Đánh giá công tác thẩm định cho vay khách hàng doanh

Một phần của tài liệu THẨM ĐỊNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH XUÂN (Trang 91)

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Thanh Xuân giai đoạn 2015-2019.

2.3.1. Kết quả đạt được

Mặc dù môi trường cho hoạt động tín dụng doanh nghiệp của các Ngân hàng thương mại còn gặp nhiều khó khăn. Song được sử chỉ đạo sát sao, quan tâm giúp đỡ của các cấp, ngành từ trung ương đến địa phương và sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ nhân viên trong chi nhánh. Chi nhánh VCB Thanh Xuân trong những năm qua đã đạt được những kết quả tích cực trong công tác thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp. Tại thực trạng công tác thẩm định cho vay KHDN được phân tích chi tiết tại mục 2.2, một số kết quả mà Chi nhánh Thanh Xuân đã đạt được như sau:

2.3.1.1. Triển khai nghiêm túc các quy trình thẩm định và phê duyệt tín dụng đối với KHDN

Thực hiện theo các văn bản chỉ đạo hoạt động cho vay của VCB, Chi nhánh VCB Thanh Xuân đã tiến hành tập huấn, triển khai và thực hiện theo đúng quy trình thẩm định cho vay KHDN. Nhìn chung, quy trình được đánh giá là chi tiết, cụ thể, cán bộ dễ thực hiện, kiểm soát và phân chia trách nhiệm giữa các bộ phận. Qua đó nâng cao chất lượng thẩm định cho vay KHDN và kiểm soát rủi ro.

Bên cạnh tuân thủ quy trình thẩm định cho vay KHDN, Chi nhánh cũng thực hiện việc chấm điểm xếp hạng tín dụng KHDN đầy đủ theo quy định đi kèm quy trình thẩm định. Các chỉ tiêu chấm điểm tài chính, phi tài chính ngày càng chi tiết, đầy đủ. Ngoài ra việc xếp hạng tín dụng cũng được thực hiện 2 lần/ năm giúp công tác thẩm định thực hiện kịp thời và đầy đủ theo quy định.

2.3.1.2. Tỷ lệ nợ xấu được cải thiện về mức an toàn

Như đã phân tích ở mục 2.2.5, tỷ lệ nợ xấu của VCB Thanh Xuân ngày càng được cải thiện, năm 2019 về mức dưới 3%, mức quy định của ngân hàng nhà nước.

2.3.1.3. Nội dung thẩm định đầy đủ, ngày càng hoàn thiện

Theo quy trình thẩm định cho vay KHDN của ngân hàng VCB đã ban hành đi kèm hướng dẫn các nội dung thẩm định. Hiện tại, nội dung thẩm định tại VCB Thanh Xuân đầy đủ theo các phần: Thẩm định tư cách pháp lý, thẩm định mục đích vay vốn, thẩm định tình hình tài chính, thẩm định phương án kinh doanh và thẩm định biện pháp bảo đảm (chi tiết tại mục 2.2.2).

2.3.2. Hạn chế

Bên cạnh những mặt đã đạt được ở trên, chi nhánh VCB Thanh Xuân còn có nhiều hạn chế trong công tác thẩm định như sau:

2.3.2.1. Về quy trình thẩm định

Quy trình thẩm định còn phức tạp

Như đã tìm hiểu về thực trạng quy trình thẩm định cho vay KHDN tại VCB Thanh Xuân, mặc dù cán bộ thẩm định tại chi nhánh đã tuân thủ đúng quy trình thẩm định nhưng theo đánh giá của các doanh nghiệp vay vốn thì trong quy trình và thủ tục cũng như việc yêu cầu cung cấp hồ sơ thẩm định là còn phức tạp và ảnh hưởng đến thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp (Đã được phân tích rõ ở mục 2.2.1).

Công tác thẩm định chưa có sự chuyên môn hóa

Tại thực tế phòng KHDN, công tác thẩm định chưa có sự chuyên môn hóa trong công tác phân công cán bộ thẩm đinh. Các cán bộ được phân công thẩm định khách hàng doanh nghiệp không tập trung ở từng ngành nghề nào mà mỗi cán bộ được phân thẩm định nhiều doanh nghiệp kinh doanh nhiều lĩnh vực khác nhau do đặc thù khách hàng của Chi nhánh Thanh Xuân kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau, các KHDN vay vốn chiếm 80% dư nợ của chi nhánh chỉ tập trung ở một số ít khách hàng; đồng thời số lượng cán bộ thẩm định không nhiều. Từ đó dẫn đến việc không phát huy được thế mạnh của cá nhân CBTĐ.

Tỷ lệ cán bộ thẩm định chuyên trách tại VCB Thanh Xuân là 0/11= 0

Mô hình tín dụng chưa tách bộ phận thẩm định

Như đã phân tích ở mục 2.2.1, mô hình tín dụng hiện tại của VCB Thanh Xuân vẫn chưa tách bộ phận thẩm định và bộ phận khách hàng lập báo cáo nhu cầu KHDN mà vẫn ở trong cùng 1 phòng/ ban. Vì vậy, việc thẩm định cho vay KHDN chưa thực sự độc lập, khách quan do mẫu thuẫn giữa việc phát triển khách hàng, hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh với việc hạn chế các rủi ro.

Quy trình thẩm định với một số KHDN đặc thù còn chưa có hướng dẫn mới

Hiện ngân hàng mới xây dựng quy trình cho các KHDN phân theo ngành nghề nhưng một số ngành nghề đặc thù như: môi giới bất động sản, dịch vụ trung gian thanh toán…khi thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc dẫn tới việc KHDN chậm thời gian thẩm định, chờ đợi hồ sơ thẩm định.

2.3.2.2. Về nội dung thẩm định

Một số nội dung thẩm định khi thực hiện thẩm định tại VCB Thanh Xuân chưa được thực hiện tốt như: thẩm định mục đích sử dụng vốn, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của KHDN vay vốn… mà tác giả đã tổng hợp, phân tích ở mục 2.2.2.

Qua nghiên cứu thực tế mức độ đánh giá của cán bộ thẩm định về các rủi ro có thể xảy ra với ngân hàng chỉ mang tính định tính, dựa vào chủ quan và kinh nghiệm của cán bộ thẩm định. Việc đánh giá chủ yếu dựa trên báo cáo và tài liệu mà KHDN cung cấp chứ chưa bám sát dòng tiền thực tế của KHDN.

CBTĐ phân tích tình hình tài chính của KHDN qua nhiều chỉ tiêu tuy nhiên phần bao quát và tổng hợp để nhận diện rủi ro còn hạn chế, chưa đi sâu phân tích nguồn trả nợ và báo cáo dòng tiền.

Việc đánh giá hiệ quả của PAKD chưa được đầy đủ, chưa tính hết mọi chi phí phát sinh như phần chi phí dự phòng ngoài dự kiến. Thực tế hiện tại tại VCB Thanh Xuân, CBTĐ thường trình bày khá sơ sài về hiệu quả của phương án vay vốn của KHDN, thường chỉ nêu ra vay để làm gì, cho hợp đồng nào mà không phân tích hiệu quả khoản vay.

Nội dung phân tích rủi ro của PAKD của KHDN đôi khi chỉ mang tính hình thức, chưa được đánh giá toàn diện, còn thiếu các loại rủi ro khác như tín dụng thương mại, mất cắp, hỏa hoạn…

Vòng quay vốn lưu động được đánh giá dựa trên số liệu mang tính chất thời điểm, chưa phản ánh đúng dòng tiền của KHDN. Có một số KHDN vay vốn hiện đang vay dài hơn thời gian vòng quay thực sự của khách hàng.

2.3.2.3. Về báo cáo thẩm định

Nội dung báo cáo thẩm định còn sơ sài

Như đã đề cập ở trên, tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Thanh Xuân, trong các báo cáo thẩm định cho vay KHDN của các CBTĐ lập vẫn còn sơ sài, chưa đầy đủ nội dung theo yêu cầu, bị ghi nhận qua các đoàn thanh tra kiểm tra.

Nội dung thẩm định trong báo cáo thẩm định chưa thống nhất

Trong hướng dẫn lập báo cáo thẩm định có ghi rõ các nội dung cần thẩm định khách hàng doanh nghiệp, nhiều câu hỏi hướng dẫn được đưa ra. Tuy nhiên, việc trả lời các câu hỏi theo hướng dẫn cũng như nội dung thẩm định trong Báo cáo thẩm định khách hàng vay vốn của mỗi cán bộ thẩm định cũng có sự nhìn nhận và đánh giá khác nhau, tùy theo quan điểm tín dụng và kinh nghiệm của mỗi cán bộ. Điều này dẫn đến hạn chế là: mặc dù biểu mẫu thẩm định đã được thống nhất nhưng cách thức thực hiện không giống nhau, dẫn đến khó kiểm soát chất lượng thẩm định cho vay KHDN.

Ngoài ra, nội dung thẩm định cho vay KHDN của Bộ phận thẩm định tại Chi nhánh và tại Phòng PDTD Trụ sở chính chưa có sự thống nhất cao.

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

- Thiếu sự giám sát khách hàng đối với công tác thẩm định cho vay KHDN

Một trong những nguyên nhân làm cho công tác thẩm định cho vay chưa đạt hiệu quả cao là do cơ chế kiểm tra, kiểm soát công tác này còn nhiều hạn chế. Tại chi nhánh, không có bộ phận kiểm tra ngoài cán bộ thẩm định cho vay đi kiểm tra. Tại Ngân hàng Ngoại thương, bộ phận kiểm tra nội bộ của Ngân hàng đã được thành lập, tuy nhiên việc kiểm tra các chi nhánh chỉ trên giấy tờ chứ không xuống kiểm tra thực tế cùng cán bộ thẩm định.

- Chất lượng về nguồn nhân lực trong công tác thẩm định cho vay còn thấp

+ Kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm của CBTĐ còn chưa cao: mặc dù trình độ các cán bộ thẩm định tại chi nhánh đều từ đại học trở lên nhưng tỷ lệ cán bộ có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên ở mức thấp (chỉ 3/11 cán bộ).

+ Công tác đào tạo cho cán bộ vẫn còn nhiều hạn chế do giới hạn số lượng cán bộ tham dự các khóa đào tạo do VCB tổ chức, hoặc thời gian đào tạo trùng vò các ngày làm việc trong tuần nên CBTĐ khó sắp xếp thời giant ham dự. Mặt khác số lượng CBTĐ hiện nay là 11 người, trung bình mới khoảng 2 -3 năm làm việc, và thường xuyên có sự luân chuyển cán bộ, CBTĐ làm việc lâu nhất tại chi nhánh là 7 năm, còn lại là chỉ từ 2 đến 3 năm, một mặt do áp lực công việc nên một thời gian lại có người xin nghỉ việc.

+ Việc kiểm tra KHDN diễn ra không thường xuyên, có trường hợp cán bộ chỉ xuống khi doanh nghiệp vay vốn lần đầu, những lần sau cán bộ không trực tiếp xuống mà chỉ phân tích qua số liệu doanh nghiệp cung cấp. Do đó chất lượng thông tin không đảm bảo, dẫn đến hiệu quả thẩm định cho vay không cao.

+ Tại VCB Thanh Xuân chưa có sự chuyên môn hóa, chuyên trách trong phân công công việc cho cán bộ thẩm định, chưa có sự chuyên biệt đối với một nhóm doanh nghiệp. Do các KHDN vay vốn kinh doanh nhiều lĩnh vực khác nhau, nên để thẩm định được năng lực khách hàng một cách chất lượng, đòi hỏi cán bộ thẩm định phải am hiểu nhiều khía cạnh, có những hiểu biết cơ bản về ngành nghề kinh doanh và môi trường kinh doanh.

- Việc thu thập, khai thác thông tin và xử lý thông tin còn kém.

Thực tế việc khai thác thông tin phục vụ cho việc thẩm định cho vay KHDN tại chi nhánh chưa tập trung, thông tin khai thác còn nghèo nàn, độ tin cậy thấp. Có một số KHDN vay vốn cung cấp thông tin qua mail, điện thoại, fax… dẫn đến độ chính xác và tin cậy về thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định là chưa cao, dẫn đến hiệu quả thẩm định cho vay KHDN tại chi nhánh không tốt.

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

-Thông tin giữa các NHTM chưa phát triển: Do yếu tố cạnh tranh, thông tin về KHDN để phục vụ cho công tác thẩm định cho vay KHDN rất ít được các NHTM chia sẻ, thông tin này chủ yếu được trao đổi qua các mối quan hệ cá nhân.

-Thiếu hỗ trợ thông tin từ NHNN: Trung tâm tín dụng trực thuộc Vụ Tín dụng Ngân hàng Nhà nước (CIC) mặc dù đã ra đời từ lâu tuy nhiên vẫn còn những vấn đề hạn chế như: thông tin CIC chưa đáp ứng được về tính đầy đủ và kịp thời thông tin về KHDN để các cán bộ thẩm định có thể tra cứu và nắm bắt nhanh nhất; chưa có nhiều sản phẩm dịch vụ...

cho vay KHDN có sự phụ thuộc vào thông tin KHDN cung cấp. Tuy nhiên, các cơ chế, chính sách về quản lý đầu tư, về tính công khai trong hoạt động của các doanh nghiệp, về các quy định trong hoạt động tín dụng… còn yếu nên cũng gây trở ngại cho hoạt động thẩm định cho vay KHDN.

- Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển nhưng vẫn là nước chậm phát triển so với các nước trên thế giới. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, chỉ số tính bình quân đầu người của Việt Nam còn rất thấp. Trong bối cảnh thực trạng đó thì rủi ro trong hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng ngân hàng là điều khó tránh khỏi. Do vậy, khi xảy ra vấn đề nào đó, với tư cách là trung gian tài chính, hệ thống Ngân hàng Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng to lớn.

- Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay chưa đồng bộ, có lĩnh vực chưa có hoặc quy định không thống nhất, sơ hở và một số văn bản thay đổi thường xuyên.

Trong những năm qua, Đảng và chính phủ đã chủ trương chỉ đạo các ban ngành nhằm điều chỉnh, thực hiện đổi mới nhằm tạo ra một môi trường pháp lý bình đẳng cho các doanh nghiệp hoạt động. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật chung cho nền kinh tế vẫn chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ, thiếu ổn định. Mặt khác, các văn bản nhằm hướng dẫn thi hành luật chuyển đến các doanh nghiệp còn chậm chạp, nội dung còn nhiều kẽ hở đã làm ảnh hưởng lớn đến việc cạnh tranh của các doanh nghiệp. Điều này làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của KHDN, và làm ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định của chi nhánh trong thời gian qua.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM- CHI

NHÁNH THANH XUÂN

3.1. Định hướng phát triển của VCB Thanh Xuân đến năm 2020, tầmnhìn năm 2030. nhìn năm 2030.

3.1.1. Định hướng phát triển hoạt động cho vay KHDN tại VCB Thanh Xuân

Đối với các NHTM hiện nay, loại hình dịch vụ đem lại nguồn thu nhập cao nhất cho ngân hàng vẫn là tín dụng. Ngân hàng VCB Chi nhánh Thanh Xuân định hướng hoạt động cho vay KHDN trong thời gian tới như sau:

Một là, kiểm soát tăng trưởng tín dụng phù hợp với tăng trưởng nguồn vốn. Kiểm soát tăng trưởng tín dụng trung dài hạn và tăng trưởng ngoại tệ. Bám sát các chính sách điều hành của NHNN và Ngân hàng VCB để có chính sách tín dụng phù hợp. Ưu tiên phân bổ nguồn lực tập trung vào các doanh nghiệp đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.

Hai là, tăng cường kiểm soát chất lượng và phòng ngừa rủi ro tín dụng, đặc biệt đối với những khách hàng có dư nợ lớn. Tập trung xử lý nợ xấu bằng nhiều biện pháp, xây dựng lộ trình cụ thể cho từng khách hàng và bám sát chỉ đạo của TSC.

Cụ thể các nội dung trong hoạt động tín dụng như sau:

- Giảm tính phụ thuộc về tín dụng bán buôn vào một số khách hàng lớn có NIM cho vay thấp như SSI, Thuốc lá Thăng Long, FPT. Trong đó đặc biệt thực hiện giảm dần tỷ trọng dư nợ SSI trong tổng dư nợ bán buôn từ mức hiện tại ~ 47.5% xuống còn ~ 22% năm 2021.

- Xây dựng khách hàng tín dụng trụ cột nhưng đa dạng về số lượng để phân tán rủi ro trên các tiêu chí ngành nghề, hiệu quả,tài sản đảm bảo, đa dạng dịch vụ… trên tiêu chí định hướng GHTD vào các sản phẩm tài trợ thương mại, giảm cấu phần vay vốn trong cơ cấu GHTD xác định cho khách hàng.

- Để bù đắp phần cắt giảm dư nợ của các khách hàng lớn, Chi nhánh định hướng phát triển các khách hàng mới thuộc các ngành hàng định hướng mở rộng của Trụ sở chính như: Chủ đầu tư dự án Khu công nghiệp Đồng Văn III - Hà Nam và các khách hàng FDI thuê mặt bằng tại khu công nghiệp; Tổng công ty đường sắt Việt Nam; Khu Công nghệ cao Láng Hòa Lạc; CTCP Xăng dầu dầu khí Hà Nội; CTCP Chứng khoán ngân hàng nông nghiệp…

3.1.2. Định hướng hoàn thiện công tác thẩm định cho vay KHDN tại VCBThanh Xuân Thanh Xuân

Với quan điểm không ngừng hoàn thiện công tác thẩm định cho vay KHDN để kiểm soát rủi ro tín dụng, đảm bảo vẫn tạo ra lợi nhuận trong trường hợp kiểm soát hoặc cắt giảm tăng trưởng tín dụng theo chỉ đạo của TSC VCB, VCB Thanh

Một phần của tài liệu THẨM ĐỊNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH XUÂN (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w