Thực trạng công tác thẩm định cho vay KHDN tại VCB Thanh Xuân-

Một phần của tài liệu THẨM ĐỊNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH XUÂN (Trang 68 - 91)

Xuân- Sử dụng chỉ tiêu định tính

2.2.1.1. Quy trình thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp

Tại Ngân hàng VCB Thanh Xuân, Khách hàng doanh nghiệp bao gồm: Khách hàng doanh nghiệp bán buôn và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ SME. Trong bài viết tác giả đi sâu phân tích quy trình thẩm định của Khách hàng doanh nghiệp bán buôn, về nội dung thẩm định thì chung cho cả 2 loại hình doanh nghiệp.

được quy định cụ thể tại Quyết định số 2503/QĐ-VCB-QLRRTD ngày 28/12/2018 về việc ban hành Quy trình tín dụng đối với Khách hàng bán buôn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

Các cán bộ thẩm định của Ngân hàng VCB chi nhánh Thanh Xuân đều tuân thủ quy trình thẩm định theo Quyết định 2503/QĐ-VCB-QLRRTD ngày 28/12/2018, chi tiết thực hiện thẩm định KHDN như sau:

Sơ đồ 2.2: Quy trình thẩm định cho vay KHDN tại VCB Thanh Xuân

Nguồn: Quy trình thẩm định KHDN bán buôn tại Ngân hàng Ngoại thương

Các bước trong quy trình thẩm định cho vay KHDN tại VCB Thanh Xuân bao bồm:

Tiếp nhận hồ sơ

của VCB từ khách hàng. Trên cơ sở nhu cầu của khách hàng và hồ sơ khách hàng, cán bộ khách hàng lập báo cáo nhu cầu tín dụng, sau đó chuyển báo cáo nhu cầu tín dụng và hồ sơ khách hàng cho bộ phận thẩm định.

- Nếu hồ sơ hợp lệ chưa hợp lệ, cán bộ thẩm định chuyển bộ phận khách hàng thu thập thêm thông tin tài liệu từ khách hàng.

Đánh giá, phân tích và lập Báo cáo kết quả thẩm định

Với hồ sơ đã hợp lệ, Cán bộ thẩm định thực hiện quy trình chấm điểm Xếp hạng tín dụng của khách hàng (nếu cần) và thực hiện quy trình định thẩm định, phê duyệt giá trị tài sản bảo đảm (nếu có); sau đó lập báo cáo đề xuất giới hạn tín dụng hoặc báo cáo thẩm định cấp tín dụng dự án đầu tư áp dụng với dự án đầu tư.

Sau đó, cán bộ thẩm định trình báo cáo đề xuất cùng hồ sơ tín dụng trình Quản lý thẩm định (Lãnh đạo phòng tại chi nhánh).

Phê duyệt cấp tín dụng

Các cấp được phê duyệt cấp tín dụng như sau:

Giám đốc chi nhánh => Hội đồng tín dụng cơ sở Chi nhánh => Chuyên gia phê duyệt (CGPD)- Phòng Phê duyệt tín dụng (PDTD)- Trụ sở chính => Lãnh đạo phòng PDTD- Trụ sở chính => Giám đốc phê duyệt => Hội đồng tín dụng Trung Ương => Hội đồng quản trị.

Các bước phê duyệt như sau:

- Quản lý thẩm định kiểm tra lại các nội dung trong Báo cáo thẩm định dự án, ký kiểm soát và trình Lãnh đạo chi nhánh (Giám đốc, Phó giám đốc được ủy quyền) để lãnh đạo chi nhánh rà soát và cho ý kiến.

- Trường hợp hồ sơ thuộc thẩm quyền phê duyệt tại Chi nhánh, Lãnh đạo chi nhánh phê duyệt.

- Trường hợp hồ sơ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Hội đồng tín dụng cơ sở Chi nhánh, tiến hành phiên họp Hội đồng tín dụng cơ sở Chi nhánh.

- Trường hợp hồ sơ không thuộc thẩm quyền phê duyệt tại Chi nhánh, Lãnh đạo chi nhánh đồng ý nội dung trong Báo cáo thẩm định, chuyển cán bộ thẩm định chuẩn bị hồ sơ trình cấp thẩm quyền; chuyển cán bộ khách hàng thực hiện gửi hồ sơ và trình phê duyệt theo quy định tại Trụ sở chính.

Thực trạng quy trình thẩm định cho vay KHDN

Từ việc xây dựng các tiêu chí chủ yếu đánh giá công tác thẩm định cho vay KHDN ở chương 1, kết hợp với kết quả của quá trình nghiên cứu tài liệu về quy

trình thẩm định, tác giả khái quát thực trạng quy trình thẩm định theo tiêu chí đánh giá như sau:

Bảng: 2.4. Tổng hợp tiêu chí liên quan đến quy trình và tổ chức thẩm định cho vay KHDN tại VCB Thanh Xuân

Tiêu chí đánh giá Phương án đánh giá Kết quả

Việc xây dựng quy trình thẩm định cho vay của ngân hàng

a. Có b. Không

a. Có Sự tuân thủ của cán bộ thẩm định đối

với quy trình của ngân hàng

a. Tuân thủ toàn bộ b. Chỉ tuân thủ một số nội dung quan trọng c. Không tuân thủ, tự ý làm

a. Tuân thủ toàn bộ

Bộ phận khách hàng có thực hiện kiêm nhiệm vụ thẩm định cho vay hay không.

a. Có

b. Không b. Không

Quy trình thẩm định có được quy định cụ thể, rõ ràng để cán bộ thẩm định thực hiện hay không.

a. Có quy định form chung cho mọi khách hàng

b. Có quy định nhưng một số khách hàng đặc thù cán bộ thẩm định còn áp dụng khó khăn

b. Có quy định nhưng một số khách hàng đặc thù cán bộ thẩm định còn áp dụng khó khăn

Quy trình thẩm định phân công rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong quy trình thẩm định

a. Có b. Không

a. Có

Nguồn: nghiên cứu của tác giả

Ngay từ khi thành lập, Ban lãnh đạo của VCB Thanh Xuân luôn chỉ đạo cán bộ thẩm định thực hiện đúng quy trình thẩm định mà VCB đã ban hành, cán bộ thẩm định luôn có ý thức thực hiện đúng quy trình thẩm định.

Hiện nay, VCB đã thay đổi quy trình thẩm định, cấp tín dụng đối với KHDN theo nội dung trình bày ở mục trên gồm 3 bước; trong đó đã có quy định tách biệt bộ phận lập báo cáo nhu cầu tín dụng, thu thập hồ sơ là cán bộ khách hàng, đến bước thẩm định là của cán bộ thẩm định, thay vì một cán bộ làm từ khâu lập nhu cầu tín dụng đến khâu thẩm định như trước đây. Tuy nhiên việc phân tách vẫn mang tính chất hình thức, do theo mô hình hiện tại của VCB Thanh Xuân đang triển khai thì cán bộ khách hàng đề xuất nhu cầu tín dụng và cán bộ thẩm định vẫn thuộc

cùng 1 phòng ban, là phòng KHDN, vừa là nơi tiếp thị khách hàng, đề xuất nhu cầu tín dụng của khách hàng và là nơi thẩm định cho vay. Vì vậy, việc thẩm định cho vay KHDN chưa thực sự độc lập, khách quan do mẫu thuẫn giữa việc phát triển khách hàng, hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh với việc hạn chế các rủi ro.

Tại VCB Thanh Xuân, các quy trình, quy định về thẩm định cho vay áp dụng chung cho tất cả các KHDN và phân chia thành các đối tượng: KHDN thương mại, KHDN xây lắp, KHDN sản xuất. Tuy nhiên, thực tế cho thấy với một số KHDN đặc thù cán bộ thẩm định thấy khó khăn, vướng mắc khi áp dụng quy trình thẩm định do đối tượng KHDN áp dụng theo quy trình chưa được phân chia theo đặc trưng của các ngành nghề cụ thể.

Để đánh giá tính tuân thủ quy trình thẩm định, tác giả thu thập dữ liệu về việc tuân thủ quy trình của tổng số 11 cán bộ thẩm định tại phòng KHDN của VCB Thanh Xuân, kết quả có được như sau:

Bảng 2.5. Đánh giá tính tuân thủ quy trình thẩm định tại VCB Thanh Xuân

Các bước trong quy trình Số lượng cán bộ thực tế thực hiện

Bước 1: Thu thập hồ sơ, số liệu thông tin về khách hàng doanh nghiệp vay vốn

11/11 Bước 2: Đánh giá, phân tích và lập báo cáo kết quả thẩm định 11/11 Bước 3: Phê duyệt cấp tín dụng 11/11 Tính tuân thủ cả 3 bước trong quy trình 11/11

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả

Như vậy, tất cả các cán bộ thẩm định tại Chi nhánh Thanh Xuân đề tuân thủ đúng quy trình thẩm định cho vay KHDN theo Quyết định số 2503/QĐ-VCB- QLRRTD ngày 28/12/2018 về việc ban hành Quy trình tín dụng đối với Khách hàng bán buôn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

Để đánh giá về quy trình thẩm định cho vay KHDN một cách khách quan, tác giả tiến hành khảo sát ý kiến của 50 KHDN (người trả lời, kế toán trưởng hoặc giám đốc công ty) hiện đang vay vốn tại ngân hàng bằng phương pháp điều tra theo bảng hỏi (chi tiết bảng hỏi lại phụ lục II), kết quả như sau:

Bảng 2.6. Kết quả đánh giá về quy trình thẩm định tại VCB Thanh Xuân

Kết quả trả lời:

Quy trình thẩm định tại VCB Thanh Xuân như thế nào?

Tần số xuất hiện Tỷ lệ phần trăm

Đơn giản 14 28%

Tổng 50 100%

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Qua bảng trên cho thấy, có tới 36/50 doanh nghiệp (chiếm 72%) doanh nghiệp đã giao dịch với ngân hàng cho rằng quy trình, thủ tục, hồ sơ thẩm định của chi nhánh hiện còn phức tạp. Việc quy trình thẩm định phức tạp sẽ dẫn đến nhiều kết quả không tốt cho ngân hàng và khách hàng, trong đó ảnh hưởng đến thời gian hoạt động của doanh nghiệp vay vốn, kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.7. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc thẩm định cho vay đến thời gian của doanh nghiệp

Kết quả trả lời:

Mức độ ảnh hưởng của việc thẩm định cho vay đến thời gian của KHDN?

Tần số xuất hiện Tỷ lệ %

Ít 5 10%

Bình thường 19 38%

Nhiều 26 52%

Tổng 50 100%

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Qua kết quả thể hiện cho thấy, quy trình thẩm định của chi nhánh phức tạp, do vậy có 26/50 doanh nghiệp (chiếm 52%) đánh giá là việc thẩm định của ngân hàng làm mất nhiều thời gian đến hoạt động kinh doanh của họ.

Như vậy, quy trình thẩm định của VCB Thanh Xuân hiện nay vẫn còn phức tạp, làm ảnh hưởng đến thời gian hoạt động của doanh nghiệp. Trong thời gian tới, VCB Thanh Xuân cần chú ý về vấn đề này.

 Về công tác tổ chức thẩm định

Theo quyết định số 2503/QĐ-VCB-QLRRTD ngày 28/12/2018 về việc ban hành Quy trình tín dụng đối với Khách hàng bán buôn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, quy trình tín dụng đã quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng chức danh trong phần thẩm định khách hàng bao gồm: cán bộ thẩm định tín dụng, Cán bộ quản lý quan hệ khách hàng, Quản lý thẩm định (Lãnh đạo phòng), Giám đốc chi nhánh, Bộ phận phê duyệt tín dụng Trụ sở chính Vietcombank.

Về sự chồng chéo trong chức năng nhiệm vụ giữa các bộ phận: Trong quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định tín dụng phụ trách từng doanh nghiệp từ khâu

nhận hồ sơ khách hàng từ cán bộ khách hàng; phân tích, đánh giá hồ sơ và trình lãnh đạo phụ trách. Phần giải ngân, bảo lãnh hay LC, cán bộ thẩm định làm tác nghiệp và chuyển hồ sơ lên bộ phận Quản lý nợ để thực hiện yêu cầu của khách hàng. Như vậy, tại VCB Thanh Xuân không có sự chồng chéo chức năng nhiệm vụ các phòng.

2.2.1.2. Nội dung thẩm định cho vay KHDN tại VCB Thanh Xuân

Sau khi thu thập các hồ sơ khách hàng cung cấp theo yêu cầu, cán bộ thẩm định tại VCB Thanh Xuân tiến hành thẩm định khách hàng, các nội dung thẩm định như sau:

Thẩm định tư cách pháp lý và năng lực hành vi của doanh nghiệp

CBTĐ sau khi nhận hồ sơ vay vốn từ khách hàng, thẩm định về tính đầy đủ (số lượng hồ sơ) và hợp pháp (Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh phải là bản sao y chứng thực, các hồ sơ khác của công ty ban hành thì phải sao y công ty…). Các hồ sơ cần cung cấp theo yêu cầu của VCB là: Hồ sơ pháp lý, Phương án kinh doanh, Giấy đề nghị vay vốn, Hồ sơ tài chính, các hồ sơ khác có liên quan.

Để phân tích thực trạng nội dung thẩm định, tác giả sử dụng kết quả thực tế thẩm định của 50 doanh nghiệp vay vốn vay tại VCB Thanh Xuân.

Tình hình cung cấp các hồ sơ pháp lý để cán bộ thẩm định tư cách pháp lý và năng lực hành vi của 50 KHDN vay vốn tại VCB Thanh Xuân như sau:

Bảng 2.8. Thực tế cung cấp hồ sơ vay vốn của KHDN tại VCB Thanh Xuân TT Hồ sơ theo yêu cầu Loại hồ sơ Số lượng các doanh nghiệp

cung cấp

1 Đăng ký kinh doanh Sao y chứng thực

50/50

2

Giấy phép kinh doanh có điều kiện (Bắt buộc đối với KHDN kinh doanh ngành nghề có điều kiện theo quy định của luật đầu tư 2020)

Sao y chứng

thực 39/50 doanh nghiệp còn lại kinh doanh trong ngành nghề không bắt buộc phải xin giấy phép kinh doanh có điều kiện. 3 Điều lệ công ty Sao y công ty 50/50

4 Quyết định bổ nhiệm các vị trí công ty: Giám đốc, kế toán trưởng

Sao y công ty 50/50 5 Phương án sản xuất kinh doanh Gốc 50/50

6 Giấy đề nghị vay vốn Gốc 50/50 7 Hồ sơ tài chính: BCTC Gốc/ Sao y

công ty

50/50

Nguồn: Số liệu KHDN vay vốn tại VCB Thanh Xuân

Các hồ sơ vay vốn khác mà doanh nghiệp vay vốn cần cung cấp sẽ được chi tiết tại các mục phân tích ở dưới.

Thẩm định mục đích vay vốn

Căn cứ vào phương án xin vay vốn của KHDN cung cấp và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, CBTĐ đánh giá mục đích vay vốn hợp pháp của doanh nghiệp.

Để đánh giá được việc thẩm định về mục đích vay vốn của KHDN tại VCB Thanh Xuân đã thực sự hiệu quả hay chưa thì tác giả đưa ra khảo sát từ 50 KHDN đã giao dịch vay vốn mặc dù câu hỏi hơi tế nhị nhưng cũng thu được kết quả như sau (Phương pháp thu thập: điều tra bảng hỏi tương tự nội dung ở mục trên).

Bảng 2.9. Đánh giá kết quả về mục đích sử dụng vốn vay của doanh nghiệp

Kết quả trả lời:

Doanh nghiệp có sử dụng vốn đúng mục đích không?

Tần số xuất hiện Tỷ lệ % Có 41 82% Không 9 18% Tổng 50 100%

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả

Mặc dù chi nhánh đã thẩm định về mục đích sử dụng vốn vay của doanh nghiệp những vẫn có tới 9/50 doanh nghiệp (chiếm 18%) tự nhận rằng doanh nghiệp sử dụng vốn vào những mục đích khác (có thể do nhu cầu phát sinh ngoài ý muốn của doanh nghiệp). Các doanh nghiệp không sử dụng vốn vay đúng mục đích có thể mang lại rủi roc ho ngân hàng. Do vậy, trong thời gian tới, ngân hàng cần tập trung đánh giá hơn nữa về mục đích sử dụng vốn vay của KHDN vay vốn để hạn chế bớt rủi ro xảy ra.

Thẩm định tình hình tài chính KHDN vay vốn

Việc thẩm định tình hình tài chính KHDN vay vốn là nội dung quan trọng trong thẩm định cho vay KHDN, nhằm đánh giá khả năng tài chính của doanh nghiệp như thế nào, có đảm bảo được nghĩa vụ trả nợ hay không, và đánh giá tiềm

năng hiệu quả của doanh nghiệp trong tương lai. Việc thẩm định tình hình tài chính bao gồm: thẩm định mức độ tin cậy của BCTC, đánh giá sơ bộ về các chỉ tiêu của BCTC sau đó sử dụng các hệ số, chỉ tiêu tài chính để đánh giá.

 Thẩm định mức độ tin cậy của BCTC

Thông thường, BCTC mà KHDN cung cấp để vay vốn sẽ bao gồm: BCTC nội bộ, BCTC thuế, BCTC kiểm toán (có loại trừ hoặc không loại trừ). Mức độ tin cậy của BCTC như sau: BCTC nội bộ => BCTC thuế => BCTC kiểm toán.

Để thẩm định mức độ tin cậy của BCTC, CBTĐ tại VCB Thanh Xuân nghiên cứu kỹ các số liệu thể hiện trên BCTC mà KHDN cung cấp, đồng thời trao đổi với khách hàng và yêu cầu giải thích những điểm đáng ngờ trên BCTC; có thể trực tiếp đến văn phòng, phòng kế toán của khách hàng để xem lại các chứng từ kế toán bản gốc; từ đó rút ra kết luận về mức độ tin cậy của BCTC mà KHDN đã cung cấp.

 Ước lượng kiểm soát rủi ro

Đối với thẩm định năng lực tài chính, ngoài việc thẩm định mức độ tin cậy của BCTC, thẩm định khả năng tài chính, thẩm định khả năng trả nợ thì phần thẩm định quan trọng nhất đối với cán bộ thẩm định là ước lượng và kiểm soát rủi ro thông qua số liệu tài chính của khách hàng.

Để thẩm định năng lực tài chính của công ty, khảo sát 50 doanh nghiệp vay vốn về việc cung cấp các hồ sơ BCTC cho Ngân hàng VCB như sau:

Một phần của tài liệu THẨM ĐỊNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH XUÂN (Trang 68 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w