doanh nghiệp
Công tác thẩm định cho vay KHDN của NHTM phụ thuộc rất nhiều nhân tố ảnh hưởng khác nhau, muốn công tác thẩm định cho vay KHDN được hoàn thiện, các NHTM cần phải xem xét kỹ các nhân tố đó. Thông thường, việc hoàn thiện công tác thẩm định cho vay KHDN chịu sự tác động của một số nhân tố sau:
1.4.1. Các nhân tố khách quan
Hệ thống pháp luật của nhà nước có ảnh hưởng đến thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp vì từ hệ thống pháp luật nhà nước, các ngân hàng cũng đưa ra những quy trình, quy định nội bộ của ngân hàng phù hợp theo.
Hệ thống pháp luật ổn định sẽ góp phần không nhỏ trong hiệu quả thẩm định cho vay tại ngân hàng. Vì khi hệ thống pháp luật và các chính sách nhà nước ổn định sẽ giúp ngân hàng ổn định hơn trong các hoạt động, không bị thay đổi nhiều hơn về các quy trình, quy định cho phù hợp, trong đó có quy trình và công tác thẩm định cho vay KHDN.
Trường hợp hệ thống pháp luật thường xuyên thay đổi, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc cải tạo, thích nghi với những quy định mới, từ đó việc thay đổi trong quy trình, nội dung thẩm định cho vay KHDN cũng gặp khó khăn, ảnh hưởng đến hiệu quả thẩm định.
Chất lượng thông tin đầu vào
Thông tin là cơ sở cho phân tích đánh giá, là nguyên liệu cho cả quá trình tác nghiệp của cán bộ thẩm định. Muốn có một kết quả thẩm định chính xác cao độ thì phải có được các thông tin, số liệu đầy đủ, chính xác dựa trên nhiều góc độ khác nhau. Để có những nguồn thông tin cần thiết, NHTM cần dựa vào các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau liên quan đến vấn đề cần đánh giá và sắp xếp thông tin, sử dụng các phương pháp xử lý thông tin một cách thích hợp theo nội dung của quy trình thẩm định.
Việc thiết lập hệ thống thông tin đầy đủ, chính xác luôn được đặt ra như một nhu cầu cấp thiết đối với công tác thẩm định, thiết lập được hệ thống thông tin như vậy sẽ trợ giúp hiệu quả cho NHTM trong công tác thẩm định cho vay KHDN.
Trường hợp thông tin cập nhật không kịp thời, không đầy đủ sẽ dẫn đến việc thẩm định cho vay KHDN có thể gặp những sai sót và đưa ra quyết định cho vay sai lầm.
Ngoài ra, còn một số nhân tố khách quan tác động đến công tác thẩm định cho vay KHDN như: các rủi ro bất khả kháng: thiên tai, chiến tranh, môi trường kinh tế vĩ mô…
1.4.2. Các nhân tố chủ quan
Chất lượng của đội ngũ cán bộ thẩm định (yếu tố con người).
Trong quá trình thẩm định cho vay doanh nghiệp, cán bộ thẩm định luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng vì cán bộ thẩm định là những người trực tiếp tiến hành hoạt động thẩm định cho vay doanh nghiệp.
Thẩm định cho vay doanh nghiệp không phải là nghiệp vụ đơn giản, đòi hỏi cán bộ thẩm định không những phải có kiến thức sâu về nghiệp vụ, phải am hiểu các lĩnh vực cho vay, đầu tư của ngân hàng mà còn phải có những hiểu biết về các vấn đề liên quan như: Thuế, môi trường, thị trường, khoa học công nghệ… Do vậy phần nào hiệu quả của công tác thẩm định cho vay doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào chất lượng nhân tố con người.
Nếu cán bộ thẩm định không có đủ kiến thức về nghiệp vụ, thiếu kinh nghiệm trong hoạt động thẩm định cho vay sẽ dẫn đến việc thẩm định không chính xác khả năng trả nợ của phương án vay vốn khách hàng doanh nghiệp đưa ra, dẫn đến sai lầm khi ra quyết định cho vay. Trường hợp cán bộ thẩm định có đủ kiến thức sâu về chuyên môn nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm lâu năm, sẽ dễ dàng nhìn nhận những vấn để không đúng trong phương án vay vốn của khách hàng trong quá trình thẩm định khách hàng đó, từ đó ra quyết định đúng đắn trong hồ sơ trình duyệt lên cấp trên về việc cho vay hay không cho vay, góp phần nâng cao hiệu qủa thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp.
Tính kỷ luật của cán bộ thẩm định
Tâm lý làm việc của con người rất quan trọng, vì vậy để có được hiệu quả trong công tác thẩm định cho vay KHDN đòi hỏi ngân hàng phải có chế độ thưởng phạt rõ ràng đối với nhân viên. Cán bộ làm tốt sẽ được tuyên dương, khen thưởng, ngược lại những cán bộ không hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao thì sẽ có những hình thức xử phạt nghiêm minh. Tính kỷ luật của cán bộ thẩm định cũng ảnh hưởng đến hiệu quả thẩm định cho vay KHDN do con người trực tiếp làm công tác thẩm định.
Nếu cán bộ thẩm định không có tính kỷ luật sẽ dẫn đến việc thẩm định nhanh, thẩm định ẩu hồ sơ vay vốn của khách hàng, từ đó có thể làm sai lệch kết quả thẩm định. Trường hợp cán bộ thực hiện tốt công tác thẩm định nhưng không được khen thưởng kịp thời sẽ dẫn đến tâm lý chán nản, không muốn cống hiến hết mình cho công việc, dẫn đến hiệu quả công tác thẩm định không được nâng cao hơn.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác thẩm định
Hiện nay, khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại đã ứng dụng vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt công nghệ thông tin đã được ứng dụng trong ngành ngân hàng làm tăng khả năng thu nhập, xử lý và lưu trữ thông tin một cách hiệu quả hơn. Trên cơ sở đó cung cấp thông tin cho việc thẩm định cho vay KHDN.
Hiện nay tại các NHTM, có rất nhiều phần mềm và ứng dụng chiết xuất dữ liệu, dự phòng tài chính giúp cán bộ thẩm định có thể truy cập và xử lý một lượng thông tin lớn mà vẫn tiết kiệm thời gian, các chỉ tiêu tính toán đã được cài đặt, chỉ cần nhập liệu số liệu vào máy tính sẽ ra được các chỉ tiêu để đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp vay vốn, từ đó giúp cán bộ thẩm định giảm được một lượng thời gian thẩm định, có cơ hội tiếp cận với những phương án, dự án khả thi khác. Nhưng nếu các máy và chương trình gặp sự cố thì sẽ cho ra kết quả thẩm định không chính xác, đòi hỏi các cán bộ thẩm định phải mất thêm thời gian xem xét, rà soát lại kết quả để có một kết luận chính xác, ảnh hưởng đến việc thẩm định các hồ sơ những khách hàng doanh nghiệp.
Kiểm soát nội bộ
Kiểm soát nội bộ là hoạt động mang tính thường xuyên và cần thiết đối với mọi ngân hàng. Công tác kiểm soát nội bộ càng thường xuyên, chặt chẽ sẽ càng làm cho hoạt động tín dụng đúng hướng, thực hiện đúng nguyên tắc, đúng quy trình, quy định. Kiểm soát nội bộ là biện pháp mang tính chất phòng ngừa, hạn chế những sai sót của cán bộ tín dụng, giúp cho hoạt động thẩm định cho vay kịp thời sửa chữa, tạo điều kiện hoàn thiện công tác thẩm định cho vay hơn.
Kiểm soát nội bộ càng thường xuyên, chặt chẽ giúp công tác thẩm định cho vay càng thực hiện tốt, đúng quy trình, quy định. Nếu kiểm soát nội bộ thực hiện ít, không thường xuyên, thì cán bộ thẩm định dễ làm ẩu hơn trong công tác thẩm định.
Tổ chức quản lý của NHTM
Thẩm định cho vay doanh nghiệp bao gồm nhiều hoạt động liên quan chặt chẽ với nhau, kết quả của nó phụ thuộc nhiều vào việc tổ chức, điều hành, sự phối hợp các bộ phận trong quá trình thẩm định sẽ tránh được sự chồng chéo, phát huy được những mặt mạnh, hạn chế những mặt yếu của mỗi tác nhân và trên cơ sở đó giảm bớt chi phí cũng như thời gian thẩm định.
Tổ chức thẩm định hợp lý khoa học sẽ khai thác được các nguồn lực cho hoạt động thẩm định cho vay doanh nghiệp, qua đó nâng cao chất lượng thẩm định cho vay doanh nghiệp của ngân hàng, giảm thiểu được nhiều rủi ro có thể mang lại. Nếu tổ chức thẩm định không có hệ thống, khóa học dẫn đến việc chồng chéo công việc của các cán bộ thẩm định, dễ dẫn đến sai sót trong công tác thẩm định cho vay.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY KHDN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM-
CHI NHÁNH THANH XUÂN
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam- Chi nhánhThanh Xuân. Thanh Xuân.
2.1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chinhánh Thanh Xuân (VCB Thanh Xuân) nhánh Thanh Xuân (VCB Thanh Xuân)
a) Quá trình thành lập
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân được thành lập vào ngày 10/08/2009, tiền thân là Phòng Giao Dịch số 06 thuộc Vietcombank Chi nhánh Hà Nội theo Quyết định số 198/QĐ-NHNT.TCCB-ĐT ngày 20/3/2009 của Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Mô hình tổ chức tại Chi nhánh được xác lập theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước và Hội sở chính của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
VCB Thanh Xuân ra đời giữa bối cảnh thị trường tài chính, tiền tệ bước vào giai đoạn khó khăn nhất, chiếc bánh thị phần gần như đã phân chia xong. Tuy nhiên, bằng tinh thần đoàn kết, nỗ lực vượt khó, VCB Thanh Xuân đã nhanh chóng khẳng định sức mạnh nội sinh và sức trẻ qua những kết quả tăng trưởng mạnh mẽ từng năm trên các mặt trận.
VCB Thanh Xuân có trụ sở chính đặt tại 448 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội - một trong những khu vực trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của Thủ đô Hà Nội. Trên địa bàn hoạt động của Chi nhánh tập trung nhiều các doanh nghiệp lớn, nhỏ cả trong và ngoài nước cũng như nhiều các cơ quan hành chính sự nghiệp, các khu trung tâm thương mại đông dân cư, có thu nhập cao, nhiều cao ốc, văn phòng... Điều này là một thuận lợi cho sự phát triển của Chi nhánh, tuy nhiên cũng có nhiều khó khăn, thách thức khi quanh khu vực này có rất nhiều các tổ chức tài chính khác đòi hỏi Chi nhánh phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh.
VCB Thanh Xuân thành lập cuối năm 2009 là thời gian cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang tác động xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư nước ta. Với quy mô tổng tài sản khi thành lập chưa tới 70 tỷ đồng, trải qua chặng đường 10 năm phát triển, đặc biệt là trong giai đoạn 2012-2016, VCB Thanh Xuân đã trở thành một trong 5 chi nhánh đặc biệt của hệ thống Vietcombank với quy mô tổng tài sản hơn 17.000 tỷ đồng.
b) Chức năng và nhiệm vụ của VCB Thanh Xuân
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Thanh Xuân thực hiện các chức năng và nhiệm vụ sau:
- Thực hiện hoạt động cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ, ngoại tệ. Thực hiện bảo lãnh cho khách hàng, sử dụng vốn một cách có hiệu quả và an toàn.
- Thực hiện việc huy động vốn như: tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn.
- Thực hiện tư vấn trong hoạt động tín dụng và ủy thác đầu tư theo quy định.
- Thực hiện báo cáo thống kê theo chuyên đề định kỳ hoặc đột xuất về các hoạt động tín dụng, bảo lãnh theo quy định của VCB.
- Lập kế hoạch kinh doanh hàng tháng, quý, năm và xây dựng kế hoạch kinh doanh.
- Coi trọng công tác kế hoạch thường xuyên, phục vụ và khai thác tiềm năng của khách hàng truyền thống, thực hiện marketing để tìm kiếm khách hàng mới.
c) Cơ cấu tổ chức hoạt động của VCB Thanh Xuân Sơ đồ tổ chức như sau:
Sơ đồ 2.1: phân cấp thẩm quyền tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Nguồn: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam- CN Thanh Xuân
Hiện bộ máy tổ chức của Chi nhánh Thanh Xuân gồm: Ban Giám đốc và 12
BAN GIÁM ĐỐC Phòng KH Bán lẻ Phòng Dịch vụ khách hàng Phòng Hành chính nhân sự Phòng Ngân quỹ Phòng Quản lý nợ Phòng Kế toán P. KH Doanh nghiệp Phòng giao dịch (5 PGD)
phòng nghiệp vụ. Tổng số cán bộ của Chi nhánh tính đến thời điểm 31/12/2019 là: 140 người. Trong đó bao gồm: 31 cán bộ quản lý, 109 cán bộ nghiệp vụ.
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh Thanh Xuân
2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn
Công tác huy động vốn luôn là một trong những hoạt động quan trọng, quyết định đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng. Hoạt động này là cơ sở để ngân hàng thực hiện việc cấp tín dụng cho khách hàng cũng như các hoạt động khác. Chính vì vậy, hoạt động huy động vốn của Chi nhánh luôn được Ban Giám đốc chú trọng và chỉ đạo quyết liệt để đảm bảo hoàn thành kế hoạch giao và tuân thủ theo đúng chỉ đạo và định hướng của Hội sở chính.
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động huy động vốn của Chi nhánh Thanh Xuân giai đoạn 2015 - 2019
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Chỉ tiêu phân loại 31/12/ 2015 31/12/ 2016 31/12/ 2017 31/12/ 2018 31/12/ 2019 Tổng huy động vốn 3.368 6.344 6.944 8.126 9.402 Tốc độ tăng trưởng - 88,3% 9,5% 17,0% 15,7% Chênh lệch tuyệt đối - 2.976 600 1.182 1.276
Theo loại tiền
VND 2.836 5.110 5.652 6.847 7.945
Chênh lệch tương đối VNĐ - 80,2% 10,6% 21,1% 16,0% Chênh lệch tuyệt đối VNĐ - 2.274 542 1.195 1.098
Ngoại tệ 532 1.234 1.292 1.279 1.457
Chênh lệch tương đối Ngoại tệ - 131,9% 4,7% -1% 13,9% Chênh lệch tuyệt đối Ngoại tệ - 702 58 -13 178 Tỷ trọng VNĐ- Ngoại tệ 84,2%- 15,8% 80,5%- 19,5% 81,4%- 18,6% 84,2%- 15,8% 84,5%- 15,5% Theo kỳ hạn Không kỳ hạn 1.359 2.563 2.298 2.738 2.065
Chênh lệch tương đối KKH - 88,6% -10,3% 19,1% -24,6% Chênh lệch tuyệt đối KKH - 1.204 -265 440 -673
Chỉ tiêu Chỉ tiêu phân loại 31/12/ 2015 31/12/ 2016 31/12/ 2017 31/12/ 2018 31/12/ 2019 Có kỳ hạn 2.009 3.781 4.646 5.388 7.337
Chênh lệch tương đối CKH - 88,2% 22,9% 16,0% 36,2% Chênh lệch tuyệt đối CKH - 1.772 865 742 1.949 Tỷ trọng KKH- CKH 40,3%- 59,7% 40,4%- 59,6% 33,1%- 66,9% 33,7%- 66,3% 21,9%- 78,1% Nhóm khách hàng Bán buôn 1.207 1.869 1.891 2.738 3.644
Chênh lệch tương đối Bán
buôn - 54,8% 1,2% 44,8% 33,1% Chênh lệch tuyệt đối Bán buôn - 662 22 847 906
Bán lẻ 2.161 4.475 5.053 5.388 5.758
Chênh lệch tương đối Bán lẻ - 107,1% 12,9% 6,6% 6,9% Chênh lệch tuyệt đối Bán lẻ - 2.314 578 335 370 Tỷ trọng BB – BL 35,8%- 64,2% 29,5%- 70,5% 27,2%- 72,8% 33,7%- 66,3% 38,7%- 61,3%
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của VCB Thanh Xuân từ 2015-2019
Trong giai đoạn từ 2015-2019, lượng tiền huy động của VCB Thanh Xuân tăng dần qua các năm từ 3.368 tỷ năm 2015 lên 9.402 tỷ năm 2019 tương đương tăng 179%. Năm 2016 đánh dấu tốc độ tăng trưởng huy động vốn lớn nhất qua các năm, tăng 88,3% so với năm 2015. Có được những kết quả này là nhờ sự nỗ lực không ngừng phấn đấu của cán bộ công nhân viên trong toàn thể chi nhánh. Thêm vào đó, Ngân hàng đã luôn coi trọng công tác huy động vốn bằng những biện pháp chỉ đạo cụ thể như: thông tin tuyên truyền đối với khách hàng về hình thức gửi tiền, thực hiện đổi mới tác phong giao tiếp. Đa dạng hóa các hình thức huy động, sử dụng các đòn bẩy kích thích như lãi suất, tiết kiệm dự thưởng để giữ vững nguồn vốn hiện tại và thu hút các nguồn vốn tiềm năng.
Về cơ cấu huy động vốn: Tỷ trọng huy động vốn tiền VNĐ chiếm tỷ trọng >80%; tỷ trọng huy động vốn có kỳ hạn ở mức 60%; tỷ trọng huy động vốn từ