4. Kết cấu của khóa luận
1.4.1. Các đềtài trong nước
Ở Việt Nam, ngân hàng luôn là một lĩnh vực quan trọng và nhận được rất nhiều sự quan tâm. Do vậy mà không khó để tìm đọc các đề tài nghiên cứu về hoạt động thẩm định tài chính khách hàng trong công tác tín dụng của ngân hàng.
Do giới hạn về phạm vi nghiên cứu, bài luận xin phép được giới thiệu một vài đềtài nổi bật như sau:
Đề tài: “Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính khách hàng tại Ngân
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nằng” của tác giả Ngô Thị Lan
Hương đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân tích BCTC khách hàng tại các ngân hàng thương mại, qua đó đánh giá được thực trạng công tác phân tích BCTC khách hàng tại Vietcombank Đà Nang thông qua việc dựa vào lý thuyết về phân tích BCTC khách hàng bằng các phương pháp như: thống kê, phân tích, tổng hợp, điều tra, khảo sát,... Đề tài đã đưa ra được những giải pháp và kiến nghị cần thiết để hoàn thiện
công tác phân tích BCTC khách hàng tại Vietcombank Đà Nang.
Trần Thị Xuân Lan đã có bài viết về: “Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo
tài chính doanh nghiệp vay tín dụng tại Ngân hàngNam Việt” với nội dung hệ thống
hóa những vấn đề lý luận cơ bản về công tác phân tích BCTC doanh nghiệp vay tín dụng tại ngân hàng. Phân tích thực trạng công tác phân tích báo cáo tài chính tại ngân
hàng Nam Việt, đồng thời đề xuất một số giải pháp nằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng.
Ngoài ra, đề tài “Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng trong
hoạt
động cho vay tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Chi nhánh Hà Nội” được tác giả Mai
Phương nghiên cứu đã nêu được cơ sở lý luận về công tác phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay tại các ngân hàng thương mại nói chung và SCB nói riêng về phương pháp, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng. Qua đó phân tích thực trạng công tác thẩm định tài chính khách hàng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Chi
Qua tham khảo một vài đề tài, bài luận xin phép được nêu lên một số điểm chung ở các đề tài nghiên cứu. Các đề tài nghiên cứu đều có bố cục chặt chẽ khi đi từ
những lý thuyết chung nhất về phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động thẩm
định tín dụng cho toàn hệ thống ngân hàng. Qua phần lý thuyết sẽ đi vào thực trạng tại từng ngân hàng, có những cách thức phân tích khác nhau, những thành tựu và hạn
chế khác nhau, để từ đó đưa ra được khuyến nghị phù hợp.
- Thứ nhất, về những thành tựu đã đạt được, đa phần tất cả các bài nghiên cứu đều đánh giá được thực trạng hoạt động thẩm định tài chính khách hàng tại
hầu hết
các ngân hàng, từ những ngân hàng lớn như Agribank, Vietcombank cho tới những
ngân hàng nhỏ như ngân hàng Nam Việt,... Qua đây chúng ta có thể thấy
được một
bức tranh toàn cảnh về ngành ngân hàng khi phạm vi nghiên cứu được trải
rộng trên
toàn hệ thống.
- Thứ hai, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì vẫn sẽ tồn tại một số hạn chế nhất định. Trong phạm vi những đề tài đã tham khảo, em xin phép được
nêu ra
một số điểm như sau:
Đầu tiên, đa phần các đề tài phân tích đều tập trung chủ yếu vào BCTC của doanh nghiệp, đưa ra nhận xét qua con số - là các chỉ tiêu định tính, còn các chỉ tiêu định lượng lại là phần bổ trợ thêm.
Điểm cần lưu ý thứ hai đó là, hầu hết các bài nghiên cứu đều chỉ ra thực trạng hoạt động ở một giai đoạn nhất định, trong khi hệ thống ngân hàng đã hình thành từ rất lâu, trải qua rất nhiều biến động và thay đổi. Do vậy mà những bài nghiên cứu chưa có được một cái nhìn xuyên suốt thời gian hoạt động của ngân hàng hay những thay đổi trong quy định về công tác tín dụng của Chính phủ hay Ngân hàng nhà nước