định cấp tín dụng cho DNNVV cũng như đối với tất cả các loại hình DN khác khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:
- Có năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết - Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
- Có dự án đầu tư, sản xuất kinh doanh dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc có dự án phục vụ đời sống khả thi phù hợp với quy định của pháp luật
- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ cũng như Ngân hàng Nhà nước
• Cụ thể:
- Những nhu cầu vốn không được vay:
+ Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm
+ Để nộp thuế trực tiếp cho Ngân sách nhà nước, trừ số tiền thuế xuất nhập khẩu mà khách hàng phải nộp lúc làm thủ tục xuất nhập khẩu
+ Để mua sắp các tài sản và chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi
+ Để trả nợ gốc, lãi vốn vay cho ngân hàng hoặc các TCTD khác trừ trường hợp cho vay số tiền lãi vay trả cho ngân hàng trong thời hạn thi công, chưa
bàn giao và đưa TSCĐ sử dụng đối với cho vay trung, dài hạn để đầu tư TSCĐ mà khoản lãi tiền vay được tính vào TSCĐ đó.
+ Để đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm - Đối tượng bị hạn chế cho vay hoặc không được cho vay:
+ Ngân hàng không cho vay khi không có tài sản đảm bảo, không cho vay với nhưng điều kiện ưu đãi về lãi suấ và mức cho vay đối với những đối tượng sau: Kiểm toán viên đang kiểm toán tại ngân hàng, Thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại Ngân hàng
+ Ngân hàng không cho vay với những đối tượng: thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (giám đốc), Phó tổng giám đốc (phó giám đốc) của ngân hàng; bố mẹ, vợ chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (giám đốc), Phó tổng giám đốc (phó giám đốc)
+ Các đối tượng khác thuộc diện NHNN Việt Nam quy định hạn chế và không cấp tín dụng từng thời kỳ
c. Quy trình tiếp cận khách hàng DNNVV và lập hồ sơ vay vốn
Quy trình này có thể cụ thể hóa qua các bước sau:
Bước 1: Tiếp xúc khách hàng và hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn:
+ Nhân viên tiến hành gặp gỡ và tiếp xúc khách hàng, trao đổi với khách hàng để nắm được các thông tin cơ bản
+ Thông báo cho khách hàng các thông tin về lãi suất, điều kiện cho vay, sản phẩm dịch vụ ngân hàng đang cung cấp...
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn:
+ Phòng KHDN kiểm tra hồ sơ, kiểm tra về số lượng, tính hợp lệ, hợp pháp và thực hiện hồ sơ
+ Phòng KHDN bàn giao hồ sơ TSĐB cho công ty Thẩm định để thẩm định giá trị tài sản
Bước 3: Thẩm định khách hàng và dự án, phương án kinh doanh:
+ Đối với khách hàng, cán bộ thẩm định phải tiến hành thẩm định tư cách pháp nhân và đại diện hợp pháp của pháp nhân có đủ năng lực và tư cách
pháp lý, thẩm định lịch sử hình thành và pháp triển cũng như uy tín của doanh nghiệp. Cần tìm hiểu thực trạng khách hàng tận nơi và xác định được tình hình tài chính của doanh nghiệp
+ Đối với dự án, phương án kinh doanh, ngân hàng phải xem xét tính khả thi và hiệu quả sử dụng của phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư, đánh giá khả năng tài chính của khách hàng.
Bước 4: Nhân viên thẩm định tiến hành thẩm định TSĐB:
+ Nhân viên thẩm định nhận giấy đề nghị đánh giá tài sản kèm bộ hồ sơ TSBĐ, sau đó đánh giá tính pháp lý của hồ sơ tài sản và phân loại tài sản, đánh giá quyền sở hữu, hiện trạng, giá trị và tính chuyển nhượng của TSĐB
Bước 5: Lập hồ sơ trình ban tín dụng:
+ Nhân viên phòng KHDN lập tờ trình thẩm định khách hàng và nộp cho trưởng phòng KHDN kí duyệt
+ Công ty thẩm định lập báo cáo thẩm định tài sản, kí duyệt bởi trưởng công ty thẩm định
+ Nhân viên phòng KHDN nhận lại báo cáo thẩm định, biên bản định giá và lập hồ sơ trình Giám đốc.
+ Ngay sau khi nhận được hồ sơ ký duyệt, nhân viên phòng KHDN báo cáo trưởng phòng và lập thông báo cho khách hàng về việc có chấp nhận cho vay hay không
Bước 6: Hoàn thiện hồ sơ tín dụng và thực hiện quyết định cấp tín dụng:
+ Các bước chi tiết bao gồm: hoàn tất chứng từ để giải ngân, kiểm tra điều kiện và nội dung giải ngân, giải ngân và lập hồ sơ tín dụng
Bước 7: Kiểm tra và xử lý nợ vay:
+ Nhân viên kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay và tình hình sản xuất kinh doanh, báo cáo rõ số lần kiểm tra và phương thức kiểm tra
+ Kiểm tra tình trạng TSĐB
+ Thông báo và đôn đốc trả nợ gốc và lãi
Bước 8: Tất toán hợp đồng tín dụng và lưu trữ hồ sơ
Chỉ tiêu
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ DNNVV Trong đó: 404.34 100% 502.31 100% 562.5 1 100% Xây dựng 170.26 42.1% 187.36 37.3% 199.42 35.5%
Thương mại công nghiệp nặng 31.2 4 7.7% 79.3 6 15.8% 91.71 16.3%
Phân phối hàng tiêu dùng 57.3 4 14.2% 71.3 3 14.2% 85.92 15.3% Dược phẩm, TBYT 38.2 2 9.5% 942.6 8.5% 47.78 8.5% Viễn thông, CNTT 31.7 7.8% 35.6 7.1% 40.96 7.3% Một số sản phẩm chính của MB dành cho DNNVV: - Cho vay thấu chi
- Bảo lãnh thanh toán nội địa - Cho vay ký quỹ
- Cho vay vốn lưu động - Cho vay mua ô tô SXKD
- Các gói sản phẩm tài trợ DN doanh thu dưới 20 tỷ VNĐ; gói sản phẩm DN doanh thu 20-100 tỷ...
- Cho vay tín chấp phục vụ mục đích trả lương
- Các gói sản phẩm tài trợ cụ thể theo từng nhóm ngành (Xây lắp, thiết bị y tế.)
2.2.2. Thực trạng hoạt động cho vay DNNVV tại Chi nhánh2.2.2.1. Dư nợ cho vay DNNVV