2025
3.1.1. Đối với hoạt động của chi nhánh
Trong hoàn cảnh nền kinh tế thế giới tiếp tục lao dốc, ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường tài chính thế giới nói chung và các hoạt động tài chính ngân hàng tại Việt Nam nói riêng, các TCTD tại Việt Nam, trong đó có Ngân hàng Quân đội cần phải nâng cao năng lực, thích ứng nhanh với yêu cầu của thị trường. Trên cơ sở định hướng chiến lược của Ngân hàng giai đoạn 2021 - 2026, để tận dụng những lợi thế của chi nhánh, trong giai đoạn sắp tới, MB Giảng Võ tiếp tục bám sát theo những chỉ thị tới từ Hội sở, đồng thời tiến hành những biện pháp để thích nghi với thị trường, ví dụ như:
V Tăng trưởng nhanh và bền vững với mục tiêu đến hết năm 2023 sẽ lọt vào TOP 10 những đơn vị có quy mô lớn nhất toàn hệ thống Ngân hàng Quân đội.
V Mở rộng quy mô đi cùng với bảo đảm hiệu quả kinh doanh, cải thiện chất lượng, thực hiện tốt công tác kiểm soát rủi ro.
V Cải thiện và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ, chú trọng phát triển các sản phẩm liên quan đến KHCN và các khách hàng DNNVV. Tiếp tục giữ vững vị trí trong nhóm các đơn vị dẫn đầu hệ thống về thu phí dịch vụ, đặt mục tiêu kết thúc năm 2023 với tổng thu phí dịch vụ đạt 40 tỷ đồng
V Tiến hành tăng trưởng danh mục KHCN và khách hàng DNNVV, cùng với đó giữ vững được quy mô các khách hàng DN lớn. Tiếp mục mở rộng các ngành nghề ưu tiên trong phân khúc các DNNVV
S Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tiến tới cạnh tranh với các chi nhánh và ngân hàng khách bằng chất lượng dịch vụ, sản phẩm, thái độ của CBNV
3.1.2. Đối với hoạt động phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa
Bám sát theo chỉ thị của Ban lãnh đạo Ngân hàng Quân đội, ngay từ khi thành lập, đơn vị đã xây dựng kế hoạch phát triển theo mô hình “ngân hàng cộng đồng” - đẩy mậnh công tác phát triển khách hàng nói chung, khách hàng DNNVV nói riêng. Đơn vị đã từng bước định hướng được tầm quan trọng của nhóm khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tương lai.
Để đạt được mục tiêu phát triển hoạt động tín dụng một cách hiệu quả. Chi nhánh đã xây dựng định hướng phát triển hoạt động cho vay đối với DNNVV trong thời gian tới như sau:
- Đẩy mạnh phát triển cho vay khách hàng DNNVV theo định hướng của Ngân hàng Quân đội
- Đa dạng hóa cơ cấu dư nợ đối với DNNVV:
+ Giữ vững tệp khách hàng liên quan đến lĩnh vực xây dựng, đồng thời đẩy mạnh tiếp cận các ngành nghề có tiềm năm khác như: chế biến lương thực thực phẩm, dệt may, vận tải...
+ Từng bước thay đổi cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn phù hợp với xu thế của thị trường.
+ Phẩn bổ cơ cấu dư nợ theo quy mô DN một cách hợp lý, đẩy mạnh nhóm khách hàng DN nhỏ và siêu nhỏ.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ, đơn giản hóa các thủ tục cũng như điều kiện vay vốn, giúp các DNNVV dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các sản phẩm tín dụng của ngân hàng.
- Đảm bảo công tác kiểm soát rủi ro tín dụng, cụ thể duy trì tỷ lệ nợ xấu không vượt quá 1.5%
- Đa dạng hóa nguồn thu từ các sản phẩm dịch vụ khác, giảm dần phụ thuộc vào nguồn thu từ lãi
- Phát triển bán hàng theo hướng đa kênh, tăng cường đẩy mạnh áp dụng các công nghệ hiện đại vào các sản phẩm của mình nhằm rút ngắn thời gian cũng như tạo sự tiện lợi nhất cho khách hàng.
3.2. Giải pháp phát triển hoạt động cho vay DNNVV
3.2.1. Xây dựng các sản phẩm tín dụng dành riêng cho các DNNVV
Ngoài các sản phẩm được định hướng từ phía Hội sở, các chi nhánh cũng cần phải chủ động sáng tạo những sản phẩm mới hơn để phù hợp với đối tượng khách hàng trên địa bàn của mình. Trên cơ sở đặc thù các DNNVV trên địa bàn, đơn vị nên triển khai các hình thức cho vay phi truyền thống khác như:
- Triển khai thẻ tín dụng dành cho các khách hàng cá nhân là chủ sở hữu doanh nghiệp
Việc chỉ vay vốn dưới danh nghĩa doanh nghiệp khiến kho các DNNVV rất khó đáp ứng đủ những tiêu chí của ngân hàng hoặc nếu đáp ứng cũng khó có thể đạt được lượng vốn vay cần thiết. Chính vì vậy, việc triển khai phương thức tín dụng dành cho các cá nhân là chủ doanh nghiệp đang được khá nhiều các ngân hàng triển khai trong thời gian gần đây. Với hình thức tín dụng mới này, khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng.
- Linh hoạt các hình thức bảo đảm tiền vay trên cơ sở cân đối rủi ro
Để thu hút hơn nhóm khách hàng DNNVV tiếp cận các sản phẩm tín dụng của mình, ngân hàng cần phải có những chính sách thông thoáng hơn trong việc đảm bảo tính an toàn đối với khoản vay. Cụ thể, tùy vào mức độ khả thi của dự án, ngân hàng có thể áp dụng các hình thức đảm bảo linh hoạt hơn như nhận TSĐB thuộc nhóm có tính thanh khoản thấp, thậm chí là không cần tài sản đảm bảo nếu như phương án kinh doanh và năng lực của chủ sở hữu DN được đảm bảo. Ví dụ: với các DN thương mại, đơn vị có thể thực hiện các phương án như quản chấp hàng hóa, các hợp đồng thương mại của doanh nghiệp; hay với các DN vận tải là nhận TSĐB là các phương tiện vận tải, giấy tờ quyền sử dụng kho bãi... để các DN có đủ điều kiện thực hiện các hợp đồng vay vốn mà trước đây áp dụng những điều kiện vô cùng khắt khe.