Mô hình bộ máy quản trị rủi ro trong cơ cấu tổ chức của Ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước basel II tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 157 (Trang 43 - 45)

Ngoại thương Việt Nam

Vietcombank xây dựng mô hình quản lý tín dụng tập trung thông qua việc kết nối trực tuyến luân chuyển hồ sơ từ tất cả các chi nhánh đến Hội sở chính. Đây chính là mô hình quản lý rủi ro một cách có hệ thống. Hội đồng quản trị và Ủy ban quản lý rủi ro sẽ là bộ phận ban hành các chính sách tín dụng và quản lý rủi ro. Hội đồng quản trị đưa ra chủ trương, chính sách trong từng năm và các giai đoạn. Ban điều hành sẽ thực hiện những công việc theo chính sách đã đề ra. Mỗi cấp quản lý đều có chức năng riêng trong công tác quản lý rủi ro để gắn chặt trách nhiệm của toàn bộ hệ thống vào công tác quản lý rủi ro chung. Tại Hội sở chính: hoạt động quản lý rủi ro của Vietcombank sẽ tập trung vào Ủy ban quản lý rủi ro, Hội đồng xử lý rủi ro. Các phòng ban khác trong bộ máy quản lý rủi ro có trách nhiệm tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc điều hành các hoạt động liên quan đến QLRR bao gồm soạn thảo các văn bản hướng dẫn, các quy trình nghiệp vụ và các chính sách chỉ đạo cụ thể phù hợp với tình huống thị trường, giám sát và đánh giá hoạt động QLRR với toàn bộ hệ thống cũng như dưới mỗi chi nhánh, đề xuất các biện pháp cải thiện tình hình.

Hình 2.1: Mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank

(Nguồn: Báo cáo chuyên đề của Vietcombank năm 2016)

Theo mô hình, bộ máy QTRRTD của NH từ hội sở chính đến các chi nhánh được phân cấp rõ ràng về mức độ phán quyết, chức năng, nhiệm vụ. Cụ thể: các nghiệp vụ kinh doanh chính trong đó có hoạt động cấp tín dụng sẽ được quản lý tập trung tại hội sở chính, các chi nhánh chủ yếu làm chức năng “bán hàng”, đồng thời, bộ máy QTRRTD của NH còn phải thường xuyên giám sát, xây dựng các chính sách RRTD, chính sách phân bổ TD, chính sách khách hàng, xây dựng danh mục đầu tư,...

- Hệ thống phân cấp, thẩm quyền ra quyết định tín dụng cụ thể, rõ ràng, theo nguyên tắc thận trọng, có tính chất tập thể.

- Quy trình ra quyết định TD đảm bảo tách bạch giữa khâu thẩm định và ra quyết định. Các tiêu chuẩn cấp TD được quy định rõ ràng và công khai. Mọi diễn biến đối với khoản TD đã cấp được thể hiện chính xác và cập nhật trên hệ thống.

- Phòng quản lý RRTD trực thuộc hội sở chính có nhiệm vụ đánh giá rủi ro theo tổng thể danh mục và rà soát rủi ro trực tiếp đối với khoản cấp TD lớn, có tính chất phức tạp.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước basel II tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 157 (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w