Cho vay khách hàng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu THẨM ĐỊNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH XUÂN (Trang 30)

1.1.1. Khái niệm và các nguyên tắc cho vay khách hàng doanh nghiệp

1.1.1.1. Khái niệm cho vay khách hàng doanh nghiệp

 Khái niệm khách hàng doanh nghiệp

Khái niệm doanh nghiệp theo Lưu Thị Hương (2012) là: “Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hữu”.

Theo Nguyễn Ngọc Huyền (2013) doanh nghiệp là: “Tổ chức thực hiện việc tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ trong nền kinh tế thị trường được gọi với tên chung nhất là doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, là một pháp nhân, được thừa hưởng về mặt pháp lý và đi vào hoạt động. Trong quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp có nhiều nhu cầu về vốn, dịch vụ, thanh toán… để phục vụ cho mục đích kinh doanh của mình. Và giải pháp hiệu quả là doanh nghiệp tìm đến ngân hàng.

Như vậy, “Khách hàng doanh nghiệp của NHTM là những doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng vào mục đích sản xuất kinh doanh của họ”.

 Khái niệm cho vay khách hàng doanh nghiệp

Cho vay là một hoạt động truyền thống và quan trọng của NHTM. Cho vay thường chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản của ngân hàng, đem lại nhiều lợi nhuận nhất nhưng cũng là hoạt động có nhiều rủi ro nhất. Có nhiều khái niệm về cho vay của NHTM, trong đó có một số khái niệm như sau:

Phan Thị Thu Hà (2014) đã đưa ra khái niệm cho vay như sau: “Cho vay là việc ngân hàng cấp tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định”.

Theo Rose (1999), cho vay là chức năng kinh tế hàng đầu của Ngân hàng, để tài trợ chi tiêu của doanh nghiệp, các cá nhân và các cơ quan chính phủ. Cho vay của ngân hàng có mối quan hệ mật thiết với tình hình phát triển kinh tế khu vực mà ngân hàng phục vụ. Thông qua các khoản vay của ngân hàng, thị trường sẽ có thêm các thông tin về chất lượng tín dụng của từng khách hàng, giúp họ có khả năng nhận thêm các khoản cho vay mới từ những nguồn khác với chi phí thấp hơn.

Theo Nguyễn Thị Phương Nhi (2019), “Hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại là sự thỏa thuận giữa ngân hàng thương mại với tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khẩu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”. Như vậy cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả gốc và lãi.

Theo đó, ta có khái niệm cho vay KHDN như sau: “cho vay KHDN là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho các KHDN một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.”

1.1.1.2. Các nguyên tắc vay vốn

Thứ nhất: Sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

Trong hợp đồng tín dụng ký kết giữa ngân hàng có ghi rõ mục đích sử dụng vốn, theo đó, khách hàng phải sử dụng vốn đúng mục đích, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng thu hồi nợ vay. Đối với ngân hàng, cần kiểm tra xem khách hàng có sử dụng vốn như mục đích đã cam kết hay không, từ đó có những biện pháp cấp tín dụng phù hợp. Đối với khách hàng, việc sử dụng vốn vay đúng mục đích góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của doanh nghiệp, đồng thời điểm bảo khả năng trả nợ. Từ đó, nâng cao uy tín của KHDN với ngân hàng và gia tăng mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng.

Trước khi cho vay, ngân hàng thẩm định mục đích sử dụng vốn của doanh nghiệp có phù hợp với ngành nghề đăng ký kinh doanh hoặc nhu cầu thực tế của doanh nghiệp hay không. Đây cũng là một nội dung thẩm định quan trọng.

Thứ hai, Nguyên tắc hoàn trả nợ gốc và và lãi đúng thời hạn đã thỏa thuận.

Đây là một nguyên tắc không thể thiếu trong hoạt động cho vay. Điều này xuất phát từ tính chất nguồn tiền nhàn rỗi tạm thời huy động từ gửi tiết kiệm của các khách hàng, sau đó cho vay khách hàng khác trong một thời gian nhất định. Do vậy các khách hàng vay vốn cần phát hoàn trả lại cho ngân hàng khoản tiền nợ theo đúng thỏa thuận nợ gốc và nợ lãi.

Việc thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp nhằm mục đích đánh giá doanh nghiệp có khả năng thực hiện được nguyên tắc cho vay này.

1.1.2. Vai trò của hoạt động cho vay doanh nghiệp

1.1.2.1. Đối với khách hàng doanh nghiệp

Đáp ứng nhu cầu vay vốn để duy trì, mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại có các kỳ hạn khác nhau: ngắn hạn, trung han và dài hạn; bên cạnh đó lãi suất linh hoạt cố định hay thả nổi… vì thế khách hàng doanh nghiệp tuỳ ý lựa chọn kỳ hạn vay và thỏa thuận hình thức lãi suất vay phù hợp với mục tiêu kinh doanh của từng doanh nghiệp.

Hiệu quả từ việc nhận vốn vay từ ngân hàng của các doanh nghiệp thể hiện ở việc đáp ứng nhu cầu vay vốn hợp lý với lãi suất phù hợp và thủ tục vay đơn giản. Qua đó các doanh nghiệp có nguồn vốn để tiếp tục duy trì hoặc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng hiệu quả kinh doanh.

Giúp doanh nghiệp tập trung vốn kinh doanh đồng bộ, giảm chi phí huy động nguồn vốn và chủ động trong việc thanh toán nợ gốc và lãi vay.

Việc huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, với việc huy động vốn bằng cách vay vốn ngân hàng giúp doanh nghiệp tập trung được nguồn vốn kinh doanh đồng bộ.

Đối với các hình thức huy động khác có thể tăng chi phí hơn so với việc vay vốn ngân hàng, đồng thời việc vay vốn ngân hàng có quy định cụ thể về thời hạn thanh toán nợ gốc và nợ lãi giúp doanh nghiệp chủ động được nguồn tiền để cân đối trả nợ đúng hạn hơn.

1.1.2.2. Đối với ngân hàng thương mại

Hoạt động cho vay mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho ngân hàng, thúc đẩy các hoạt động khác của ngân hàng, đảm bảo duy trì ổn định và kinh doanh có hiệu quả.

Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động lớn của ngân hàng, doanh thu từ hoạt động này thường chiếm tỷ lệ 80% doanh thu, trong đó cho vay KHDN thường chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ cho vay. Với việc huy động tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn từ các cá nhân, tổ chức và thực hiện cho vay KHDN với lãi suất cao hơn đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho ngân hàng.

Cho vay KHDN là kênh tiêu thụ nguồn vốn huy động được của ngân hàng.

Huy động vốn là một lĩnh vực hoạt động thường xuyên của ngân hàng. Các cá nhân, tổ chức có nguồn tiền nhàn rỗi đem gửi ngân hàng và được hưởng với một mức lãi suất tiền gửi theo kỳ hạn gửi khác nhau. Việc cho vay KHDN chính là kênh tiêu thụ nguồn vốn huy động được này.

1.1.2.3. Đối với nền kinh tế

Cho vay góp phần thu hút vốn đầu tư cho nền kinh tế

Cho vay là là hình thức kinh doanh chủ yếu của ngân hàng. Với vai trò là trung gian tài chính ngân hàng đóng vai trò là cầu nối vốn cho nền kinh tế, giữa người thừa vốn và người cần vốn để đầu tư. Các nguồn vốn nhàn rỗi được tập hợp và đầu tư cho các phương án, dự án kinh doanh khác nhau. Đây là yếu tố quan trọng để các doanh nghiệp thực hiện được kế hoạch/ phương án kinh doanh.

Cho vay phục vụ quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa, góp phần giải quyết công ăn việc làm, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội.

Hoạt động cho vay của ngân hàng giúp các doanh nghiệp có nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng kinh doanh, từ đó tạo được công ăn việc làm cho người lao động. Đồng thời tại ngân hàng thương mại, hoạt động này cũng giải quyết được nhiều việc làm cho các lao động làm trong lĩnh vực ngân hàng. Việc thu hút nguồn tiền gửi từ các cá nhân, tổ chức sau đó thực hiện hoạt động cho vay của ngân hàng giúp sử dụng hiệu quả các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội.

Vai trò điều tiết vĩ mô

Thông qua các chính sách ưu đãi của ngân hàng trung ương, các ngân hàng thương mại điều tiết nguồn vốn vào các lĩnh vực khác nhau, đảm bảo theo định hướng của chính phủ. Đối với các doanh nghiệp, căn cứ vào thông tin thị trường, khả năng của mình để có thể phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh ở những lĩnh vực được ưu tiên.

1.2. Thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp

1.2.1. Khái niệm thẩm định cho vay KHDN

- Khái niệm thẩm định cho vay KHDN:

Một số khái niệm về thẩm định tín dụng như sau:

Theo Nguyễn Thị Hồng Yến, Nguyễn Chí Dũng, Lê Mạnh Hùng (2019), “Thẩm định tín dụng là việc sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích để đánh giá khách hàng theo các tiêu chí cấp tín dụng nhằm đưa ra những đánh giá khách quan và đầy đủ về khách hàng, làm cơ sở để đưa ra quyết định cấp tín dụng”.

Theo Nguyễn Minh Kiều (2014), “Thẩm định tín dụng là sử dụng các công cụ và kỹ thuật các phân tích nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của một phương án hoặc dự án mà khách hàng đã xuất trình nhằm phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng”.

Cả hai khái niệm đều nêu việc thẩm định tín dụng là sử dụng các công cụ và kỹ thuật để đánh giá về khách hàng, từ đó ra quyết định. Tuy nhiên, tín dụng và cho vay là hai khái niệm khác nhau.

Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng cách cho vay, chiết khấu, cho thuê tài

chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ tín dụng khác. Như vậy, hoạt động cấp tín dụng và hoạt động cho vay của ngân hàng đều là các giao dịch tín dụng. Tuy nhiên, cấp tín dụng là khái niệm rộng hơn, bao gồm nhiều nghiệp vụ như trên, trong đó có hoạt động cho vay.

Qua các nội dung trên, ta có thể hiểu khái niệm về thẩm định cho vay KHDND như sau: thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp là việc sử dụng các công cụ và phân tích nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của 1 phương án hoặc dự án của khách hàng doanh nghiệp xuất trình nhằm phục vụ cho việc ra quyết định cho vay hay không cho vay.

- Mục đích thẩm định cho vay:

Mục đích của thẩm định cho vay là đánh giá một cách chính xác và trung thực khả năng trả nợ của khách hàng để làm căn cứ quyết định cho vay. Thẩm định cho vay là một trong những khâu quan trọng trong quy trình tín dụng của Ngân hàng thương mại.

 Giúp đánh giá được mức độ tin cậy của phương án sản xuất hoặc dự án đầu tư mà khách hàng doanh nghiệp lập và nộp khi làm thủ tục vay vốn: Các khách hàng doanh nghiệp vay vốn sẽ cung cấp cho ngân hàng phương án hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc thẩm định cho vay sẽ đánh giá được mức độ tin cậy của phương án mà doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng, để từ đó ra quyết định cho vay đúng đắn.

 Phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay: một dự án/ phương án của doanh nghiệp lập ra khi vay vốn ngân hàng sẽ có những rủi ro nhất đính, do vậy khi thẩm định cho vay ngân hàng sẽ đánh giá được các mức độ rủi ro của phương án đó là như thế nào.

 Giúp ngân hàng xây dựng một chính sách khách hàng đúng đắn và hợp lý: khi thẩm định cho vay các doanh nghiệp trong cùng một lĩnh vực ngành nghề, hoặc có phương án/ dự án kinh doanh tương tự nhau, ngân hàng sẽ đưa ra được những đặc điểm chung của từng doanh nghiệp đó, và từ đó xây dựng được chính sách khách hàng phù hợp với từng đặc thù ngành nghề của khách hàng, từ đó giúp ngân hàng và khách hàng

nâng cao hiệu quả và mở rộng hoạt động kinh doanh.

 Giúp cho cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có thể mạnh dạn cho vay và giảm được xác suất hai loại sai lầm trong quyết định cho vay: cho vay một dự án tồi và từ chối cho vay một dự án tốt.

1.2.2. Quy trình thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp

Nguyễn Minh Kiểu (2014) đưa ra khái niệm về quy trình thẩm định tín dụng là, “Quy trình thẩm định tín dụng là bản chỉ dẫn các bước tiến hành từ xem xét, thu thập thông tin cần thiết cho đến khi rút ra được kết luận sau cùng về khả năng thu hồi nợ khi cho vay”.

Như vậy, quy trình thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp cũng vậy, mục đích cuối cùng của quy trình là đánh giá khả năng thu hồi nợ vay của doanh nghiệp vay vốn để ra quyết định cho vay.

Theo Nguyễn Thanh Bình (2018), NHTM thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp bao gồm 3 bước như sau:

Bước 1: Thu thập hồ sơ, số liệu thông tin về khách hàng doanh nghiệp vay vốn

- Cán bộ khách hàng/ cán bộ thẩm định yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ vay vốn, bao gồm hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, hồ sơ tài sản bảo đảm…

- Cán bộ ngân hàng thu thập hồ sơ từ khách hàng, và đánh giá hồ sơ khách hàng cung cấp phù hợp với quy định của ngân hàng.

Khi một khách hàng có nhu cầu đề nghị ngân hàng cung cấp các sản phẩm tín dụng, cán bộ khách hàng/ cán bộ thẩm định trao đổi với khách hàng, tùy thuộc là khách hàng cũ hay mới để xác định những nội dung sau:

- Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng, cấu trúc hoạt động, vị thế khách hàng trong ngành nghề khách hàng đang kinh doanh, tiêu chuẩn đội ngũ quản lý.

- Mục đích vay vốn: qua thảo luận ban đầu tại doanh nghiệp, hoặc trụ sở ngân hàng, cán bộ khách hàng/ cán bộ thẩm định chịu trách nhiệm tập hợp tất cả các thông tin chi tiết để phục vụ cho việc lập báo cáo thẩm định cho vay.

Bước 2: Đánh giá, phân tích và lập báo cáo kết quả thẩm định

định khách hàng và lập báo cáo thẩm định đề xuất vay vốn.

Thẩm định là bước quan trọng trong quy trình nghiệp vụ cho vay. Nếu làm tốt bước này sẽ hạn chế được nhiều rủi ro cho ngân hàng. Việc thẩm định khách hàng và phân tích hồ sơ cũng như phương án vay vốn do chuyên viên phân tích tín dụng/ chuyên viên thẩm định thực hiện.

Mục đích của việc thẩm định khách hàng và phương án vay vốn là thông qua việc tìm hiểu và đánh giá một cách toàn diện, chính xác về khách hàng để đánh giá khả năng hoàn vốn vay cho ngân hàng.

Việc quyết định cho vay sẽ dẫn đến rủi ro, nếu nội dung thẩm định không chi tiết, đầy đủ, việc đánh giá và phân tích khách hàng không khách quan và chính xác,

Một phần của tài liệu THẨM ĐỊNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH XUÂN (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w