Sắp xếp lại bộ máy quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước basel II tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 157 (Trang 93)

Việc sắp xếp lại bộ máy quản trị rủi ro tín dụng là việc làm vô cùng cần thiết trong giai đoạn gấp rút để hoàn thành mục tiêu chuẩn hóa theo Hiệp ước Basel II. Trên cơ sở đó, mục tiêu của ngân hàng cần hướng đến là:

- Thiết lập tại các chi nhánh chức năng kinh doanh tín dụng của Khối quan hệ khách hàng. Trong đó việc cấp tín dụng được thực hiện qua 3 khâu độc lập: giao dịch với khách hàng, thẩm định tín dụng và ra quyết định cấp tín dụng.

-Khối quản lý RRTD thiết lập theo chiều dọc từ Hội sở chính đến từng Chi nhánh, hoàn toàn độc lập với Khối quan hệ khách hàng, chịu sự chỉ đạo và điều hành từ quản lý RRTD cấp trên.

-Thiết lập mạng lưới KT-KSNB ở tất cả các hoạt động liên quan đến tín dụng, đảm bảo hoạt động kiểm tra, giám sát được thực hiện hằng ngày.

-Thiết lập bộ phận kiểm toán nội bộ từ Hội sở chính đến từng đơn vị kinh doanh, đảm cho việc đánh giá đầy đủ theo định kỳ hoạt động của hệ thống.

Để đảm bảo sự độc lập 3 khâu: giao dịch, thẩm định và phê duyệt tín dụng là cơ sở để giảm phát sinh RRTD và nợ xấu. Thì việc chuyên môn hóa phòng ban tại Chi nhánh là việc cực kỳ cần thiết.

- Tại các chi nhánh: Chuyên môn hóa chức năng bán hàng, tăng thời gian dành

cho bán hàng, giảm thời gian tác nghiệp, từ đó có điều kiện để tiếp xúc và hiểu rõ khách hàng, là cơ sở đầu tiên để xác định quyền quyết định cấp tín dụng hay không.

- Xử lý hồ sơ tín dụng được giao cho các phòng ban chức năng hỗ trợ.

- Tăng cường khả năng kiểm soát RRTD từ Hội sở cho tới Chi nhánh để đảm bảo tính độc lập theo Basel II.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước basel II tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 157 (Trang 93)