Khái niệm thẩm định cho vay KHDN

Một phần của tài liệu THẨM ĐỊNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH XUÂN (Trang 34)

- Khái niệm thẩm định cho vay KHDN:

Một số khái niệm về thẩm định tín dụng như sau:

Theo Nguyễn Thị Hồng Yến, Nguyễn Chí Dũng, Lê Mạnh Hùng (2019), “Thẩm định tín dụng là việc sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích để đánh giá khách hàng theo các tiêu chí cấp tín dụng nhằm đưa ra những đánh giá khách quan và đầy đủ về khách hàng, làm cơ sở để đưa ra quyết định cấp tín dụng”.

Theo Nguyễn Minh Kiều (2014), “Thẩm định tín dụng là sử dụng các công cụ và kỹ thuật các phân tích nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của một phương án hoặc dự án mà khách hàng đã xuất trình nhằm phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng”.

Cả hai khái niệm đều nêu việc thẩm định tín dụng là sử dụng các công cụ và kỹ thuật để đánh giá về khách hàng, từ đó ra quyết định. Tuy nhiên, tín dụng và cho vay là hai khái niệm khác nhau.

Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng cách cho vay, chiết khấu, cho thuê tài

chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ tín dụng khác. Như vậy, hoạt động cấp tín dụng và hoạt động cho vay của ngân hàng đều là các giao dịch tín dụng. Tuy nhiên, cấp tín dụng là khái niệm rộng hơn, bao gồm nhiều nghiệp vụ như trên, trong đó có hoạt động cho vay.

Qua các nội dung trên, ta có thể hiểu khái niệm về thẩm định cho vay KHDND như sau: thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp là việc sử dụng các công cụ và phân tích nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của 1 phương án hoặc dự án của khách hàng doanh nghiệp xuất trình nhằm phục vụ cho việc ra quyết định cho vay hay không cho vay.

- Mục đích thẩm định cho vay:

Mục đích của thẩm định cho vay là đánh giá một cách chính xác và trung thực khả năng trả nợ của khách hàng để làm căn cứ quyết định cho vay. Thẩm định cho vay là một trong những khâu quan trọng trong quy trình tín dụng của Ngân hàng thương mại.

 Giúp đánh giá được mức độ tin cậy của phương án sản xuất hoặc dự án đầu tư mà khách hàng doanh nghiệp lập và nộp khi làm thủ tục vay vốn: Các khách hàng doanh nghiệp vay vốn sẽ cung cấp cho ngân hàng phương án hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc thẩm định cho vay sẽ đánh giá được mức độ tin cậy của phương án mà doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng, để từ đó ra quyết định cho vay đúng đắn.

 Phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay: một dự án/ phương án của doanh nghiệp lập ra khi vay vốn ngân hàng sẽ có những rủi ro nhất đính, do vậy khi thẩm định cho vay ngân hàng sẽ đánh giá được các mức độ rủi ro của phương án đó là như thế nào.

 Giúp ngân hàng xây dựng một chính sách khách hàng đúng đắn và hợp lý: khi thẩm định cho vay các doanh nghiệp trong cùng một lĩnh vực ngành nghề, hoặc có phương án/ dự án kinh doanh tương tự nhau, ngân hàng sẽ đưa ra được những đặc điểm chung của từng doanh nghiệp đó, và từ đó xây dựng được chính sách khách hàng phù hợp với từng đặc thù ngành nghề của khách hàng, từ đó giúp ngân hàng và khách hàng

nâng cao hiệu quả và mở rộng hoạt động kinh doanh.

 Giúp cho cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có thể mạnh dạn cho vay và giảm được xác suất hai loại sai lầm trong quyết định cho vay: cho vay một dự án tồi và từ chối cho vay một dự án tốt.

1.2.2. Quy trình thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp

Nguyễn Minh Kiểu (2014) đưa ra khái niệm về quy trình thẩm định tín dụng là, “Quy trình thẩm định tín dụng là bản chỉ dẫn các bước tiến hành từ xem xét, thu thập thông tin cần thiết cho đến khi rút ra được kết luận sau cùng về khả năng thu hồi nợ khi cho vay”.

Như vậy, quy trình thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp cũng vậy, mục đích cuối cùng của quy trình là đánh giá khả năng thu hồi nợ vay của doanh nghiệp vay vốn để ra quyết định cho vay.

Theo Nguyễn Thanh Bình (2018), NHTM thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp bao gồm 3 bước như sau:

Bước 1: Thu thập hồ sơ, số liệu thông tin về khách hàng doanh nghiệp vay vốn

- Cán bộ khách hàng/ cán bộ thẩm định yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ vay vốn, bao gồm hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, hồ sơ tài sản bảo đảm…

- Cán bộ ngân hàng thu thập hồ sơ từ khách hàng, và đánh giá hồ sơ khách hàng cung cấp phù hợp với quy định của ngân hàng.

Khi một khách hàng có nhu cầu đề nghị ngân hàng cung cấp các sản phẩm tín dụng, cán bộ khách hàng/ cán bộ thẩm định trao đổi với khách hàng, tùy thuộc là khách hàng cũ hay mới để xác định những nội dung sau:

- Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng, cấu trúc hoạt động, vị thế khách hàng trong ngành nghề khách hàng đang kinh doanh, tiêu chuẩn đội ngũ quản lý.

- Mục đích vay vốn: qua thảo luận ban đầu tại doanh nghiệp, hoặc trụ sở ngân hàng, cán bộ khách hàng/ cán bộ thẩm định chịu trách nhiệm tập hợp tất cả các thông tin chi tiết để phục vụ cho việc lập báo cáo thẩm định cho vay.

Bước 2: Đánh giá, phân tích và lập báo cáo kết quả thẩm định

định khách hàng và lập báo cáo thẩm định đề xuất vay vốn.

Thẩm định là bước quan trọng trong quy trình nghiệp vụ cho vay. Nếu làm tốt bước này sẽ hạn chế được nhiều rủi ro cho ngân hàng. Việc thẩm định khách hàng và phân tích hồ sơ cũng như phương án vay vốn do chuyên viên phân tích tín dụng/ chuyên viên thẩm định thực hiện.

Mục đích của việc thẩm định khách hàng và phương án vay vốn là thông qua việc tìm hiểu và đánh giá một cách toàn diện, chính xác về khách hàng để đánh giá khả năng hoàn vốn vay cho ngân hàng.

Việc quyết định cho vay sẽ dẫn đến rủi ro, nếu nội dung thẩm định không chi tiết, đầy đủ, việc đánh giá và phân tích khách hàng không khách quan và chính xác, từ đó dẫn đến các quyết định sai lệch của cấp lãnh đạo phê duyệt với khách hàng và gây rủi ro cho ngân hàng.

Việc đánh giá, phân tích doanh nghiệp bao gồm: thẩm định các nội dung chi tiết (được trình bày ở mục dưới); ước lượng và kiểm soát rủi ro tín dụng và kết luận khả năng thu hồi nợ vay.

Kết quả của bước này là báo cáo thẩm định cho vay khách hàng, lãnh đạo phòng rà soát và đồng ý chuyển sang bước tiếp theo.

Bước 3: Phê duyệt cấp tín dụng

- Tùy theo thẩm quyền phê duyệt của ngân hàng, bộ phận thẩm định trình cấp thẩm quyền để phê duyệt cho vay khách hàng doanh nghiệp theo quy định của ngân hàng.

Sau khi báo cáo thẩm định được lập bởi bộ phận thẩm định (gồm cán bộ thẩm định, lãnh đạo thẩm định), đánh giá các nội dung, ước lượng kiểm soát rủi ro và kết luận khả năng thu hồi nợ vay thì lãnh đạo xem xét phê duyệt, ra quyết định cho vay hay không cho vay phù hợp với thẩm quyền phê duyệt của từng ngân hàng.

 Tổ chức thực hiện thẩm định

Bất kỳ một hoạt động nào của một đơn vị cũng cần tổ chức. Việc thẩm định cho vay muốn đạt hiệu quả thì đòi hỏi sự tổ chức chặt chẽ. Việc tổ chức thẩm định

cho vay đòi hỏi phải có sự phân công rõ ràng cho từng bộ phận, cá nhân, đồng thời gắn trách nhiệm riêng cho từng khâu của quy trình thẩm định cho vay. Mỗi thành viên thẩm định phải có trách nhiệm cao cho việc thẩm định của mình và đồng thời có sự gắn kết chặt chẽ giữa các thành viên với nhau thì hiệu quả công tác thẩm định sẽ được nâng cao.

1.2.3. Phương pháp thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp

Định tính và định lượng là hai phương pháp chính dùng để thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp.

- Phương pháp định tính: là phương pháp đánh giá dựa trên cảm tính của cán bộ thẩm định. Cán bộ thẩm định dựa trên những thông tin khách hàng cung cấp qua trao đổi trực tiếp và thông tin thực tế xuống kiểm tra tại doanh nghiệp để đưa ra những nhận định về tình hình của doanh nghiệp như chất lượng quản lý trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và năng lực hoạt động kinh doanh. Do vậy, khó tránh khỏi sai sót trong phương pháp này, đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về thẩm định.

- Phương pháp định lượng: Là phương pháp đánh giá qua hệ thống chỉ số tài chính. Cán bộ thẩm định dựa trên số liệu tài chính khách hàng cung cấp, sử dụng các chỉ số, chỉ tiêu để phân tích, đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp vay vốn. Bằng những chỉ số quy định cho việc thẩm định thì phương pháp này cho kết quả chuẩn hơn nhưng hạn chế của phương pháp này là không linh hoạt trước những thay đổi về thông tin thị trường hay thay đổi một yếu tố nào đó.

1.2.4. Nội dung thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp

Theo Phạm Thị Kim Hường (2017), nội dung thẩm định cho vay KHDN gồm những nội dung sau.

1.2.3.1. Thẩm định tư cách pháp lý và năng lực hành vi của Doanh nghiệp

Thẩm định tư cách khách hàng vay vốn

Mục đích của thẩm định tư cách khách hàng vay vốn là đánh giá tư cách pháp nhân, tính chất hợp pháp và mức độ tin cậy đối với những thủ tục vay mà khách hàng phải tuân thủ.

Theo quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng, khách hàng muốn vay vốn phải thỏa mãn các điều kiện vay vốn sau:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

- Có mục đích vay vốn hợp pháp.

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

- Có phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư khả thi và có hiệu quả.

- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của chính phủ và hướng dẫn của NHNN Việt Nam.

Thẩm định mức độ tin cậy của hồ sơ vay vốn

Khách hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của các tài liệu gửi cho tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng hướng dẫn các loại tài liệu mà khách hàng cần gửi phù hợp với đặc điểm của từng loại khách hàng, từng loại cho vay và khoản vay.

Thông thường bộ hồ sơ vay vốn bao gồm có:

- Giấy đề nghị vay vốn.

- Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân.

- Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ hoặc dự án đầu tư.

- Báo cáo tài chính kỳ gần nhất.

- Giấy tờ liên quan đến thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay.

- Giấy tờ liên quan nếu cần thiết.

Nhân viên thẩm định cần chú ý xem các tài liệu quy định có đầy đủ và hợp pháp hay không còn đi sâu vào nội dung quan trọng như báo cáo tài chính hay phương án kinh doanh sẽ thực hiện sau.

1.2.3.2. Thẩm định mục đích vay vốn

Đối với các doanh nghiệp, mục đích vay vốn thường là để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng địa bàn, vay thực hiện dự án đầu tư. Cho dù vay vốn với mục đích gì, thì Doanh nghiệp phải đảm bảo những điều kiện sau:

- Thứ nhất, mục đích vay vốn có hợp pháp không, có phù hợp với đăng ký kinh doanh hay không.

- Thứ hai, Doanh nghiệp có những mặt hàng mà nhà nước cấm nhập khẩu trong thời từng thời kỳ hay không (Theo danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu ban hành kèm theo Nghị định của Chính phủ).

Thẩm định mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính (BCTC)

Các BCTC của doanh nghiệp bao gồm: Bảng cân đối kế toán (BCĐKT), Báo cáo kết quả kinh doanh (BCKQKD), báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT), bảng thuyết minh báo cáo tài chính (BTMBCTC).

Các BCTC mà doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng là do bộ phận kế toán tài chính soạn thảo, nhiều khi để vay vốn được ngân hàng thì nội dung BCTC cung cấp cho ngân hàng sẽ khác biệt so với BCTC nội bộ của doanh nghiệp, mức độ tin cậy của BCTC doanh nghiệp cung cấp là chưa đảm bảo. Do vậy, cán bộ thẩm định cần thẩm định mức độ tin cậy của BCTC là việc làm cần thiết.

Để thẩm định mức độ tin cậy của BCTC, cán bộ thẩm định cần thực hiện những bước như sau:

- Nghiên cứu kỹ số liệu của BCTC

- Sử dụng kiến thức kế toán tài chính và kỹ năng phân tích để phát hiện những điểm đáng nghi ngờ hay những bất hợp lý trong các BCTC.

- Xem xét bảng thuyết minh để hiểu rõ hơn về những điểm đáng nghi ngờ trong BCTC.

- Mời khách hàng đến thảo luận, phỏng vấn hoặc trao đổi qua điện thoại với KH và yêu cầu giải thích về những điểm đáng ngờ trong BCTC.

- Tới trực tiếp văn phòng của doanh nghiệp để quan sát và có thể trực tiếp xem lại tài liệu kế toán và chứng từ gốc để lâp các báo cáo tài chính.

- Kết luận sau cùng về mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính do doanh nghiệp cung cấp.

Thẩm định khả năng tài chính

Một khách hàng doanh nghiệp vay vốn khi có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ giúp KH yên tâm trả nợ khi đến hạn, do đó giữ được uy tín của mình cũng như các cam kết đã thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng. Đối với ngân hàng, khả năng tài chính của khách hàng giúp ngân hàng yên tâm hơn về khả năng trả nợ.

Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau, bao gồm cả chủ quan và khách hàng, bản thân doanh nghiệp cũng không thể đánh giá được khả năng tài chính của mình. Do vậy, việc thẩm định khả năng tài chính của doanh nghiệp là cần thiết. Để làm điều này, khi làm thủ tục vay vốn, ngân hàng sẽ yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp BCTC các kỳ gần nhất tính đến thời điểm vay vốn.

Khả năng trả nợ của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào phương án sản xuất kinh doanh hay dự án đầu tư khả thi. Do đó, việc thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh hay dựa án đầu tư là công việc rất quan trọng để đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

Ước lượng và kiểm soát rủi ro

Thẩm định là công việc được tiến hành trước khi quyết định cho vay, thu hồi nợ là công việc được thực hiện sau khi cho vay. Do đó, thẩm định cho vay dù thực hiện kỹ lưỡng và chuyên nghiệp đến đâu đi chăng nữa vẫn không thể hoàn toàn tránh khỏi được các sai sót. Các kỹ thuật phân tích và kiểm soát rủi ro tín dụng có thể áp dụng bao gồm phân tích độ nhạy, phân tích tình huống và phân tích mô phỏng.

Từ nguồn tài liệu BCTC khách hàng cung cấp, thông thường các Cán bộ tín dụng sẽ nghiên cứu, đánh giá phân tích các nội dung sau:

- Biến động sản lượng, doanh thu lợi nhuận - Cơ cấu sản phẩm, doanh thu, lợi nhuận

- Biến động Tổng tài sản, Nợ phải trả, vốn chủ sở hữu - Cơ cấu tài chính

Một phần của tài liệu THẨM ĐỊNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH XUÂN (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w