Định tính và định lượng là hai phương pháp chính dùng để thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp.
- Phương pháp định tính: là phương pháp đánh giá dựa trên cảm tính của cán bộ thẩm định. Cán bộ thẩm định dựa trên những thông tin khách hàng cung cấp qua trao đổi trực tiếp và thông tin thực tế xuống kiểm tra tại doanh nghiệp để đưa ra những nhận định về tình hình của doanh nghiệp như chất lượng quản lý trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và năng lực hoạt động kinh doanh. Do vậy, khó tránh khỏi sai sót trong phương pháp này, đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về thẩm định.
- Phương pháp định lượng: Là phương pháp đánh giá qua hệ thống chỉ số tài chính. Cán bộ thẩm định dựa trên số liệu tài chính khách hàng cung cấp, sử dụng các chỉ số, chỉ tiêu để phân tích, đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp vay vốn. Bằng những chỉ số quy định cho việc thẩm định thì phương pháp này cho kết quả chuẩn hơn nhưng hạn chế của phương pháp này là không linh hoạt trước những thay đổi về thông tin thị trường hay thay đổi một yếu tố nào đó.
1.2.4. Nội dung thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp
Theo Phạm Thị Kim Hường (2017), nội dung thẩm định cho vay KHDN gồm những nội dung sau.
1.2.3.1. Thẩm định tư cách pháp lý và năng lực hành vi của Doanh nghiệp
Thẩm định tư cách khách hàng vay vốn
Mục đích của thẩm định tư cách khách hàng vay vốn là đánh giá tư cách pháp nhân, tính chất hợp pháp và mức độ tin cậy đối với những thủ tục vay mà khách hàng phải tuân thủ.
Theo quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng, khách hàng muốn vay vốn phải thỏa mãn các điều kiện vay vốn sau:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
- Có mục đích vay vốn hợp pháp.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
- Có phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư khả thi và có hiệu quả.
- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của chính phủ và hướng dẫn của NHNN Việt Nam.
Thẩm định mức độ tin cậy của hồ sơ vay vốn
Khách hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của các tài liệu gửi cho tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng hướng dẫn các loại tài liệu mà khách hàng cần gửi phù hợp với đặc điểm của từng loại khách hàng, từng loại cho vay và khoản vay.
Thông thường bộ hồ sơ vay vốn bao gồm có:
- Giấy đề nghị vay vốn.
- Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân.
- Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ hoặc dự án đầu tư.
- Báo cáo tài chính kỳ gần nhất.
- Giấy tờ liên quan đến thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay.
- Giấy tờ liên quan nếu cần thiết.
Nhân viên thẩm định cần chú ý xem các tài liệu quy định có đầy đủ và hợp pháp hay không còn đi sâu vào nội dung quan trọng như báo cáo tài chính hay phương án kinh doanh sẽ thực hiện sau.
1.2.3.2. Thẩm định mục đích vay vốn
Đối với các doanh nghiệp, mục đích vay vốn thường là để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng địa bàn, vay thực hiện dự án đầu tư. Cho dù vay vốn với mục đích gì, thì Doanh nghiệp phải đảm bảo những điều kiện sau:
- Thứ nhất, mục đích vay vốn có hợp pháp không, có phù hợp với đăng ký kinh doanh hay không.
- Thứ hai, Doanh nghiệp có những mặt hàng mà nhà nước cấm nhập khẩu trong thời từng thời kỳ hay không (Theo danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu ban hành kèm theo Nghị định của Chính phủ).
Thẩm định mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính (BCTC)
Các BCTC của doanh nghiệp bao gồm: Bảng cân đối kế toán (BCĐKT), Báo cáo kết quả kinh doanh (BCKQKD), báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT), bảng thuyết minh báo cáo tài chính (BTMBCTC).
Các BCTC mà doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng là do bộ phận kế toán tài chính soạn thảo, nhiều khi để vay vốn được ngân hàng thì nội dung BCTC cung cấp cho ngân hàng sẽ khác biệt so với BCTC nội bộ của doanh nghiệp, mức độ tin cậy của BCTC doanh nghiệp cung cấp là chưa đảm bảo. Do vậy, cán bộ thẩm định cần thẩm định mức độ tin cậy của BCTC là việc làm cần thiết.
Để thẩm định mức độ tin cậy của BCTC, cán bộ thẩm định cần thực hiện những bước như sau:
- Nghiên cứu kỹ số liệu của BCTC
- Sử dụng kiến thức kế toán tài chính và kỹ năng phân tích để phát hiện những điểm đáng nghi ngờ hay những bất hợp lý trong các BCTC.
- Xem xét bảng thuyết minh để hiểu rõ hơn về những điểm đáng nghi ngờ trong BCTC.
- Mời khách hàng đến thảo luận, phỏng vấn hoặc trao đổi qua điện thoại với KH và yêu cầu giải thích về những điểm đáng ngờ trong BCTC.
- Tới trực tiếp văn phòng của doanh nghiệp để quan sát và có thể trực tiếp xem lại tài liệu kế toán và chứng từ gốc để lâp các báo cáo tài chính.
- Kết luận sau cùng về mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính do doanh nghiệp cung cấp.
Thẩm định khả năng tài chính
Một khách hàng doanh nghiệp vay vốn khi có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ giúp KH yên tâm trả nợ khi đến hạn, do đó giữ được uy tín của mình cũng như các cam kết đã thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng. Đối với ngân hàng, khả năng tài chính của khách hàng giúp ngân hàng yên tâm hơn về khả năng trả nợ.
Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau, bao gồm cả chủ quan và khách hàng, bản thân doanh nghiệp cũng không thể đánh giá được khả năng tài chính của mình. Do vậy, việc thẩm định khả năng tài chính của doanh nghiệp là cần thiết. Để làm điều này, khi làm thủ tục vay vốn, ngân hàng sẽ yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp BCTC các kỳ gần nhất tính đến thời điểm vay vốn.
Khả năng trả nợ của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào phương án sản xuất kinh doanh hay dự án đầu tư khả thi. Do đó, việc thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh hay dựa án đầu tư là công việc rất quan trọng để đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
Ước lượng và kiểm soát rủi ro
Thẩm định là công việc được tiến hành trước khi quyết định cho vay, thu hồi nợ là công việc được thực hiện sau khi cho vay. Do đó, thẩm định cho vay dù thực hiện kỹ lưỡng và chuyên nghiệp đến đâu đi chăng nữa vẫn không thể hoàn toàn tránh khỏi được các sai sót. Các kỹ thuật phân tích và kiểm soát rủi ro tín dụng có thể áp dụng bao gồm phân tích độ nhạy, phân tích tình huống và phân tích mô phỏng.
Từ nguồn tài liệu BCTC khách hàng cung cấp, thông thường các Cán bộ tín dụng sẽ nghiên cứu, đánh giá phân tích các nội dung sau:
- Biến động sản lượng, doanh thu lợi nhuận - Cơ cấu sản phẩm, doanh thu, lợi nhuận
- Biến động Tổng tài sản, Nợ phải trả, vốn chủ sở hữu - Cơ cấu tài chính
- Chất lượng tài sản ngắn hạn, dài hạn (các khoản mục chiếm trọng yếu) - Nợ ngắn hạn, nợ dài hạn
- Phân tích dòng tiền qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Từ các số liệu và phân tích ở trên, cán bộ thẩm định phân tích các nhóm tỷ số tài chính của khách hàng doanh nghiệp để đưa ra những nhận xét, đánh giá, bao gồm: (Theo Lưu Thị Hương, 2012)
Nhóm chỉ số thanh toán
Đây là nhóm chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
Tỷ số thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn
Tỷ số này đo lường khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ của chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của khoản nợ đó.
Tỷ số thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn Cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán hàng tồn kho. Tỷ số càng cao cho thấy khả năng thanh toán nhanh càng tốt.
Tỷ số thanh toán tiền mặt = (Tiền và tương đương tiền + Đầu tư tài chính ngắn hạn)/Nợ ngắn hạn
Ý nghĩa: đo lường khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Nhóm chỉ số cân nợ
Tỷ số tổng nợ = Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn
Ý nghĩa: tỷ số này được sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc góp vốn.
Tỷ số nợ - Vốn chủ sở hữu = Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu
Ý nghĩa: Đánh giá mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp và qua đó còn đo lường được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp.
Chỉ số hoạt động
Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho bình quân - Đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp
Kỳ hạn vòng quay hàng tồn kho = 365/Vòng quay hàng tồn kho - Ý nghĩa: Bình quân một đơn vị hàng tồn kho lưu kho bao nhiêu ngày
Vòng quay khoản phải thu = Tổng doanh thu/Phải thu ngắn hạn bình quân - Đánh giá hiệu quả quản lý khoản phải thu của doanh nghiệp
Kỳ thu tiền bình quân = 365/Vòng quay khoản phải thu
- Ý nghĩa: Bình quân một đồng hàng hóa dịch vụ bán ra mất bao ngày thu được tiền về
Vòng quay khoản phải trả = Giá vốn hàng bán/Phải trả người bán bình - Đánh giá mức độ chiếm dụng vốn từ các doanh nghiệp khác
Kỳ trả tiền bình quân = 365/Vòng quay khoản phải trả
- Ý nghĩa: Bình quân một đồng hàng hóa dịch vụ nợ được bao ngày.
Chu kỳ kinh doanh = Kỳ hạn vòng quay hàng tồn kho + Kỳ thu tiền bình quân - Đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
Chu kỳ tiền mặt = Chu kỳ kinh doanh - Kỳ trả tiền bình
- Đo lường hiệu quả quản lý vốn lưu động và tiền mặt của doanh nghiệp
Vòng quay vốn lưu động =365/Chu kỳ kinh doanh
- Đánh giá hiệu quả quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp Chỉ số thu nhập
Lợi nhuận biên = Lợi nhuận sau thuế/Tổng doanh thu
- Ý nghĩa: Phản ánh khả năng sinh lời của mỗi đồng doanh thu.
Tỷ suất thu hồi tài sản ROA = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản Phản ánh khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của DN.
Tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu ROE = Lợi nhuân sau thuế/Vốn chủ sở hữu - Ý nghĩa: Một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế
1.2.3.4. Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh (PASXKD)
Công việc của cán bộ thẩm định ở khâu này chính là thẩm định tính khả thi của Phương án sản xuất kinh doanh (PASXKD) của doanh nghiệp.
Đây là khâu phân tích rất quan trọng, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao của cán bộ thẩm định. Một doanh nghiệp dù có khả năng tài chính tốt, nhưng nếu doanh nghiệp đó không đưa ra được một PASXKD hiệu quả, thì khả năng xảy ra rủi ro tín dụng sẽ cao và doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình tìm kiếm nguồn vốn vay để thực hiện những đề xuất kinh doanh của mình.
Đánh giá các nội dung chính của Phương án sản xuất kinh doanh
- Nhu cầu sản phẩm của phương án sản xuất kinh doanh
- Đánh giá về cung sản phẩm
- Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm
- Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối
- Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của phương án.
Cán bộ thẩm định phải xem xét, đánh giá về tiến độ thực hiện dự án và nhu cầu cho từng giai đoạn như thế nào, có hợp lý không, khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trong từng giai đoạn để đáp ứng tiến độ. Việc xác định tiến độ thực hiện, nhu cầu vốn làm cơ sở cho kế hoạch giải ngân, tính toán lãi vay, xác định thời gian vay và trả nợ.
Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của phương án sản xuất kinh doanh
Từ các phân tích đánh giá ở trên, đều nhằm mục đích hỗ trợ cho phân tích tính toán, đánh giá hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của phương án kinh doanh. Việc xác định hiệu quả tài chính của dự án có chính xác hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc đánh giá và đưa ra giả định ban đầu.
Các nội dung đánh giá bao gồm:
- Đánh giá về tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư: thể hiện ở việc tính toán chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn, chi phí sửa chữa TSCĐ, khấu hao TSCĐ, nợ phải trả.
- Đánh giá về mặt thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án và phương án tiêu thụ sản phẩm sẽ đưa vào để tính toán.
- Đánh giá về khả năng cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào cùng với đặc tính của dây chuyền công nghệ để xác định giá thành đơn vị sản phẩm, tổng chi phí sản xuất trực tiếp.
1.2.3.5. Thẩm định biện pháp bảo đảm
Bảo đảm tiền vay là việc các ngân hàng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi các khoản nợ đã cho doanh nghiệp vay.
Biện pháp bảo đảm tín dụng có thể thực hiện bằng nhiều cách như: bảo đảm bằng tài sản thế chấp, bảo đảm bằng tài sản cầm cố, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, bảo đảm bằng hình thức bảo lãnh của bên thứ ba.
Khi thẩm định tài sản bảo đảm nợ vay của doanh nghiệp, cần thẩm định các tài sản xem có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền xử lý tài sản dùng làm bảo đảm tiền vay.
1.3. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thiện của thẩm định cho vaykhách hàng doanh nghiệp khách hàng doanh nghiệp
Để đánh giá thực trạng và hoàn thiện thẩm định cho vay KHDN tại ngân hàng, từ các khâu xây dựng quy trình, tổ chức thẩm định, thực hiện nội dung thẩm định, theo dõi các kết quả thẩm định và báo cáo thẩm định phải được tiến hành nghiêm túc, có chất lượng. Tuy nhiên việc đánh giá này thường phụ thuộc nhiều vào ý kiến chủ quan của người đánh giá. Do đó, để có căn cứ đánh giá thực trạng và hoàn thiện thẩm định cho vay KHDN nên xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá và lượng hóa tiêu chí.
1.3.1. Các chỉ tiêu định lượng
1.3.1.1. Thời gian thẩm định
Theo Ngô Đức Tiến (2015), Thời gian thẩm định là khoảng thời gian được tính từ lúc KHDN có yêu cầu vay vốn đến khi bộ phận thẩm định hoàn thành công việc thẩm định, hoàn thành báo cáo thẩm định và tiếp tục các bước tiếp theo.
Thời gian thẩm định ngắn nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính xác về quá trình tác nghiệp và kết luận cho vay. Các NHTM thường tổ chức quy trình kiểm tra,