Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước basel II tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 157 (Trang 77 - 81)

Thứ nhất: Triển khai mô hình PD

Ngày 08/01/2018, Vietcombank chính thức công bố hoàn thành xây dựng mô hình lượng hóa xác suất vỡ nợ đối với rủi ro tín dụng (hay còn được gọi là mô hình PD) theo tiêu chuẩn Basel II cho hầu hết các danh mục tín dụng, qua đó đủ điều kiện để sẵn sàng áp dụng Hiệp ước Basel II theo phương pháp nâng cao (IRB)

Căn cứ vào thực tế danh mục tín dụng của Vietcombank, xu hướng phát triển và các thông lệ quốc tế, Dự án đã xây dựng và hoàn thành 09 mô hình PD (gồm các mô hình: Doanh nghiệp lớn, Doanh nghiệp trung bình, Doanh nghiệp FDI, Doanh nghiệp mới thành lập, SME bán lẻ, Cá nhân sản xuất kinh doanh, Cho vay bất động sản cá nhân, Ngân hàng nội địa và Cấp tín dụng tài trợ dự án thuộc Cấp tín dụng chuyên biệt). Kết quả kiểm định cho thấy hầu hết các mô hình đều ở mức đạt chuẩn

62

và tốt theo thông lệ quốc tế. Chỉ số phản ánh độ chính xác của mô hình (AR) trung bình đều đạt từ 70-89%, so với thông lệ quốc tế tốt nhất là 55-65%. (VCB News)

Thứ hai: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR)

(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm của Vietcombank)

Trong những năm từ 2013 đến 2017, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của Vietcombank đều cao hơn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước ở mức 9% theo thông tư 36/2014 - TT. Đây là kết quả của tập thể ban quản trị rủi ro của Vietcombank. Có một tỷ lệ an toàn vốn cao thể hiện năng lực tài chính của Vietcombank tăng đối mạng và ổn định trong thời gian qua phù hợp với tiêu chuẩn của hiệp ước Basel I, hướng chủ yếu đến quản trị rủi ro tín dụng, mà chưa đề cập đến rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường.

Thứ ba: Chi tiêu đo lường khả năng thanh khoản

Vietcombank luôn kiểm soát tốt tình hình nợ quá hạn ở mức độ cho phép, phù hợp với khẩu vị rủi ro của ngân hàng. Đây là một trong những điểm mạnh của ngân hàng uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Tình hình nợ xấu của Vietcombank luôn ở mức thấp nhất so với các ngân hàng thương mại khác. Cho thấy ngân hàng chú trọng vào kiểm soát rủi ro tín dụng để đạt được yêu cầu của NHNN cũng như chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra của HĐQT.

Thứ tư: Mức dự phòng rủi ro và tổn thất rủi ro

Theo tiêu chuẩn của Basel II thì công tác phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro là việc cần thiết nhằm chủ động ứng phó với các loại rủi ro có thể xảy ra. Hiện tại, Vietcombank đang thực hiện rất tốt công tác phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.

* Về công tác phân loại nợ, tính toán dự phòng rủi ro: Ít nhất mỗi quý một lần, các chi nhánh của Vietcombank thực hiện phân loại nợ và tính toán số tiền phải

trích lập dự phòng rủi ro. Số liệu lấy đến thời điểm ngày làm việc cuối tháng (đối với phân loại nợ theo tháng) hoặc ngày cuối quý (đối với phân loại nợ theo quý). Thời gian phân loại nợ hoàn thành trong 10 ngày đầu của tháng kế tiếp. Riêng đối với quý IV, chi nhánh lấy số dư tại thời điểm cuối ngày 30 tháng 11 để phân loại nợ và tính toán số tiền trích lập dự phòng rủi ro cho cả năm tài chính, hoàn thành trước ngày 10 của tháng 12. Đối với các khoản nợ xấu, hàng tháng các chi nhánh phải thực hiện việc phân loại nợ, phân tích và đánh giá lại khả năng trả nợ của từng khách hàng để có biện pháp thu hồi.

* về việc trích lập dự phòng rủi ro: Việc trích lập dự phòng rủi ro được thực hiện hàng quý để hình thành nguồn tập trung tại Trụ sở chính của Vietcombank. Trên cơ sở kết quả kinh doanh, tình hình phân loại nợ và tính toán số tiền phải trích dự phòng rủi ro của các chi nhánh theo quy định này, Tổng giám đốc xác định số dự phòng phải trích hàng quý để trích lập và phân bổ chi phí trích lập dự phòng rủi ro cho từng chi nhánh. Những chi nhánh chưa trích đủ dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ, căn cứ vào số dự phòng còn phải trích, Tổng giám đốc phân bổ tiếp số chi phí dự phòng còn thiếu cho chi nhánh. Đối với chi nhánh đã trích vượt số dự phòng phải trích sẽ được hoàn trả phần dự phòng trích thừa trong quý kế tiếp.

Đặc biệt, trong năm 2017 dư quỹ dự phòng rủi ro đạt 8.113 tỷ đồng, tỷ lệ DPRR/nợ xấu duy trì ở mức cao (~130,69%) cao nhất trong các ngân hàng thương mại.

Thứ năm: Chính sách tín dụng và QTRRTD tốt: luôn được đánh giá khách

quan là ngân hàng có chính sách tín dụng phù hợp trên cơ sở quy định của pháp luật, bên cạnh đó không tập trung cấp tín dụng quá cao cho các khách hàng, nhóm khách hàng, các ngành nghề lĩnh vực có liên quan đến nhau, một loại tiền tệ, một địa bàn.. .quyết định cấp tín dụng thực hiện theo chế độ hội đồng, mang tính khách quan loại trừ suy nghĩ cá nhân. Cùng với công tác chú trọng quản lý rủi ro có hệ thống ngay từ bước thẩm định, giải ngân, đồng thời tăng cường và thực hiện hiệu quả công tác kiểm trước, trong và sau khi cho vay.

Thứ sáu: Thực hiện quy trình tổ chức QTRRTD khoa học

Tại mỗi chi nhánh đều được chuyên môn hóa hoạt động tín dụng theo từng chức năng: bộ phận khách hàng; bộ phận thẩm định và xét duyệt cho vay; bộ phận

quản lý nợ; bộ phận theo dõi thu hồi nợ và xử lý rủi ro. Chính quá trình này đã đảm bảo cho mỗi khoản tín dụng được cấp ra có chất lượng, đảm bảo khả năng hoàn trả nợ gốc của món vay. Vì vậy, hạn chế rất nhiều RRTD phát sinh. Bên cạnh đó, Vietcombank áp dụng một hệ thống QTRRTD tập trung, được phân lập rõ ràng theo quy trình, chức năng giữa quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Sự tách biệt giữa ba chức năng nhằm giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy được tối đa kỹ năng chuyên môn của từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng.

Thứ bảy: Công tác công bố thông tin

Công tác công bố thông tin theo nguyên tắc thị trường tại Vietcombank đã được thực hiện đều đặn và minh bạch hơn. Trong mấy năm gần đây, trước yêu cầu của NHNN về việc phải đảm bảo số liệu báo cáo đầy đủ hơn, chính xác hơn và kịp thời hơn, hơn nữa do yêu cầu của chính các NHTM về việc phải có thông tin đảm bảo cả về số lượng lẫn chất lượng nhằm phục vụ tốt công tác quản lý điều hành, công tác báo cáo thống kê tại Vietcombank đã được thực hiện một cách bài bản hơn, đều có bộ phận chuyên trách tổng hợp báo cáo thống kê theo cả ngành dọc và ngành ngang. Ngoài ra Vietcombank còn thể hiện sự quan tâm hơn đến công tác báo cáo thống kê thông qua việc không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác báo cáo thống kê, tăng chi phí đầu tư máy móc công nghệ, không ngừng cải tiến hệ thống mẫu biểu báo cáo nhằm đảm bảo đủ chỉ tiêu báo cáo theo yêu cầu, thay đổi quy trình nghiệp vụ nhằm quản lý tốt nhất chất lượng thông tin trên hệ thống (tách độc lập bộ phận tác nghiệp số liệu trên hệ thống)...

Bên cạnh việc chú trọng quản lý số liệu báo cáo thống kê, Vietcombank trong thời gian qua đều tập trung đầu tư công nghệ mới, tận dụng tối đa khả năng khai thác số liệu từ hệ thống, tăng tỷ trọng tổng hợp số liệu báo cáo thống kê một cách tự động, giảm khối lượng công việc làm bằng tay. Vì vậy, số liệu báo cáo thống kê phản ánh chính xác hơn tình hình thực tế, hỗ trợ công tác quản lý điều hành một cách có hiệu quả hơn.

Ngoài ra, Vietcombank cũng đã và đang thực hiện hiện đại hóa ngân hàng, mua phần mềm hiện đại của nước ngoài, qua đó:

(i) Tổ chức được hệ thống kế toán tập trung, xử lý giao dịch trực tuyến trong toàn hệ thống, trên cơ sở đó phát triển các sản phẩm tiện ích;

(ii) Thông tin kế toán - thống kê đầy đủ, kịp thời, chính xác hơn đã giúp cho việc

quản trị tài sản có, tài sản nợ, quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả hơn.

Xây dựng được hệ thống khuôn khổ cơ chế, chính sách tín dụng đồng bộ - định hướng chiến lược, tư tưởng chỉ đạo chính sách tín dụng khung và kế hoạch phát triển tín dụng đã được thể hiện trong Sổ tay tín dụng; Khung chính sách tín dụng được ban hành khá đồng bộ, bao gồm quy định giới hạn tín dụng và thẩm quyền quyết định giới hạn tín dụng, quy chế Hội đồng tín dụng, quy định đồng tài trợ, quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro, các quy định cho vay, quy định bảo đảm tiền vay, quy định miễn, giảm lãi...; Các quy trình nghiệp vụ tín dụng được chuẩn hoá theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và các tài liệu hướng dẫn như Sổ tay tín dụng, phân tích tài chính doanh nghiệp, quy trình quản lý cho vay trên hệ thống INCAS, quy trình xếp hạng tín dụng khách hàng; Ngoài ra, để ứng xử kịp thời với những biến động của môi trường kinh tế, pháp lý, còn có các văn bản chỉ đạo và cảnh báo tín dụng trong từng thời kỳ.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước basel II tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 157 (Trang 77 - 81)