khách hàng doanh nghiệp
Để đánh giá thực trạng và hoàn thiện thẩm định cho vay KHDN tại ngân hàng, từ các khâu xây dựng quy trình, tổ chức thẩm định, thực hiện nội dung thẩm định, theo dõi các kết quả thẩm định và báo cáo thẩm định phải được tiến hành nghiêm túc, có chất lượng. Tuy nhiên việc đánh giá này thường phụ thuộc nhiều vào ý kiến chủ quan của người đánh giá. Do đó, để có căn cứ đánh giá thực trạng và hoàn thiện thẩm định cho vay KHDN nên xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá và lượng hóa tiêu chí.
1.3.1. Các chỉ tiêu định lượng
1.3.1.1. Thời gian thẩm định
Theo Ngô Đức Tiến (2015), Thời gian thẩm định là khoảng thời gian được tính từ lúc KHDN có yêu cầu vay vốn đến khi bộ phận thẩm định hoàn thành công việc thẩm định, hoàn thành báo cáo thẩm định và tiếp tục các bước tiếp theo.
Thời gian thẩm định ngắn nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính xác về quá trình tác nghiệp và kết luận cho vay. Các NHTM thường tổ chức quy trình kiểm tra, kiểm soát cho vay rất chặt chẽ, việc thẩm định cho vay đã trải qua nhiều khâu kiểm soát nên việc giảm thời gian thẩm định ở khâu tác nghiệp sẽ giảm được thời gian đưa ra quyết định mà vẫn đảm bảo các khâu kiểm soát đã được thực thi. Do đó, chỉ tiêu này càng thấp, càng phản ánh tích cực về mức độ hoàn thiện công tác thẩm định cho vay doanh nghiệp.
Thời gian thẩm định cho vay KHDN được so sánh với thời gian thẩm định quy định của từng ngân hàng thương mại. Thời gian thẩm định thực tế thấp hơn thời gian thẩm định quy định nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác của việc thẩm định và kết luận thì công tác thẩm định đạt hiệu quả tốt hơn. Nếu thời gian thẩm định thực tế cao hơn thời gian thẩm định quy định thì ngân hàng cần xem xét đánh giá và rút ngắn thời gian thẩm định mà vẫn đảm bảo hiệu quả.
1.3.1.2. Tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu
Mặc dù tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng thương mại là do từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, tuy nhiên chỉ tiêu này cũng đo lường hiệu quả công tác thẩm định cho vay KHDN. Nếu công tác thẩm định được thực hiện tốt, tỷ lệ các khoản cho vay doanh nghiệp bị chuyển nợ xấu, nợ quá hạn trong thời hạn vay phải ở mức thấp. Ngược lại, nếu tỷ lệ này ở mức cao thì công tác thẩm định cho vay doanh nghiệp cần phải được rà soát và hoàn thiện hơn. Do đó, chỉ tiêu này càng thấp, càng phản ánh tích cực về mức độ hoàn thiện công tác thẩm định cho vay doanh nghiệp.
Công thức xác định:
Tỷ lệ nợ xấu = Dư nợ nhóm 3,4,5/ Tổng dư nợ Tỷ lệ nợ quá hạn = Dư nợ quá hạn/ Tổng dư nợ Cách thức đánh giá:
+ So sánh chỉ tiêu nợ xấu so với chỉ tiêu nợ xấu quy định của ngân hàng nhà nước là : <3%. Nếu chỉ tiêu nợ xấu thấp hơn 3% thì công tác thẩm định cho vay KHDN đang đảm bảo hiệu quả, nếu chỉ tiêu nợ xấu cao hơn 3% thì công tác thẩm định cho vay KHDN cần phải được hoàn thiện hơn.
+ So sánh các chỉ tiêu nợ xấu, nợ quá hạn với tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn trung bình của các ngân hàng thương mại. Nếu các chỉ tiêu này thấp hơn tỷ lệ trung bình thì đánh giá hiệu quả công tác thẩm định cho vay tốt hơn. Trường hợp chỉ tiêu này thấp hơn mức trung bình thì công tác thẩm định cho vay KHDN cần phải được rà soát và hoàn thiện hơn.
1.3.2.1. Tính đầy đủ về nội dung thẩm định
Nội dung thẩm định cho vay doanh nghiệp tại NHTM nằm trong một quy trình thẩm định cho vay thống nhất với các bước tác nghiệp cụ thể. Nội dung thẩm định thường do bộ phận quản lý tín dụng của NHTM xây dựng dựa trên các phương pháp thẩm định khoa học, được hoàn thiện qua thời gian và đúc kết từ thực tiễn áp dụng.
Nội dung thẩm định cho vay doanh nghiệp là cấu phần phức tạp nhất trong quy trình hoạt động của Ngân hàng, có thể nói NHTM gần như không thể có được nội dung thẩm định cho vay doanh nghiệp hoàn thiện tại mọi thời điểm mà nội dung thẩm định cần phải luôn luôn cập nhật, cải tiến để phù hợp với yêu cầu tác nghiệp ngày càng phức tạp của NHTM. Việc hoàn thiện nội dung thẩm định cho vay doanh nghiệp luôn hướng đến mục tiêu sau cùng đó là phòng ngừa được rủi ro tín dụng.
Nhóm tiêu chí liên quan đến việc thực hiện nội dung thẩm định
1. Ngân hàng thẩm định tư cách pháp lý KHDN vay vốn
Hồ sơ pháp lý là căn cứ đầu tiên để ngân hàng xem xét đưa ra quyết định cho vay hay không, đánh giá mức độ tin cậy của ngân hàng đối với KHDN. Trên cơ sở đó, cán bộ thẩm định tìm hiểu đánh giá tư cách pháp lý của doanh nghiệp theo như nội dung thẩm định nêu ở phần trên. Do vậy, ngân hàng có thực hiện thẩm định tư cách pháp lý KHDN vay vốn hay không đánh giá mức độ hoàn thiện của nội dung thẩm định.
2. Mục đích sử dụng vốn vay của KHDN
Việc đánh giá, xem xét mục đích sử dụng vốn vay của KHDN là bước quan trọng không thể bỏ qua trong quá trình thẩm định cho vay. Mục đích vay của KHDN phải phù hợp với quy định của ngân hàng và pháp luật. Ngân hàng khi thẩm định cho vay cần đánh giá phần mục đích sử dụng vốn vay của doanh nghiệp có phù hợp không.
3. Tính khả thi của phương án sử dụng vốn, ước lượng yếu tố đầu ra đầu vào để xác định hiệu quả kinh doanh của phương án
Trong quá trình thẩm định cho vay KHDN, cán bộ thẩm định cần đánh giá phương án sử dụng vốn của KHDN có hợp lý và khả thi hay không, trong đó cần đánh giá lại lĩnh vực kinh doanh, đầu ra, đầu vào, sản phẩm dịch vụ... của phương
án có hợp lý, đầy đủ và thuyết phục hay không. Việc đánh giá các nội dung thể hiện mức độ hoàn thiện về nội dung thẩm định cho vay KHDN của ngân hàng.
4. Thẩm định khả năng tài chính của KHDN
Mục đích của nội dung thẩm định khả năng tài chính của KHDN vay vốn là để đánh giá tiềm lực tài chính thực tế của khách hàng, trên cơ sở đó đánh giá khả năng về vốn chủ sở hữu, vốn chiếm dụng, tài sản, phải thu, phải trả, vay vốn, cơ cấu tài sản... từ đó kết luận về thực trạng khả năng trả nợ của KHDN cho ngân hàng. Việc đánh giá khả năng tài chính của KHDN cần được đánh giá tỉ mỉ, có hệ thống. Do vậy, việc ngân hàng quy định nội dung thẩm định khả năng tài chính bằng sử dụng hệ thống chỉ tiêu tài chính được quy chuẩn để phân tích và đánh giá tài chính KHDN hay sử dụng chỉ tiêu phi tài chính sẽ ảnh hưởng đến tính khách quan, chính xách của kết quả thẩm định cho vay.
5. Thẩm định tài sản bảo đảm
Việc thẩm định giá trị tài sản bảo đảm là nội dung quan trọng trong thẩm định vì là cơ sở cho việc ra quyết định cho vay góp phần hạn chế rủi ro tín dụng, nợ xấu. Sự độc lập trong thẩm định tài sản sẽ góp phần tăng tính khách quan và minh bạch trong quá trình cho vay. Vì vậy việc thẩm định theo chuyên gia thẩm định giá hoặc theo quy trình nội bộ hoặc theo kinh nghiệm của chuyên viên thẩm định sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả thẩm định cho vay KHDN.
6. Mức độ đánh giá các rủi ro có thể xảy ra
Nội dung đánh giá rủi ro cũng là nội dung quan trọng trong thẩm định cho vay KHDN. Đây là căn cứ để quyết định cho vay, là cảnh báo để cán bộ khách hàng, bộ phận thẩm định, bộ phận giám sát sau vay theo dõi. Rủi ro càng được đánh giá một cách kỹ lưỡng, đầy đủ, thuyết phục thì hiệu quả thẩm định cho vay KHDN được nâng cao. Do vậy, việc đánh giá các rủi ro có thể xảy ra ở mức đầy đủ, thuyết phục; hay đánh giá một số rủi ro chủ yếu; hoặc chỉ đánh giá hình thức; hoặc không đánh giá rủi ro đánh giá mức độ hoàn thiện nội dung thẩm định cho vay KHDN của ngân hàng.
1.3.2.2. Tính hoàn thiện phương pháp thẩm định
Phương pháp thẩm định là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến tính hoàn thiện của công tác thẩm định cho vay doanh nghiệp. Có nhiều phương pháp thẩm định, tuy nhiên, ngân hàng cần lựa chọn được phương pháp và các chỉ tiêu phù hợp với nguồn thông tin sẵn có để thẩm định cho vay KHDN có hiệu quả cao nhất. Lựa chọn đúng đắn phương pháp thẩm định sẽ giúp cán bộ thẩm định tiết kiệm được thời gian và công sức, NHTM tiết kiệm được chi phí thẩm định.
Nhóm tiêu chí liên quan đến phương pháp thẩm định.
1. Ngân hàng quy định về phương pháp thẩm định cho vay KHDN
Phương pháp thẩm định có ảnh hưởng lớn đến hoàn thiện công tác thẩm định cho vay. Việc ngân hàng đã có quy định về phương pháp thẩm định trong cho vay KHDN hay chưa đánh giá tính hoàn thiện của công tác thẩm định vay vốn.
2. Phương pháp thẩm định hiện ngân hàng sử dụng đảm bảo tính đầy đủ, vận dụng trong tình huống thực tiễn
Việc phương pháp thẩm định có tính đầy đủ, đảm bảo vận dụng được trong các tình huốn thực tiễn hay không ảnh hưởng đến hoàn thiện phương pháp thẩm định, là hoàn thiện thẩm định cho vay KHDN do phương pháp thẩm định có vai trò quan trọng trong công tác thẩm định cho vay KHDN.
1.3.2.3. Tính khoa học, hợp lý của quy trình thẩm định và hoàn thiện trong tổ chức thẩm định.
Quy trình thẩm định
Hoàn thiện thẩm định cho vay KHDN còn thể hiện ở khâu ngân hàng phải xây dựng cho mình một quy trình thẩm định khoa học, hợp lý. Hiện tại các ngân hàng thương mại đều có quy trình thẩm định riêng, tuy nhiên đều đáp ứng quy định cho vay của ngân hàng nhà nước.
Tổ chức thẩm định
Trong quy trình cũng như phân công công việc cho cán bộ thẩm định tại các ngân hàng thương mại, cần có quy định cụ thể, rõ ràng về quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ thẩm định, để từ đó cán bộ thẩm định có cơ sở xác định quyền và trách nhiệm của mình để thực hiện đúng.
Đồng thời, trong phân công công việc, việc phân chia nhiệm vụ giữa các cán bộ thẩm định cũng có ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác thẩm định. Phân công công việc không chồng chéo trong chức năng nhiệm vụ giữa các bộ phận, các cán bộ thẩm định giúp công việc thẩm định được xử lý một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Trong một phòng ban thẩm định, cũng cần có sự phân công chuyên trách về một nhóm doanh nghiệp cụ thể, để chuyên môn hóa trong công tác quản lý của cán bộ thẩm định, giúp chất lượng thẩm định được nâng cao hơn.
Nhóm tiêu chí liên quan đến việc xây dựng, tuân thủ quy trình và sự phù hợp trong tổ chức quản lý thẩm định cho vay như sau:
1. Tính chuẩn hóa của quy trình thẩm định cho vay của ngân hàng
Đỗi với mỗi khoản cho vay đều phải tiến hành thẩm định để ra quyết định cho vay hay từ chối cho vay. Công tác thẩm định yêu cầu phải tỉ mỉ, chính xác, đánh giá đúng bản chất của khoản vay ngoài ra còn đòi hỏi sự đáp ứng kịp thời về mặt thời gian phục vụ nhu cầu KHDN, hạn chế tổi đa rủi ro xảy ra. Vì vậy, ngân hàng cần xây dựng và chuẩn hóa quy trình thẩm định cho vay nhằm hướng dẫn các cán bộ thẩm định nắm bắt được các bước và nội dung khi tiếp nhận một hồ sơ tín dụng, đồng thời đây cũng là phương thức đánh giá mức độ tuân thủ quy trình, quy định, từ đó kịp thời hạn chế các rủi ro đạo đức, ngăn chặn hành vi làm trái quy trình. Việc quy trình thẩm định cho vay tại ngân hàng có được xây dựng hay không đánh giá mức độ hoàn thiện của thẩm định cho vay KHDN.
2. Tính tuân thủ của cán bộ thẩm định đối với quy trình thẩm định
Bất cứ một quy trình, quy định nào mà ngân hàng đưa ra đều nhằm mục đích cán bộ thẩm định phải tuân thủ chặt chẽ cũng như hướng dẫn cán bộ trong quá trình làm việc. Mức độ tuân thủ quy trình thẩm định cho vay là một trong những yếu tố
đánh giá thực trạng công tác thẩm định cho vay của ngân hàng và hoàn thiện công tác này.
3. Tính kiêm nhiệm vụ thẩm định cho vay của bộ phận khách hàng.
Cán bộ khách hàng vừa thực hiện nhiệm vụ kinh doanh vừa thực hiện nhiệm vụ thẩm định cho vay hay không ảnh hưởng nhất định đến kết quả thẩm định. Nguyên nhân là do cán bộ khách hàng có thể vì áp lực doanh số chỉ tiêu dẫn đến việc nhận biết hoặc phòng ngừa rủi ro còn mang tính hình thức hoặc bỏ qua rủi ro. Do đó việc tách biệt nhiệm vụ giữa bộ phận tìm kiếm khách hàng và bộ phận thẩm định là tiêu chí để đánh giá được sự hiệu quả, khách quan của kết quả thẩm định cho vay. Việc đánh giá nội dung này thể hiện mức độ hoàn thiện của công tác thẩm định cho vay KHDN.
4. Quy trình thẩm định được quy định cụ thể, rõ ràng để cán bộ thẩm định thực hiện.
Mỗi KHDN có lĩnh vực kinh doanh riêng với đặc thù riêng. Do vậy, việc thẩm định cho vay được quy định chung đối với tất cả các khách hàng hay có quy định riêng đối với một số KHDN đặc thù sẽ ảnh hưởng đến sự chính xác, hiệu quả của công tác thẩm định cho vay.
5. Quy trình thẩm định phân công rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong quy trình thẩm định.
Việc phân công rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong quy trình thẩm định giúp hiệu quả của công tác thẩm định được nâng cao hơn.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định cho vay khách hàngdoanh nghiệp doanh nghiệp
Công tác thẩm định cho vay KHDN của NHTM phụ thuộc rất nhiều nhân tố ảnh hưởng khác nhau, muốn công tác thẩm định cho vay KHDN được hoàn thiện, các NHTM cần phải xem xét kỹ các nhân tố đó. Thông thường, việc hoàn thiện công tác thẩm định cho vay KHDN chịu sự tác động của một số nhân tố sau:
1.4.1. Các nhân tố khách quan
Hệ thống pháp luật của nhà nước có ảnh hưởng đến thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp vì từ hệ thống pháp luật nhà nước, các ngân hàng cũng đưa ra những quy trình, quy định nội bộ của ngân hàng phù hợp theo.
Hệ thống pháp luật ổn định sẽ góp phần không nhỏ trong hiệu quả thẩm định cho vay tại ngân hàng. Vì khi hệ thống pháp luật và các chính sách nhà nước ổn định sẽ giúp ngân hàng ổn định hơn trong các hoạt động, không bị thay đổi nhiều hơn về các quy trình, quy định cho phù hợp, trong đó có quy trình và công tác thẩm định cho vay KHDN.
Trường hợp hệ thống pháp luật thường xuyên thay đổi, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc cải tạo, thích nghi với những quy định mới, từ đó việc thay đổi trong quy trình, nội dung thẩm định cho vay KHDN cũng gặp khó khăn, ảnh hưởng đến hiệu quả thẩm định.
Chất lượng thông tin đầu vào
Thông tin là cơ sở cho phân tích đánh giá, là nguyên liệu cho cả quá trình tác nghiệp của cán bộ thẩm định. Muốn có một kết quả thẩm định chính xác cao độ thì phải có được các thông tin, số liệu đầy đủ, chính xác dựa trên nhiều góc độ khác nhau. Để có những nguồn thông tin cần thiết, NHTM cần dựa vào các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau liên quan đến vấn đề cần đánh giá và sắp xếp thông tin, sử