Kinh nghiệm đấu giá sử dụng đất các dự án khối tỉnh của một số địa phương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CÁC DỰ ÁN KHỐI TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI (Trang 48 - 50)

khối tỉnh của một số địa phương

Mặc dù đấu giá QSDĐ mới được triển khai thực hiện ở một số tỉnh, thành phố nhưng đã đạt được những kết quả nhất định, đem lại lợi ích chung cho cộng đồng, người SDĐ và Nhà nước. Một số địa phương đi đầu trong cả nước về giao đất, cho thuê đất dưới hình thức đấu giá là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nghệ An, và Vĩnh Phúc…

Tính đến tháng 12/2015 trên cả nước đã có 64/64 tỉnh thực hiện giao, cho thuê đất có thu tiền sử dụng đất dưới hình thức đấu giá. Theo con số thống kê chính thức của Bộ Tài Nguyên và Môi trường, cả nước đã có 38 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Tổ chức phát triển quỹ đất với số biên chế gần 570 người, riêng cấp huyện đã có 430/672 đơn vị cấp huyện thành lập Trung Tâm phát triển quỹ đất với tổng số biên chế gần 262 người.”

Nhìn chung, các tổ chức bán đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất, đã thực hiện các trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản bảo đảm chặt chẽ và khách quan, cơ bản tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, Nghị định số 17/2010/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn liên quan, đảm bảo thực hiện tốt công tác xã hội hóa hoạt động đấu giá trên địa bàn các tỉnh, góp phần tích cực trong thực hiện tốt các giao dịch của tổ chức, cá nhân phục vụ phát triển kinh tế của cả nước. Hoạt động bán đấu giá tài sản trong những năm qua đã có chuyển biến tích cực và đạt được một số kết quả nhất định, góp phần tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương, đóng góp vào quá trình phát triển kinh

tế - xã hội của đất nước. Việc triển khai thi hành Nghị định số 17/2010/NĐ- CP và các văn bản hướng dẫn, nhìn chung nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các ngành, các cấp ở địa phương. Chủ trương xã hội hóa tiếp tục được đẩy mạnh và vai trò quản lý của Nhà nước đối với tổ chức, hoạt động bán đấu giá tài sản tiếp tục được tăng cường ở các địa phương.

* Đấu giá quyền sử dụng đất ở thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương và là trung tâm của các tỉnh miền Trung, có vị trí địa lý: phía đông giáp biển Đông, phía tây - nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thực hiện đấu giá đất tại thành phố Đà Nẵng:

+ Tất cả những người tham gia đấu giá đều thực hiện đấu giá trực tiếp để nhận quyền sử dụng đất dưới hình thức niêm yết công khai trong thời gian 15 ngày và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng 3 lần. Sau khu hết thời gian niêm yết giá, Hội đồng bán đấu giá gia hạn thêm thời gian nhân đơn trong 15 ngày.

+ Mỗi đơn đăng ký tham gia đấu giá được cử 02 người đại diện vào phòng đấu giá và ngồi theo sự sắp xếp của Hội đồng bán đấu giá. Khi muốn ra ngoài phải có sự đồng ý của Hội đồng bán đấu giá.

+ Mức chênh mỗi lần trả giá là 50.000 đồng/m2, mỗi người tham gia đấu giá được quyền trả nhiều lần không hạn chế cho đến khi không có ai trả giá cao hơn. Thời gian quy định trả giá cách nhau 3 phút (Hội đồng sẽ nhắc lại 03 lần) quá 3 phút không có ai tiếp tục trả giá thì người có mức giá cao nhất là người trúng đấu giá. Sau khi việc bán đấu giá kết thúc, hội đồng sẽ lập biên bản tại chỗ và mọi người tham gia đấu giá đều ký vào biên bản.

+ Phương thức thanh toán được thực hiện trong nhiều lần nhưng tối đa không quá 45 ngày phải thanh toán xong.

* Công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại thành phố Hồ Chí Minh

26

kinh tế, chính trị, xã hội của khu vực phía Nam. Thành phố Hồ Chí Minh cũng là nơi thực hiện công tác đấu giá quyền sử dụng đất từ rất sớm. Năm 2005 nguồn thu từ đất của thành phố Hồ Chí Minh là 700 tỷ đồng, năm 2007 là 1.700 tỷ đồng và năm 2009 là hơn 2.400 tỷ đồng. Để sử dụng nguồn thu đó, thành phố đã quyết định dành một phần lớn tiền thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất cho các quận, huyện nhằm khuyến khích khai thác giá trị từ đất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CÁC DỰ ÁN KHỐI TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI (Trang 48 - 50)