Trong giai đoạn vừa qua, ngoài những thành tựu đáng khen ngợi đã đạt được thì MB Giảng Võ vẫn còn bộc lộ một số mặt hạn chế trong công tác cho vay đối với nhóm khách hàng DNNVV, cụ thể:
• Cơ cấu dư nợ cho vay dành cho DNVVN có xu hướng giảm, phản ánh
chưa chính xác chất lượng cho vay và tiềm năng thật sự của đơn vị
Một mặt, MB Giảng Võ phát triển khá tốt về tổng dư nợ dành cho nhóm DNNVV trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 nhưng mặt khác, mức tăng trưởng này vẫn còn chua tương xứng với mức tăng trưởng dư nợ chung của đơn vị. Điều này vô hình chung đã khiến tỷ trọng dư nợ đối với phân khúc DNNVV bị kéo xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm từ 43.02% vào năm 2018 xuống còn 35.71% vào năm 2020.
Quận Hai Bà Trưng là một quận đông dân và có rất nhiều DNVVN hoạt động trên địa bàn với tổng số DN lên tới con số 2700. Tuy nhiên, việc triển khai sản phẩm dịch vụ của đơn vị trên quận Hai Bà Trưng vẫn là chưa tốt. Với các DN hoạt động trong nhiều ngành nghề khác nhau, đặc biệt là các lĩnh vực có khả năng phát triển lớn trong tương lai như công nghệ thông tin, các dịch vụ y tế thường xuyên, buôn bán linh kiện điện từ... đơn vị vẫn chưa thể tiếp cận.
Kết thúc giai đoạn năm 2020, tổng số khách hàng DNVVN đang thực hiện giao dịch tại đơn vị là gần 1300 DN. Mặc dù vậy, số lượng khách hàng hoạt động trên địa bàn chỉ chưa đến 200 DN (chiếm chưa tới 7% tổng số DNVVN hoạt động trên quận Hai Bà Trưng). Hơn thế nữa, với số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng chỉ dừng ở con số 17 DN cũng phản ánh một thực trạng yếu kém trong việc khai thác tiềm năng địa bàn của chi nhánh.
• Đội ngũ bán hàng thiếu kinh nghiệm, số lượng nhân viên bán hàng còn
quá ít
Mặc dù số lượng CBNV tại đơn vị kể từ khi thành lập đến nay đã tăng trưởng rất lớn nhưng có sự luân chuyển thường xuyên và chưa đạt yêu cầu về định biên. Chính vì vậy số lượng nhân viên bán hàng có kinh nghiệm hiện tại ở chi nhánh là rất ít, hầu hết là các chuyên viên có kinh nghiệm làm việc ít hơn 1 năm. Mặc dù tiêu chuẩn đầu vào của Ngân hàng Quân đội là khá cao, thường là các sinh viên thuộc chuyên ngành tài chính - ngân hàng thuộc các trường đại học danh tiếng. Tuy nhiên với việc kinh nghiệm làm việc còn thiếu, chưa nắm bắt được hết các sản phẩm của ngân hàng cũng như thiếu các kỹ năng mềm nên năng suất lao động là chưa cao.
• Các sản phẩm tín dụng mang đặc thù của DNVVN còn hạn chế, chưa đủ
sức ấn tượng đối với khách hàng
Các DNVVN có quy mô không lớn nhưng nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng không thua kém các DN lớn khác. Chính vì vậy, việc xây dựng các sản phẩm tư vấn, các dịch vụ thanh toán hiện đại cần được các ngân hàng chú trọng đầu tư... Cùng với đó, ở mỗi lĩnh vực khác nhau, DN lại có những nhu cầu không giống nhau nên các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng cần bài biến hóa sao cho phù hợp nhất. Tuy nhiên, tại MB nói chung, MB Giảng Võ nói riêng, những năm qua chưa xây dựng được các sản phẩm mang tính chất đặc thù, phục vụ riêng cho từng nhóm khách hàng cụ thể. Hầu hết các sản phẩm đều mang tính chất đại trà, chưa có yếu tố ngành nghề cụ thể.
• Danh mục cho vay khách hàng DNVVN của đơn vị vẫn chứa đựng nhiều
Thông qua những phân tích trước đó, ta có thể thấy mặc dù đơn vị đã tiến hành phân bổ dự nợ theo nhiều ngành nghề khác nhau nhằm giảm tỷ lệ rủi ro. Thế nhưng, việc vẫn còn một số ngành nghề có mức độ rủi ro lớn như xây dựng, vận tải,... khiến cho khả năng phát sinh nợ xấu tại đơn vị vẫn còn ở mức rất cao.
Cùng với đó, tỷ trọng các khoản vay có TSĐB thuộc nhóm an toàn (bất động sản, tiền gửi tiết kiệm, phương tiện vận tải hay các loại máy móc thiết bị) còn ở mức rất thấp, chỉ chiếm chưa đến 60% tổng dư nợ của chi nhánh. Trong khi đó, các khoản vay không có TSĐB hoặc TSĐB có tính thanh khoản thấp, tiềm ẩn nhiều rủi ro như các khoản phải thu, hàng hóa của DN... lại đang chiếm hơn 40% tổng dư nợ của đơn vị. Điều này dẫn đến nguy cơ mất vốn rất cao và những tổn thất mà chi nhánh phải chịu nếu trường hợp khách hàng mất khả năng chi trả là rất đáng báo động.
Thêm vào đó, với việc dư nợ cho vay của đơn vị đang dành quá nhiều cho nhóm DN có quy mô vừa, mỗi khách hàng lại được cấp dư nợ lớn đang khiến cho ngân hàng đứng trước rủi ro về mặt doanh thu, lợi nhuận trong trường hợp quan hệ hợp tác giữa ngân hàng và DN phát sinh những biến động như khách hàng không cảm thấy hài lòng về dịch vụ và muốn dừng giao dịch, hoặc việc khách hàng tìm kiếm được một ngân hàng với những chính sách sản phẩm hấp dẫn hơn mà muốn hoàn thành nghĩa vụ và chuyển toàn bộ tài sản cũng như các giao dịch sang ngân hàng khác.