Đánh giá chung về phát triển hoạt động chovay tại MB Giảng Võ 1.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTMCP quân đội – chi nhánh giảng võ 135 (Trang 62 - 63)

2.3.1. Những kết quả mà ngân hàng đã đạt được

Đối với quy mô dư nợ

Giai đoạn từ năm 2018 đến nay là giai đoạn mà quy mô dư nợ của nhóm khách hàng DNNVV của MB Giảng Võ đạt được mố tăng trường đáng kể. Đến thời điểm cuối năm 2020, tổng dư nợ của nhóm khách hàng này đã vượt mốc 500 tỷ đồng để đưa chi nhánh lọt vào TOP 20 đơn vị có tổng dư nợ nhóm khách hàng DNNVV lớn nhất hệ thống Ngân hàng TMCP Quân đội. Đáng nói hơn là trong bối cảnh nển kinh tế trong giai đoạn từ 2018 đến 2020 gặp phải rất nhiều những biến động từ các tác nhân lớn nhỏ thì đây quả thực sự nỗ lực rất đáng ghi nhận của MB Giảng Võ. Thông qua những cột mốc này, có thế thấy, MB Giảng Võ đã gặt hái được những thành tựu rất đáng khen ngợi trong nỗ lực duy trì và phát triển tín dụng đối với DNNVV.

Đối với cơ cấu dư nợ

Với xu hướng chung của các ngân hàng TMCP hiện nay là phân bổ dư nợ vào các nhóm khách hàng khác nhau, thuộc các nhóm ngành nghề khác nhau, MB Giảng Võ cũng áp dụng chiến lược này vào hoạt động cho vay DNNVV của mình. Tuy nhiên, đơn vị hiện vẫn chỉ tập trung vào các ngành nghề có tiềm năng phát triển lớn, thuộc định hướng ưu tiên của hệ thống Ngân hàng TMCP Quân đội. Cùng với đó, việc phát triển hoạt động tín dụng đối với nhóm khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ của đơn vị vẫn bám sát với việc phát triển các dịch vụ được phân khúc này. Cụ thể, MB Giảng Võ ưu tiên nguồn vốn cho các DN hoạt động trong các ngành nghề có yếu tố đa dạng về nhu cầu sản phẩm dịch vụ như: bảo lãnh, TTQT, tiền gửi... Hoạt động tín dụng có thể coi là một trong những công cụ góp phần lớn vào việc thu hút, lôi kéo các khách hàng quan tâm và sử dụng các sản phẩm được đơn vị triển khai, thông qua đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh và tối đa hóa lợi nhuận thu được từ việc cung cấp dịch vụ tới khách hàng.

Đối với nợ quá hạn và nợ xấu

Việc kiếm soát chất lượng tín dụng nói chung, hạn chế nợ quá hạn, nợ xấu thuộc nhóm khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn được đặt làm trọng tâm

trong hoạt động kinh doanh của đơn vị trong giai đoạn vừa qua. Thông qua những số liệu kể trên, có thể thấy, MB Giảng Võ đã và đang đảm bảo được việc kiểm soát tốt chất lượng tín dụng. Điển hình là việc chi nhánh đã rất quyết liệt trong việc đưa giá trị của các khoản nợ quá hạn và nợ xấu đối với DNNVV về mức khá an toàn so với tiêu chuẩn của NHNN đặt ra. Nhờ việc triển khai rà soát thông tin, thẩm định hồ sơ năng lực của khách hàng ngay từ những bước đầu tiên của quy trình cho vay; kết hợp với việc quản lý, giám sát khách hàng trong quá trình sau giải ngân được thực hiện một cách nghiêm túc mà MB Giảng võ đã có thể tránh được rất nhiều những món vay có rủi ro cao. Đặc biệt, với những chỉ đạo quyết liệt tới từ ban lãnh đạo ngân hàng trong công tác thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn, đơn vị đã thành lập ra một đội ngũ xử lý nợ với quy mô bán chuyên trách đã góp phần giải quyết được những khoản nợ xấu tồn đọng từ rất lâu tại MB Giảng Võ.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTMCP quân đội – chi nhánh giảng võ 135 (Trang 62 - 63)