Doanh số cho vay 22,88 13,6
7 ĩãy
hàng Nhà nước, Vietinbank đã chủ động tiết giảm mạnh chi phí, liên tục điều chỉnh giảm lãi suất cho vay nhằm chia sẻ và hỗ trợ các doanh nghiệp sớm khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Vietinbank tập trung giữ vứng thị phần với khách hàng truyền thống, khách hàng hiện hữu, sản xuất kinh doanh hiệu quả; tăng cường tìm kiếm, thu hút thêm các khách hàng mới đạt mục tiêu tăng trưởng mạnh dư nợ đối với nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, chú trọng đẩy mạnh với những khách hàng nằm trong chuỗi cung ứng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ....Đồng thời Vietinbank không ngừng đổi mới hoạt động cho vay, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ phù hợp với đặc điểm vùng miền, ngành nghề, khách hàng; đồng thời cải tiến sản phẩm theo hướng giảm thiểu thủ tục, tiếp cận nguồn vốn tín dụng thuận tiện,..
• Tăng trưởng tín dụng luôn ở mức cao và đạt được kế hoạch đã đề ra:
Trong giai đoạn 2012 -2014, mặc dù nền kinh tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng tín dụng của Vietinbank luôn đạt được kế hoạch đề ra và thậm chí là còn cao hơn trung bình ngành: Năm 2014, hoạt động cấp tín dụng của Vietinbank tăng 18,24% so với năm 2012 trong khí đó trung bình ngành là 12,62%, đạt 105% so với kế hoạch đề ra. Cơ cấu dư nơ chuyển dịch theo hướng tăng trưởng mạnh vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh được chính phủ ưu tiên khuyến khích như nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao..
• Doanh số thu nợ cho vay tăng qua các năm:
Năm 2014, doanh số thu nợ cho vat tăng 175.132 tỷ đồng so với năm 2012 đã cho thấy hoạt động kiểm soát các khoản vay, công tác thu hồi nợ của Vietinbank đã được cải thiện rõ rệt.
• Tỷ lệ nợ xấu luôn duy trì dưới 3% và giảm qua các năm:
Đến năm 2014, tỷ lệ nợ xấu tại Vieitinbank còn 1,11%, giảm 0,35% so với năm 2012. Chất lượng tín dụng tại Vietinbank đã được cải thiện rõ rệt. Vietinbank đã thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo thông tư 09/TT-NHNN, tăng cường công tác quản lý và thu hồi xử lý nợ, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu luôn dưới mức 3%. Vietinbank sẽ tiếp tục tập trung tiếp thị và ưu tiên cấp tín dụng cho khách hàng thuộc lĩnh vực kinh tế khuyến khích, hạn chế cho vay các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của khách hàng nhằm đánh giá khả năng trả nợ, phát hiện sớm các khoản nợ tiềm ẩn rủi ro, có biện pháp xử lý kịp thời.
• Thị phần cho vay của Vietinbank đã được mở rộng:
Năm 2014, thị phần cho vay của Vietinbank đã tăng lên 12,29% ; tăng 0,48% so với năm 2012. Đạt được kết quả này là do Vietinbank tập trung giữ vứng thị phần với khách hàng truyền thống, khách hàng hiện hữu, sản xuất kinh doanh hiệu quả; tăng cường tìm kiếm, thu hút thêm các khách hàng mới đạt mục tiêu tăng trưởng mạnh dư nợ đối với nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, chú trọng đẩy mạnh với những khách hàng nằm trong chuỗi cung ứng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ....Đồng thời Vietinbank không ngừng đổi mới hoạt động cho vay, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ phù hợp với đặc điểm vùng miền, ngành nghề, khách hàng; đồng thời cải tiến sản phẩm theo hướng giảm thiểu thủ tục, tiếp cận nguồn vốn tín dụng thuận tiện,.
2.2.4.2. Những tồn tại
4
Tỷ lệ nợ quá hạn 117 1√73^ 394
Huy động vốn 9-3 11,2
Năm 2013 tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay là 13,67%, giảm 9,21% so với năm 2012; năm 2014 tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay là 13,3%, giảm 0,37% so với năm 2013 đã cho thấy mặc dù quy mô của doanh số cho vay tăng lên qua các năm thì sự tăng trưởng này chưa thực sự tốt như chúng ta vẫn nghĩ.
• Tốc độ tăng trưởng doanh số thu nợ giảm qua các năm:
Năm 2013 tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay giảm 24,87% so với năm 2012, năm 2014 tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay tăng 20,03% so với năm 2012 đã cho thấy mặc dù Vietinbank đã có nhiều biện pháp để tăng cường cũng như cải thiện hoạt động thu nợ tuy nhiên những kết quả đạt được mới chỉ đáp ứng được nhu cầu trong ngắn hạn, Vietinbank vẫn rất cần nỗ lực để tăng cường hơn nữa hoạt động thu nợ.
• Tốc độ tăng trưởng dư nợ giảm qua các năm
Cụ thể năm 2013, tăng trưởng dư nợ cho vay giảm 7,6% so với năm 2012, năm 2014 tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay giảm 9,33% so với năm 2012. . Tình trạng tín dụng ì ạch đã được bao phủ bởi con số tăng trưởng tín dụng “ rất sốc” của Vietinbank. Nếu 9 tháng đầu năm 2014, tín dụng của Vietinbank mới đạt 7% tương đương 491.000 tỳ đồng, thì tính đến 31/12/2014 đã tăng 18,2% tương đương 544.000 tỷ đồng. Như vậy, chỉ trong 3 tháng,tín dụng của Vietinbank đã tăng 11,2%. Như vậy, phải nhìn nhận rằng tăng trưởng tín dụng tại Vietinbank hiện nay vẫn đang chạy theo các con số. Tăng trưởng tín dụng 12% hay 14% sẽ không có nghĩa khi có đến 70% doanh nghiệp vùa và nhỏ không tiếp cận được vốn, càng không có nghĩa khi Vietinbank tập trung mua trái phiếu, tín phiếu của Chính phủ và NHNN khiến lượng vốn không được đưa ra sản xuất, không đến đúng nơi cần.
• Tỷ lệ nợ quá hạn tăng cả về số tuyệt đối và tương đối qua các năm:
Năm 2014, dư nợ quá hạn tăng 5.970 tỷ đồng so với năm 2012; năm 2014 tỷ lệ dư nợ quá hạn tăng 0,8% so với năm 2012. Có thể thấy, trong nền kinh tế thị trường tính rủi ro đối với hoạt động tín dụng có xu hướng tăng lên. Thể hiện ở chỗ tổng số vốn bị nợ quá hạn tăng lên, bên cạnh đó có rất nhiều các món nợ được đáo hạn không chính thức.
• Con số tuyệt đối về nợ xấu vẫn tiếp tục gia tăng:
Năm 2014, tổng nợ xấu tăng 1.104 tỷ đồng so với năm 2013. Hiện nay vấn để nợ tồn đọng, xử lý nợ xấu là vấn đề rất khó khăn và cần tiếp tục giải quyết. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ có chiều hướng giảm nhưng giá trị tuyệt đối lại tiếp tục tăng lên. Tiến độ xử lý các khoản nợ có liên quan đến vụ án và việc phát mại tài sản thế
chấp để thu hồi nợ xấu phát sinh từ những năm trước, mặc dù đã được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, nhưng kết quả đạt được là chậm so với yêu cầu đặt ra. Cơ sở pháp lý cho việc xử lý tài sản thế chấp liên quan đến nợ xấu hiện nay còn chưa đồng bộ, nhiều khách hàng cố tình gây cản trở việc phát mại tài sản, không giao nộp tài sản thế chấp cho ngân hàng hay cố tình trốn chạy khiến cho việc xử lý, thu hồi nợ xấu gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
• Hệ số sử dụng vốn của Vietinbank trong giai đoạn 2012-2014 luôn nhỏ hơn 1: Điều này cho thấy Vietinbank chưa tận dụng được hết trong một đồng vốn huy động. Đó là do tốc độ tăng trưởng huy động vốn luôn lớn hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng dư nợ. Cụ thể, năm 2014, tốc độ tăng trưởng huy động vốn tăng 7,33% so với năm 2012 thì tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay lại giảm 20,03%.
• Vốn huy động chưa sử dụng cũng liên tục tăng qua các năm:
Năm 2014, vốn huy động chưa sử dụng tăng 3.201 tỷ đồng so với năm 2013 cho thấy Vietinbank vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong tình trạng cung thừa và cầu thiếu như hiện nay.
• Biên lợi nhuận của Vietinbank liên tục giảm qua các năm:
Năm 2013, NIM giảm 0,31% so với năm 2012; năm 2014 NIM giảm 0,46% so với năm 2013. Như vậy có thể thấy NIM liên tục giảm và khá thấp cho thấy lợi nhuận được tạo ra từ hoạt động tín dụng đang ở thời điểm kém nhất trong những năm trở lại đây.
• Dư thừa thanh khoản liên tục tăng:
Năm 2013 dư thừa thanh khoản tăng 583 tỷ đồng so với năm 2012, năm 2014 dư thừa thanh khoản tăng 1.925 tỷ đồng so với năm 2013. Việc dư thừa thanh khoản liên tục tăng cho thấy ngân hàng đang chủ động trong việc tăng dư thừa thanh khoản vì những e ngại khó khăn trong hoạt động cho vay trong giai đoạn hiện nay.
2.2.4.3. Những nguyên nhân của tồn tại
a) Nguyên nhân từ phía ngân hàng
• Vietinbank chủ động thắt chặt hoạt động cho vay:
phiếu - một kênh đầu tư khá an toàn mặc dù lợi nhuận thấp hơn nhiều so với hoạt động tín dụng.Các điều kiện cho vay của Vietinbank rất chặt chẽ, đặt ra những yêu cầu rất cao đối với các khách hàng muốn vay vốn tại Vietinbank vì hiện nay những khoản nợ xấu còn tồn đọng lại tại ngân hàng rất nhiều cũng như bài học về tăng trưởng tín dụng sốc vào những năm 2007-2008 đã khiến cho ngân hàng hiện nay rất e ngại việc cho các khách hàng vay vốn. Đó là lý do tại sao Vietinbank đã rất nhiều lần giảm lãi suất cho vay nhưng lượng khách hàng thực sự đáp ứng được yêu cầu để cho vay vẫn rất ít.
❖Nợ xấu làm nghẽn tín dụng:
Như đã phân tích ở chương II, mặc dù tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank có giảm trong những năm qua,duy trì ở mức dưới 3% nhưng con số tuyệt đối vẫn tiếp tục tăng. Việc một khoản tiền lớn không thể đưa vào lưu thông, bị chôn ở các tài sản đảm bảo sẽ gây lãng phí lớn cho xã hội, nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay. Với “cục máu đông trong mạch máu” lớn như thế này, nên có bơm đến mấy, “máu tín dụng” vẫn không thể chảy được. Nợ xấu chính là lý do khiến các ngân hàng thời gian qua không dám tiếp tục cho vay, dù nguồn vốn không thiếu. Ngân hàng phải thận trọng hơn với các khoản vay để tránh các khoản nợ xấu tiếp theo, dẫn tới hậu quả là các ngân hàng có tiền mà không cho vay được, còn nền kinh tế thì vẫn tiếp tục khát vốn. Hơn thế nữa, nhìn vào những cuộc đua về tăng trưởng tín dụng ồ ạt, gây sốc vào 3 tháng cuối năm như hiện nay thì nhiều khả năng trong những năm tiếp theo, nợ xấu vẫn tiếp tục có khả năng gia tăng. Hơn thế nữa, tốc độ xử lý nợ xấu lại khá chậm chạp.
❖Chất lượng sản phẩm cho vay
Mặc dù Vietinbank đã có quan tâm đến việc đưa ra những loại cho vay cụ thể phù hợp với yêu cầu khách hàng nhưng trên thực tế hiện nay các loại cho vay vẫn còn nghèo nàn, hầu như chỉ bán ra những gì mà ngân hàng có mà không thật quan tâm đến cái mà khách hàng cần. Trong khi ngân hàng thiết kế công phu các thể lệ huy động vốn bao nhiêu thì các sản phẩm đầu ra lại đơn điệu bấy nhiêu. Vietinbank thường ít áp dụng phương thức cho vay luân chuyển mà chỉ cho vay theo từng món độc lập vì thế vốn tín dụng thường không tiếp cận kịp thời với đối tượng cho vay.
Như vậy, thực tế hiện nay các khách hàng hầu như có ít cơ hội lựa chọn, nhiều khách hàng cần vốn dài hạn nhưng bắt buộc phải vay vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng lúng túng về tài chính. Đây cũng là điều bất cập mà ngay cả ngân hàng cũng lúng túng khi khách hàng đáo hạn phải dàn xếp cho khách hàng gia hạn hay đảo nợ mả đáng lẽ các ngân hàng có thể khắc phục được bằng việc đưa ra các loại vay phù hợp với khách hàng.
❖Chưa đẩy mạnh cho vay tiêu dùng:
Hiện nay, mặc dù Vietinbank đã chuyển dịch dần cơ cấu sang cho vay tiêu dùng nhiều hơn nhưng vẫn chưa quan tâm thỏa đáng đến cho vay tiêu dùng. Điều này đơn giản là vì hiện nay người dân tiếp cận ngân hàng vẫn chưa thuận lợi, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng còn thiếu và chưa nhiều tiện ích. Mặc dù các món vay tiêu dùng chủ yếu là nhỏ lẻ, nhưng ngân hàng không mất nhiều thời gian, chi phí như cho vay doanh nghiệp. Do khi cho vay doanh nghiệp, ngân hàng phải thẩm định dự án, phương án, nghiên cứu thị trường, giá trị hiện tại của doanh nghiệp, rủi ro thị trường, tiềm năng phát triển của doanh nghiệp, vị thế cạnh tranh... Trong khi với cho vay tiêu dùng, cán bộ tín dụng chỉ cần nắm rõ lai lịch của cá nhân vay vốn, chỗ ở, việc làm, thu nhập, quan hệ... Tuy nhiên, hiện đối với cho vay tiêu dùng, các ngân hàng vẫn ưu tiên vấn đề tài sản thế chấp. Điều này sẽ khiến số lượng khoản vay tiêu dùng bị giảm đi. Vì người vay phải thế chấp một căn nhà trị giá khoảng 500 triệu đến vài tỷ đồng, chỉ để vay khoảng vài chục đến vài trăm triệu đồng, nên người dân cũng ngại.
❖Rủi ro đạo đức cùng với năng lực quản trị rủi ro còn yếu kém.
Trong vụ án Huyền Như, sơ hở của hệ thống quản trị rủi ro tại Vietinbank chính là môi trường tạo ra các hành vi phạm tội của Huyền Như. Nhiều chứng từ và chữ ký giả vẫn lọt qua mọi cửa kiểm soát. Nhiều nghìn tỷ đồng đã được chuyển đi và rút ra bất hợp pháp dễ dàng. Khâu quản lý cán bộ và kiểm soát tín dụng của Vietinbank quá lỏng lẻo sau vụ Huyền Như. Vietinbank là một trong những ngân hàng có quy mô quá lớn, trong khi đó khâu quản trị, giám sát còn thiếu. Chính điều này đã tạo cơ hội cho các cán bộ tha hoá về đạo đức lợi dụng và vi phạm pháp luật. Đây là một lỗ hổng cực kỳ nghiêm trọng cần phải khắc phục ngay. Ngoài thiệt hại
về tài chính thì danh tiếng của ngân hàng sau những vụ cán bộ nhà băng lừa đảo chắc chắn cũng bị ảnh hưởng lớn trước mắt công chúng.
b) Nguyên nhân khách quan
❖Cung -cầu tín dụng:
Số liệu thống kê cho thấy, sức cầu tín dụng là rất thấp, cả ở góc độ cầu tín dụng cho đầu tư và cầu tín dụng cho tiêu dùng. Đối với cầu tín dụng cho đầu tư sản xuất kinh doanh, mức tổng đầu tư xã hội quí 1 năm 2014 là 28,4% GDP - mức dưới 30% GDP đầu tiên kể từ nhiều năm trở lại đây (trước năm 2010, con số này thường trên 40% GDP) có nghĩa nhu cầu vốn nói chung và vốn tín dụng nói riêng đã thu hẹp tương ứng.
về phía cung tín dụng: Nguồn vốn tín dụng khá dồi dào, do huy động vốn vẫn tiếp tục gia tăng. Đến 23/5/2014, nguồn huy động toàn ngàng tăng 4,2% (so với mức tăng tín dụng chỉ là 1,31%). Mặt bằng lãi suất trên thị trường liên ngân hàng thấp, nhiều NHTM áp lãi suất huy động dưới trần lãi suất qui định kỳ hạn 6 tháng trở xuống cũng cho thấy các NHTM đang dư dả nguồn vốn.
Tuy vậy, cung tín dụng luôn đi kèm với các điều kiện nhất định, bảo đảm nguyên tắc hoàn trả và sử dụng vốn đúng mục đích trong mọi hoạt động tín dụng. Nói cách khác, yêu cầu về các phương án/dự án sử dụng vốn khả thi, tạo được nguồn để trang trải khoản vay luôn được duy trì. TSBĐ cũng là một điều kiện quan trọng trong việc cung cấp các khoản tín dụng trong bối cảnh rủi ro tiềm ẩn hiện nay.
Hệ quả là, nguồn vốn cho hoạt động tín dụng đang vượt quá so với nhu cầu tín dụng hội đủ các điều kiện đặt ra của hệ thống NHTM. Nhiều NHTM đã lựa chọn các kênh sử dụng vốn khác, trong đó có việc tăng mạnh đầu tư trái phiếu chính phủ và trái phiếu được chính phủ bảo lãnh, với mức thu nhập thấp hơn chút ít hoạt động cho vay, nhưng an toàn hơn và có tính lỏng cao, tạo sự linh hoạt trong việc quản lý