Hoạt động chính của Công ty bao gồm : Môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán và bảo lãnhphát hành chứng khoán.
2.1.3.1 Dịch vụ tư vấn
- Với đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm làm việc lâu năm, được đào tạo trong môi trường trong nước cũng như quốc tế có khả năng chuyên môn hóa tới từng khâu trong quy trình tư vấn để đưa ra giải pháp thích hợp, đáp ứng một cách hiệu quả những mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, VPBS đã tham gia tư vấn, thu xếp vốn thông qua việc phát hành trái phiếu và chào bán riêng lẻ có giá trị hàng chục nghìn tỷ đồng cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
- Với mạng lưới nhà đầu tư rộng khắp gồm các tổ chức tài chính có uy tín trong nước và quốc tế, được sự hỗ trợ toàn diện của hai Ngân hàng VPBank và Ngân hàng OCBS (Singapore), VPBS là đối tác tin cậy, luôn song hành và gắn bó lâu dài với các doanh nghiệp trong suốt quá trình phát triển thông qua các gói dịch vụ tài chính doanh nghiệp tổng thể.
Tư vấn Cổ phần hóa Doanh nghiệp
- Tư vấn quan hệ nhà đầu tư (IR)
2.1.3.1 Môi giới chứng khoán
- Xác định giá trị Doanh nghiệp
- Tư vấn phương án chào bán cổ phần ra bên ngoài - Tái cơ cấu và xây dựng chiến lược sau cổ phần hóa
Thu xếp vốn
- Tư vấn thu xếp phát hành trái phiếu Doanh nghiệp bao gồm trái phiếu thông thường và trái phiếu chuyển đổi.
- Phát hành trái phiếu ra công chúng
- Phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư, tổ chức, đối tác chiến lược
- Thu xếp vốn thông qua các hình thức khác như: cơ cấu khoản vay, nợ....
Tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
- Tìm kiếm đối tác và kết nối nhu cầu thực hiện M&A - Xây dựng qui trình giao dịch M&A
- Tư vấn các bên xây dựng phương án thực hiện giao dịch
Tư vấn niêm yết, đăng ký giao dịch
- Cổ phiếu - Trái phiếu
- Dựng sổ phát hành - Đại lý phát hành - Thanh toán/Lưu ký Dịch vụ giá trị gia tăng
- Quảng bá hình ảnh Doanh nghiệp ở Việt Nam và trên toàn thế giới
• Môi giới chứng khoán trên thị trường niêm yết (HSX, HNX);
• Môi giới chứng khoán trên thị trường UpCom;
• Môi giới chứng khoán OTC;
• Đại lý đấu giá chứng khoán;
• Môi giới cổ phiếu lô lớn;
• Môi giới giao dịch trái phiếu.
2.1.3.2 Giao dịch chứng khoán
VPBS luôn cam kết đảm bảo nguyên tắc công bằng, minh bạch trong hoạt động giao dịch nhằm mang đến cho khách hàng sự yên tâm, tin tưởng đối với tài sản và nguồn vốn cảu mình tại VPBS. Với nền tảng công nghệ hiện đại, đồng bộ giúp nhận lệnh và truyền lệnh nhanh nhất hỗ trợ khách hàng giao dịch chứng khoán một cách nhanh chóng, thuận lợi chi phí hợp lý, gia tăng hiệu quả đầu tư.
Hoạt động giao dịch :
• Hỗ trợ đặt lệnh tại sàn giao dịch;
mối quan hệ với khách hàng
2.1.4.1 Cơ hội
Định hướng và chính sách của Đảng và Nhà nước phù hợp, khuyến khích
• Thực hiện lưu ký chứng khoán;
• Thực hiện và phân bổ quyền liên quan đến chứng khoán cảu nhà đầu tư;
• Cung cấp hệ thống báo cáo, sao kê tài khoản cho tiết, rõ ràng;
• Nhân viên chuyên nghiệp, cẩn trọng;
• Hệ thống tin nhắn tự động số dư tiền, chứng khoán đầu ngày...
2.1.3.2 Dịch vụ tài chính
Bên cạnh việc cam kết luôn duy trì những sản phẩm, DVTC truyền thống chất lượng tốt nhất ( ứng trước, hỗ trợ thanh toán,.) với mục tiêu trở thành công ty tiên phong trong việc cho ra các sản phẩm tài chính đa dạng phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Với các gói DVTC doanh nghiệp tổng thể, VPBS tự hào là đối tác tin cậy và hiệu quả. Song hành gắn bó với các doanh nghiệp trong suốt quát trình phát triển. Lưu ký, đăng ký chứng khoán giúp khách hàng hạn chế những rủi ro khi nắm giữ chứng khoán. Việc mua, bán, chuyển nhượng được thuận tiện hơn thông qua hệ thống thanh toán bù trừ. VPBS cũng luôn có bước phát triển mới trong việc quản lý chứng khoán và thực hiện các quyền liên quan đến chứng khoán của khách hàng như “Quản lý sổ cổ đông” và “Đại lý chuyển nhượng” cho các công ty cổ phần đặc biệt là các công ty hướng tới niêm yết cổ phiếu trên TTCK. Bên cạnh đó, VPBS còn triển khai mạnh dịch vụ hỗ trợ lưu ký chứng khoán chưa niêm yết cho các doanh nghiệp.
Bên cạnh việc tiếp tục mở rộng mạng lưới phòng giao dịch, giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc tiếp cận dịch vụ của VPBS trên toàn quốc, VPBS đang tiếp tục nghiên cứu để giới thiệu thêm các tiện ích giá trị gia tăng để giúp mọi giao dịch của khách hàng được đơn giản, nhanh chóng và chính xác hơn.
đầu tư nước ngoài.
- Cơ chế chính sách, hành lang pháp lý đang dần được hoàn thiện, tạo điều kiện cho các chủ thể nền kinh tế phát triển.
* Tiềm năng về khách hàng
Số liệu từ UBCKNN cho thấy, trong hơn 100 công ty chứng khoán trên thị trường, riêng năm 2012 có tới hơn 50% các CTCK bị thua lỗ, nếu tính lỗ lũy kế thì con số lên trên 70%. Theo đó, UBCKNN đã đưa 11 CTCK vào diện kiểm soát đặc biệt và 3 công ty vào diện kiểm soát vì thế nên sự đào thải diễn ra sẽ là tất yếu. Các NĐT hiện nay đã chuyển tài khoản sang các CTCK có uy tín. Đây là cơ sở cho VPBS có thể sử dụng uy tín thương hiệu của mình cũng như tận dụng uy tín từ ngân hàng mẹ VPBANK để thu hút và lôi kéo thêm lượng khách hàng về với công ty mình cũng như tiếp tục duy trì, phát triển tốt mối quan hệ với lượng khách hàng cũ, khách hàng truyền thống của VPBS.
* Xu thế hội nhập quốc tế
Hội nhập mở ra cơ hội chung cho các CTCK trong nước có điều kiện học hỏi kinh nghiệm điều hành, quản lí của các thị trường phát triển hơn trên thế giới
cũng như tận dụng được ưu thế về khoa học, kỹ thuật, đặc biệt là CNTT. Bên cạnh đó, mở cửa thị trường DVTC là cơ hội để tiếp cận với nguồn vốn và NĐT nước ngoài nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh.
2.1.4.1 Thách thức
* Tác động của nền kinh tế thế giới và trong nước
- Năm 2012 được đánh giá là một năm khó khăn thực sự với nền kinh tế Việt Nam nói chung và TTCK nói riêng. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam chỉ đạt 5,03%, giảm 0,86% so với tăng trưởng kinh tế năm 2011 trong khi CPI tăng ở mức 6,81%. Trong điều kiện đó, TTCK bứt phá trong 5 tháng đầu năm song lại lao dốc mạnh trong 6 tháng tiếp theo và chỉ hồi phục vào tháng 12/2012. Kết thúc năm 2012, chỉ số VN-index giảm 20% và HNX-Index giảm 36% so với số liệu tại thời điểm 31/12/2011.
- Năm 2013, cùng với quá trình tái cơ cấu TTCK, số lượng CTCK được nhận định tiếp tục thu hẹp. Theo tính toán của lãnh đạo một CTCK, với hoạt động môi giới đơn thuần, ngay cả khi thị trường chỉ còn lại 50 CTCK và giá trị giao dịch bình quân toàn thị trường trong năm 2013 đạt 1000 tỷ đồng/ phiên, thì những công ty nào có thị phần khoảng 2% trở lên mới thu đủ bù chi. Những công ty có thị phần quá nhỏ không trụ được và đứng trước nguy cơ ngừng hoạt động. Đồng thời, năm 2013 tiếp tục là một năm chưa hết khó khăn đối với khối CTCK nên CTCK phải tập trung phát triển các sản phẩm, dịch vụ chính, không đầu tư dàn trải và trú trọng bảo toàn nguồn vốn.
* Hệ thống các quy định pháp lý
- Hệ thống các quy định pháp lý vẫn còn chồng chéo, chưa hoàn thiện và thiếu đồng bộ. Hiện nay, đang có sự mâu thuẫn giữa các quy định của Luật
Doanh nghiệp với các quy định của pháp luật chứng khoán. VD : theo quy định Điều 96, Điều 115 LDN 2005, Đại hội đồng cổ đông có thẩm quyền bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm thành viên HĐQT, Ban kiểm soát. Tuy nhiên, Điều 11 Thông tư số 121/2012/TT-BTC của BTC ngày 26/7/2012 quy định về Quản trị công ty của công ty đại chúng lại quy định, HĐQT có quyền bổ nhiệm một người làm thành viên HĐQT tạm thời.
- Thông tư 210/2012 UBCKNN quy định quản lý tiền gửi giao dịch chứng khoán buộc các CTCK phải hoàn tất quản lý tách bạch tài khoản của CTCK với NĐT trước ngày 15/1/2014. Việc quy định mới này buộc các CTCK thiết lập đồng thời 2 hệ thống là hoặc khách hàng của CTCK mở tài khoản trực tiếp tại ngân hàng do CTCK lựa chọn hoặc là CTCK mở tài khoản chuyên dụng tại ngân hàng thương mại để quản lý tiền giao dịch chứng khoán của khách hàng,.. sẽ gây tốn kém không ít cho các CTCK. Việc triển khai gặp không ít khó khăn.
- Theo quy định tại Quyết định 105/2013 của UBCK, các CTCK cần đặc biệt quan tâm tới thiết lập hệ thống QTRR để đảm bảo quản lý an toàn tài sản cho KH.
* Sức ép cạnh tranh của các CTCK khác
Với số lượng khoảng 100 CTCK trong một thị trường nhỏ như Việt Nam là quá nhiều, cùng với sự sa sút của thị trường nên sự đào thải diễn ra sẽ là tất yếu. Các NĐT hiện nay đã chuyển tài khoản sang các CTCK có uy tín. Đón làn sóng dịch chuyển này, các CTCK còn lại liên tục đưa ra các chính sách mới để thu hút tài khoản của các NĐT, nhất là trong bối cảnh những phiên giao dịch đầu tiên của năm 2013 có khối lượng giao dịch tăng vọt, trung bình gần 2.000 tỷ đồng/phiên, cùng những biện pháp hỗ trợ ( tăng biên độ giao dịch giảm phí ...)
Chẳng hạn, VNDirect tung ra dịch vụ smart T+ cho phép được mua chứng khoán trên tài khoản margin đến cuối ngày T+4 mới bắt đầu tính lãi. Hay FPT giảm lãi suất giao dịch ký quỹ và ứng trước xuống còn 16.5%/ năm so với lãi suất trước đó là 18%/năm. HSC và SSI vẫn duy trì lãi suất margin và ứng trước là 18%/năm. Một số CTCK chấp nhận cho vay giao dịch ký quỹ đến 50% với một số mã cổ phiếu nhất định. CTCK MB (MBS), CTCK Bảo Việt (BVSC), CTCK BIDV (BSC), CTCK Bản Việt, CTCK FPT (FPTS), CTCK ACB (ACBS)... cũng thông báo điều chỉnh giảm lãi suất giao dịch margin, còn 16 - 18%/năm. Lãi suất ứng trước tiền bán chứng khoán giảm 1 - 2 điểm %.
Trong bối cảnh TTCK còn nhiều áp lực, các CTCK còn phải tiếp tục tung ra nhiều chương trình không những đảm bảo tài sản cho NĐT, mà còn giúp khối tài sản này sinh lời dài hạn hơn.
* Sức ép từ chính ngân hàng VPBank
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được thành lập vào năm 1993. Sau 20 năm hoạt động, vốn điều lệ hiện nay là 5.770 tỉ đồng, với trên 20 0 đơn vị kinh doanh tại 33 tỉnh thành; VPBank được đánh giá là thương hiệu mạnh của ngành ngân hàng (1 trong 20 ngân hàng hàng đầu tại VN). VPBank đã đạt giải thưởng Thương hiệu VN do Hội đồng quốc gia trao tặng; Giải Ngân hàng có chất lượng dịch vụ được hài lòng nhất; Giải tăng trưởng outbound - giải tăng trưởng số lượng điểm giao dịch cao nhất, giải thưởng điểm kích hoạt giao dịch cao nhất của dịch vụ Western Union; Giải về tỉ lệ điện chuẩn thanh toán quốc tế của Wells Fargo...Đặc biệt, với tổng tài sản đạt trên 98.000 tỷ đồng cùng với mạng lưới trên 200 điểm giao dịch, VPBank tiếp tục được vinh danh lần thứ 2 trong danh sách 100 thương hiệu mạnh VN năm 2012 . Đây là sự ghi nhận cho những nỗ lực xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu của ngân hàng uy tín
Đối tượng KH Số lượng TK Tỷ lệ
Trong nước 9437 99.8 %
Tổ chức 136 1,4 %
hàng đầu VN. Mục tiêu tương lai của VPBAnk là đến năm 2017 trở thành một trong 3 ngân hàng bán lẻ hàng đầu VN và lọt Top 5 các ngân hàng thương mại hàng đầu.
Chính vì là công ty trực thuộc với nguồn vốn đầu tư 100% từ một ngân hàng có vị thế thương hiệu uy tín với KH như vậy, VPBS càng phải cố gắng nỗ lực hết mình để khẳng định thương hiệu của ngân hàng mẹ cũng như không ngừng nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ để thu hút và đáp ứng mọi nhu cầu từ phía khách hàng và xây dựng mối quan hệ vững chắc với KH.
2.2 Thực trạng mối quan hệ khách hàng của công ty chứng khoán Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS)
2.2.1. Về mặt định lượng :
Việc tham gia vào thị trường trong một thời điểm tương đối sớm đã giúp công ty có điều kiện trao đổi nghiệp vụ, kỹ thuật đào tạo nâng cao uy tín của công ty đối với các NĐT trên thị trường. Sau gần 7 năm hoạt động, VPBS đã thiết lập được một cơ sở KH tương đối vững mạnh, mối quan hệ với khách hàng được thiết lập ngày càng được tăng cường và hoàn thiện hơn. Cụ thể, kết quả này được thể thông qua một số chỉ tiêu như sau:
2.2.1.1. Số lượng tài khoản khách hàng được mở tại công ty chứng khoán Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS) :
Qua gần 7 năm hoạt động, số lượng tài khoản của NĐT mở tại CTCK Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - VPBS không ngừng tăng lên. Bằng các chính sách khuyến khích của mình, công ty không chỉ giữ chân được các KH ruyền thống mà còn lôi kéo được nhiều KH mới đầy tiềm năng. Cụ thể, số lượng tài khoản khách hàng tính đến thời điểm ngày 02/05/2013 như sau:
Đứng trước tình hình cuộc cạnh tranh thu hút khách hàng giữa các CTCK ngày càng trở nên gay gắt hơn nhưng số lượng NĐT tìm đến với VPBS vẫn là một con số rất lớn. Có được điều này là do công ty đã xây dựng được hình ảnh uy tín trong mắt khách hàng, chất lượng dịch vụ của công ty cao khi cung cấp cho nhà đầu tư. Uy tín của công ty càng được thể hiện rõ hơn khi tình trạng thị trường cuối năm 2012 đang xuống dốc, nhưng sô lượng các nhà đầu tư tham gia giao dịch tại VPBS vẫn tăng lên với tốc độ lớn. Chỉ tính riêng trong 4 tháng đầu năm 2013 đã có gần 500 tài khoản được mở. Con số này chưa tính đến số lượng tài khoản gia tăng tại các phòng giao dịch và các đại lý nhận lệnh. Có được kết quả này là do chính sự nỗ lực xây dựng hình ảnh, thương hiệu của bản thân và
mạng lưới rộng lớn của công ty nên dễ dàng tiếp cận với nhà đầu tư hơn, mở rộng được cơ sở khách hàng, tạo được niềm tin lớn đối với các nhà đầu tư.
2.2.1.1 Doanh thu từ các hoạt động của công ty chứng khoán Ngân
Bảng 2.4: Số lượng tài khoản mở tại VPBS tính đến ngày 02/05/2013
Số lượng khách hàng mới gia tăng trong khi vẫn duy trì được khối lượng khách hàng truyền thống.
- Riêng 2010, công ty đã có thêm khoảng 700 tài khoản mở mới từ thành công mua lại thị phần môi giới của công ty cổ phần chứng khoán Vincom tại miền Bắc.
- Năm 2011 số lượng TK vào khoảng 7505 (mở thêm 1342 TK ). - Năm 2012 số lượng TK lên tới 8960 (mở thêm 1455 TK ).
Biểu đồ 2.1: Số lượng tài khoản khách hàng tại VPBS tính đến 2/5/2013 9000 8000 7000 3000 2000 1000 0 10000 6000 Số lượng TK 5000 4000 Thời điểm
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 4 tháng
đầu năm 2013