Sự ra đời và phát triển

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hoạt động cho vay tại NHTMCP công thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 149 (Trang 30 - 32)

Là một trong bốn ngân hàng chủ lực được thành lập theo Nghị định số 53/1988/NĐ-HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng, chính thức đi vào hoạt động từ 8/7/1988, sự ra đời của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) đánh dấu bước đổi mới căn bản của ngành ngân hàng Việt Nam, chuyển từ cơ chế một cấp sang hoạt động theo cơ chế hai cấp, tách hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại ra khỏi hoạt động điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương.

Qua bao thăng trầm trên dặm dài phát triển, VietinBank ngày càng khẳng định vị thế của mình trong hệ thống ngân hàng trong nước và trên trường quốc tế.Cổ

phần hóa thành công đánh dấu bước phát triển vượt bậc của VietinBank. Từ một ngân hàng thương mại quốc doanh, đến nay, vốn chủ sở hữu của Vietinbank đạt trên 50 ngàn tỷ, vốn điều lệ đạt 32.661 tỷ (gấp 130 lần so với số vốn điều lệ ban đầu được Nhà nước cấp vào năm 1996 khi thành lập lại theo mô hình TCT Nhà nước), là ngân hàng có vốn lớn nhất Việt Nam cùng cơ cấu cổ đông lớn mạnh nhất. Hai cổ đông chiến lược là tổ chức tài chính quốc tế uy tín IFC và ngân hàng lớn nhất Nhật Bản và tầm cỡ hàng đầu thế giới là Bank of Tokyo - Mitsubishi UFJ (BTMU). Tổng tài sản của VietinBank đã vượt 503 ngàn tỷ đồng

Từ quy mô tổng tài sản 718 tỷ với 32 Chi nhánh tỉnh, thành phố (Chi nhánh cấp 1), 42 Chi nhánh quận, thị xã, huyện (Chi nhánh cấp 2), 23 Phòng giao dịch, 502 Quỹ tiết kiệm khi mới thành lập, đến nay, VietinBank đã có 01 Trụ sở chính, 01 Sở giao dịch, 3 đơn vị sự nghiệp, 148 chi nhánh trong nước, cùng gần 1000 phòng giao dịch và điểm giao dịch trên toàn quốc 2 chi nhánh tại Đức và 1 chi nhánh tại Lào.

Từ một Ngân hàng quốc doanh chỉ tập trung ở nghiệp vụ ngân hàng đối nội, đến nay, VietinBank đã thiết lập quan hệ với gần 1000 định chế tài chính trên 90 quốc gia trên thế toàn thế giới, là thành viên chính thức của tổ chức thanh toán liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), tổ chức thanh toán quốc tế về thẻ (VISA, MASTER), thành viên Hiệp hội Ngân hàng ASEAN và Hiệp hội Tài chính thuộc các nước APEC hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Với chủ trương hội nhập sâu rộng, Vietinbank thực hiện chiến lược mở rộng mạng lưới ra nước ngoài, tăng cường sự hiện diện và quảng bá thương hiệu Vietinbank tới các nhà đầu tư nước ngoài. VietinBank đã trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên có mặt tại Châu Âu, năm 2011, Vietinbank khai trương chi nhánh tại Frankfurt-Đức và đầu năm 2012, liên tiếp khai trương 2 chi nhánh mới tại Viêng Chăn-Lào và Berlin-Đức và tiếp tục xúc tiến việc mở các Văn phòng đại diện, ngân hàng con tại nhiều quốc gia khác như Anh, Ba Lan, Tiệp Khac,...

Bước ngoặt quan trọng nhất ghi dấu sự hội nhập sâu rộng hơn của VietinBank vào thị trường tài chính quốc tế là hai sự kiện lớn trong năm 2012: Phát hành thành công 250 triệu USD trái phiếu ra thị trường quốc tế (tháng 5/2012) và thương vụ bán cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài BTMU (12/2012). Sự kiện này đã

định vị thương hiệu VietinBank trên thị trường tài chính toàn cầu. Liên tiếp trong 02 năm 2012 và 2013, VietinBank được bình chọn là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất nằm trong Top 2000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới Forbes bình chọn và là doanh nghiệp nằm trong Top 500 thương hiệu Ngân hàng giá trị nhất Thế giới.

Đằng sau những con số và thành tích ấn tượng là những nỗ lực kiên cường và bền bỉ của các thế hệ cán bộ VietinBank trong suốt 25 năm xây dựng và phát triển. Ghi nhận những thành tích cùng những đóng góp tích cực của VietinBank trong tiến trình đổi mới, hội nhập của nền kinh tế, ngày 07/01/2013, Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã ký Quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho VietinBank.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hoạt động cho vay tại NHTMCP công thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 149 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w