• Nguyên nhân khách quan
Các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ quản lý, điều chỉnh các vấn đề về kinh tế trong đó có NHNN Việt Nam thực sự đưa ra được các chính sách thích hợp nhằm hỗ trợ các DN nói chung và DNNVV nói riêng tiếp cận các sản phẩm tín dụng của ngân hàng. Theo đó, căn cứ Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, không có bất kì một điều khoản nào liên quan đến việc hỗ trợ vay vốn đối với các khách hàng DNNVV, chủ yếu là các chính sách liên quan đến việc đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ quản lý doanh nghiệp, không đáp ứng được nhu cầu thực tiện tới từ phí các doanh nghiệp. Phải đến đầu năm 2020 khi mà tình hình
kinh tế phải chịu biến động rất lớn từ dịch bệnh thì mới có những văn bản Chính phủ và NHNN về việc hỗ trợ các DN nói chung và DNNVV nói riêng trong vấn đề vay vốn nhằm hỗ trợ các DN vượt qua khó khăn. Đơn cử là Chỉ thị 11/CT-TTg ngày 04/3/2020 về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19. Tiếp đến là Thông tư 01/2020/TT- NHNN ngày 13 tháng 3 năm 2020 quy định về việc tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh NH nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Cuối cùng là Nghị quyết 42/NQ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Ke từ đó, các DN mới có sự chuyển biến và quan tâm hơn tới các sản phẩm vay vốn từ ngân hàng, nhất là các sản phẩm về trả lương cho nhân viên thông qua các gói vay tín chấp.
Đối với các doanh nghiệp, với những đặc điể của nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa: nguồn lực kinh tế, kinh nghiệp sản xuất kinh doanh, năng lực quản trị của đội ngũ cán bộ quản lý... còn giới hạn ở mức rất thấp, chính vì lý do đó, khả năng tiếp cận các sản phẩm tín dụng của ngân hàng là rất khó khăn. Bên phía các TCTD đã tiến hành nhiều chính sách nhằm tạo điều kiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp thuộc phân phúc này. Song, việc đã quá quen sử dụng các nguồn vốn truyền thống có trách nhiệm pháp lý thấp như vốn tự có, vốn vay mượn của người quen... đã phần nào khiến cho các DNNVV không mấy quan tâm đến các sản phẩm tín dụng của ngân hàng
• Nguyên nhân chủ quan
Ngoài những nguyên nhân đến từ bên ngoài kể trên, những mặt hạn chế trong công tác tín dụng đối với DNNVV của MB Giảng Võ còn đến từ chính những hạn chế của bản thân đơn vị, cụ thể:
Thứ nhất, đối với Ngân hàng TMCP Quân đội nói chung và Chi nhánh
Giảng Võ nói riêng, việc phát triển tín dụng đối với khách hàng luôn phải đi đôi với sự an toàn cho nguồn vốn của ngân hàng. Các chính sách phát triển tín dụng đối với DNNVV của Ngân hàng Quân đội được quy định một cách rất cụ thể, chặt chẽ. Những đối tượng có nhu cầu tiếp cận nguồn vốn vay đều cần phải có năng lực sản xuất kinh doanh đảm bảo, kinh nghiệm hoạt động tối thiểu 3 năm đối với DN vừa
và 5 năm đối với các DN nhỏ và siêu nhỏ. Cùng với đó, tính khả thi của các dự án mà DN muốn vay vốn cũng cần phải đảm bảo cho việc chi trả lãi và gốc trong tương lai. Bên cạnh đó là các chính sách về TSĐB còn khá cứng nhắc đã cùng với những nguyên nhân trên hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của các DN.
Thứ hai, đội ngũ CBNV và các nhân viên quan hệ khách hàng của đơn vị
còn nhiều mặt hạn chế về trình độ, năng lực. Kết quả kinh doanh phân loại theo từng cấp độ đã cho thấy các nhân viên lâu năm có năng lực bán hàng vượt trội hơn hẳn so với đội ngũ thiếu kinh nghiệm, mới chỉ hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng từ 1 đến 2 năm - vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nhân sự của toàn chi nhánh.
Thứ ba, các nghiệp vụ tư vấn sản phẩm cho khách hàng còn chưa tốt. Với
đặc thù là các DN đi lên từ các hộ kinh doanh nhỏ lẻ với hạn chế về năng lực pháp lý cũng như kỹ năng quản lý kém, các DNNVV thường xuyên gặp khó khăn trong các bước, các thủ tục trong quy trình lập hồ sơ vay vốn. Ngược lại, về phía ngân hàng, đội ngũ nhân viên bán hàng cũng không nhiệt tình trong khâu tư vấn cũng như giúp doanh nghiệp xây dựng các phương án kinh doanh, kế hoạch sản xuất hợp lý nên dẫn tới tình trạng DN không có đủ khả năng hay những điều kiện đảm bảo có thể tiếp cận được tối đa nguồn vốn mà họ cần.
CHƯƠNG III.
GIẢI PHÁP CẢI THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI
NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH GIẢNG VÕ