Bước 1: Xác định các phương trình cung và cầu của ngành
Do giá cả được xác định tại giao điểm của đường cung và đường cầu của ngành nên để ước lượng hàm cầu, cả hai phương trình cung và cầu đều phải được xác định.
Giả sử xác định được hàm cầu và hàm cung có dạng:
Trong đó: Q là lượng thị trường, P là giá cả, M là thu nhập, là giá của hàng hóa có liên quan và là giá của yếu tố đầu vào trong sản xuất. Tất nhiên, những biến ngoại sinh làm dịch chuyển cầu và cung khác cũng có thể được sử dụng khi cần thiết và dạng hàm phi tuyến tính cũng có thể được ước lượng.
Bước 2: Kiểm tra về định dạng cầu của ngành
Ước lượng cầu không thể thực hiện nếu cầu của ngành không được định dạng. Nếu không, ngay cả khi sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất gồm hai bước cũng sẽ không thể ước lượng được các tham số trong hàm cầu của ngành. Do đó, cần kiểm tra lại bước 1 xem đường cầu của ngành đã được định dạng chưa. Nếu cung chứa đựng ít nhất một biến ngoại sinh.
Bước 3: Thu thập dữ liệu của các biến trong cung và cầu
Dữ liệu về các biến nội sinh và ngoại sinh trong cả hai phương trình cầu và cung đều phải được thu thập ngay cả khi chỉ có một phương trình được ước lượng. Phương pháp 2SLS đòi hỏi dữ liệu của các biến ngoại sinh trong cả hai hàm nhằm hiệu chỉnh sự chệch trong các phương trình đồng thời khi ước lượng một trong hai phương trình đó.
Bước 4: Ước lượng cầu của ngành bằng phương pháp 2SLS
Nhà nghiên cứu phải xác định những biến nội sinh và những biến ngoại sinh trong hệ phương trình. Từ đó, ta có hàm cầu được ước lượng có dạng:
Khi đã thu được các ước lượng tham số của phương trình cầu (hoặc cung) từ bước thứ hai của hồi quy, ý nghĩa của các ước lượng này có thể được đánh giá thông qua kiểm định
hoặc các giá trị p theo cách giống như đối với các phương trình hồi quy khác. Sau đó, tính các độ co dãn của cầu có thể tính toán được.
Kiểm định dấu của các tham số: tương tự phần kiểm định dấu của các tham số trong ước lượng đối với hãng định giá, được trình bày trong phần 2.2.2.3.1.
Giá trị cho biết sự biến động của lượng cầu được giải thích bằng bao nhiêu % các biến giải thích trong mô hình và ngoài mô hình. Để kiểm tra hàm hồi quy có giải thích cho sự biến động của biến phụ thuộc không, ta thực hiện kiểm đinh F.
2.3. DỰ BÁO CẦU
2.3.1. Khái niệm và sự cần thiết phải dự báo cầu
2.3.1.1. Khái niệm
Dự báo là sử dụng các kỹ thuật để xác định lượng cầu của một loại hàng hóa ở một thời gian nào đó trong tương lai vốn nằm ngoài khả năng kiểm soát của một doanh nghiệp nhằm cung cấp cho nhà quản trị một cơ sở khoa học trong việc đưa ra quyết định quản lý.
2.3.1.2. Sự cần thiết của dự báo cầu
Đối với nhà quản lý cũng như doanh nghiệp, quyết định được đưa ra hôm nay nhưng có thể ảnh hưởng đến tương lai của tổ chức, nhưng tương lai là bất định nên cần phải dự báo để có thể hình dung ra trước tương lai. Dựa vào kết quả dự báo trong tương lai về các biến số quan trọng, doanh nghiệp có thể đưa ra các hoạch định chính sách phù hợp hoặc các chiến lược kinh doanh tối ưu nhằm kiểm soát và thúc đẩy sự phát triển của công ty theo đúng định hướng. Đặc biệt, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu của người tiêu dùng luôn có sự biến đổi thì việc dự báo của doanh nghiệp lại càng cấp thiết để đảm bảo cơ sở giúp nhà quản trị đưa ra quyết định phù hợp cho từng thời điểm kinh doanh của mình và phù hợp với sự thay đổi nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Kết quả của dự bảo có thể chính xác hoặc không hoàn toàn chính xác nhưng vẫn là cơ sở thuyết phục để nhà hoạch định đưa ra các quyết định quản lý.
2.3.2. Các phương pháp dự báo cầu
2.3.2.1. Dự báo cầu theo chuỗi thời gian
Dự báo cầu theo chuỗi thời gian là một kỹ thuật dự báo khá đơn giản. Chuỗi thời gian là chuỗi các quan sát của một biến cũ được thu thập và sắp xếp theo trật tự thời gian và dựa
vào đó nhà quản lý có thể dự báo được biến đó trong tương lai. Để có thể thực hiện việc dự bảo theo chuỗi thời gian, nhà quản lý rất cần xây dựng được hàm biến động của yếu tố đang xét theo thời gian, từ đó lựa chọn mô hình phân tích phù hợp. Thông thường các nhà quản lý có thể lựa chọn một trong bốn dạng hàm của dự báo cầu theo thời gian như sau:
Thứ nhất, mô hình hàm xu thế bậc tuyến tính bậc nhất (1): Thứ hai, mô hình hàm xu thế logarit (2):
Thứ ba, mô hình hàm bậc 2 (3):
Thứ tư, mô hình hàm tăng trưởng mũ (4):
Trong đó, là lượng cầu về sản phẩm hàng hóa được xem xét, t là thời gian thay đổi của lượng cẩu hàng hóa đó và a, b là các hệ số trong mô hình. Các dạng hàm tương ứng được minh họa như sau:
Sau khi giả định và tìm ra được hàm phụ thuộc của lượng cầu theo thời gian, ta sẽ thay giá trị của t trong tương lai vào hàm ước lượng để tìm ra giá trị dự báo của lượng cầu vào thời điểm đó. Dựa vào kết quả tính toán được, nhà quản lý sẽ đưa ra những quyết định có liên quan vềgiá, marketing, phân phối sản phẩm,...Mô hình chuỗi thời gian sử dụng chuỗi thời gian trong quá khứ của biến quantrọng để dự đoán các giá trị trong tương lai.
2.3.2.2. Dự báo theo mùa vụ - chu kì
Đối với một số sản phẩm đặc thù, dữ liệu về lượng cầu thường có tính mùa vụ hoặc tính chu kỳ nên việc sử dụng dự báo theo chuỗi thời gian thông thường sẽ dẫn đến kết quả ước lượng không chính xác. Do đó, khi biểu diễn dữ liệu lượng cầu theo thời gian mà không thấy được sự biến động thì ta nên sử dụng kỹ thuật xây dựng và dự báo lượng cầu theo mùa vụ - chu kỳ.
Để thực hiện kỹ thuật này, ta sẽ sử dụng biến giả trong phân tích và tạo ra được những mô hình chính xác nhất phản ánh cho sự biến động của lượng cầu. Nếu có N giai đoạn mùa vụ thì sử dụng (N-1) biến giả. Mỗi biến giả được tính cho một giai đoạn mùa vụ. Nhận giá trị bằng 1 nếu quan sát rơi vào giai đoạn đó, nhận giá trị bằng 0 nếu quan sát rơi vào giai đoạn khác.
Dạng hàm :
2.3.2.3. Dự báo bằng mô hình kinh tế lượng
Dự báo cầu đối với hãng định giá
Việc dự báo cầu của hãng định giá theo mô hình kinh tế lượng sẽ được thực hiện theo quy trình gồm:
Bước 1: Ước lượng hàm cầu của hãng định giá.
Dạng hàm của hãng định giá có phương trình tổng quát là Q = f(P,I,PN,...).
Bước 2: Dự báo giá trị tương lai của các biến độc lập trong mô hình hàm cầu
Các yếu tố này có thể được dự báo từ những đánh giá của doanh nghiệp (thị hiếu của người tiêu dùng) hay theo chuỗi thời gian (số lượng người tiêu dùng) hoặc khai thác từ các mô hình kinh tế vĩ mô (thu nhập của người tiêu dùng).
Bước 3: Xác định hàm cầu trong tương lai
Khi đã có những giá trị tương lai của các biến độc lập trong mô hình hàm cầu, chúng ta sẽ thay những giá trị này vào hàm cầu ban đầu để tính được hàm cầu tương lai của hãng định giá.
Dự báo cầu đối với ngành chấp nhận giá
Do xảy ra vấn đề đồng thời đối với ngành chấp nhận giá, việc dự báo cầu đối với hãng này được thực hiện qua các bước như sau:
Bước 1: Ước lượng phương trình cung và cầu của ngành.
Giả sử hàm cầu của ngành có dạng: và hàm cung của ngành có dạng:
Trong đó: Q là sản lượng của ngành, P là mức giá do thị trường xác định, M là thu nhập, là giá của hàng hóa có liên quan trong tiêu dùng và P là giá của một yếu tố đầu vào được sử dụng trong sản xuất. Cả cầu và cung đều đã được định dạng: Mỗi phương trình chứa đựng một biến ngoại sinh không có trong phương trình kia.
Từ các biến dự báo được, hãng sẽ giải hệ phương trình có 2 phương trình 2 ẩn là P và Q (thay giá trị tương lai của các biến vào phương trình cung cầu). Giải hệ này, ta sẽ được giá mà các hãng này phải bán toàn bộ sản phẩm của mình trong tương lai và lượng cầu trong tương lai các hãng định giá sẽ đưa vào thị trường.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG CẦU VỀ SẢN PHẨM NƯỚC KHOÁNGLA VIE CỦA CÔNG TY TNHH LA VIE TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2015 - 2021
3.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH LA VIE 3.1.1. Quá trình hính thành và phát triển
Công ty TNHH La VieLavie được thành lập là công ty liên doanh giữa Perrier Vittel – Pháp(sở hữu 65% vốn), thuộc tập đoàn Nestlé Waters, một công ty hàng đầu thế giới trong ngành nước uống đóng chai và công ty thương mại tổng hợp Long An Việt Nam. Trong suốt gần 30 năm qua, công ty nước khoáng thiên nhiên La Vie không ngừng nỗ lực phát triển cung ứng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khác hàng.
Ra mắt thị trường từ tháng 7/1994, thương hiệu nước uống đóng chai La Vie nhanh chóng chiếm được sự quan tâm của người dùng và trở thành thương hiệu nước khoáng đóng chai được ưa chuộng nhất của Việt, nổi bật là loại 500ml và 1.5L. Năm 1999 tiếp tục cho ra mắt sản phẩm loại 19L để đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình và kênh công sở - là doanh nghiệp giải khát đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng chỉ ISO 9000. Từ năm 2002 đến 2009, La Vie đưa vào hoạt động nhà máy Hưng Yên; đầu tư 2 dây chuyền hiện đại mới chất Châu Âu tại nhà máy Long An và tiếp tục được đầu tư dây chuyền mới, mở rộng sản xuất vào năm 2012. Năm 2011, La Vie Kids dành cho trẻ em chính thức có mặt trên thị trường. Đến năm 2016, nước khoáng thiên nhiên La Vie vẫn dẫn đầu thị phần nước uống đóng chai tại Việt Nam.Trong năm 2019, nhà máy Công ty La Vie tại Long An trở thành đơn vị đầu tiên tại Việt Nam được tổ chức Alliance for Water Stewardship (AWS) cấp chứng nhận quốc tế về quản lý nguồn nước bền vững.Năm 2020, La Vie được vinh danh là một trong 100 doanh nghiệp phát triển bền vững xuất sắc nhất tại Việt nam bởi Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD).
3.1.2. Các sản phẩm, đặc điểm về sản phẩm, thị trường của hãng
La Vie được đóng chai với công nghệ hiện đại của Nestle Waters, chứa nhiều khoáng chất với hàm lượng nhẹ và giữ nguyên sự tinh khiết của nước từ các mạch nước ngầm rất sâu. Các sản phẩm của doanh nghiệp đang kinh doanh như nước uống đóng chai nước khoáng thiên nhiên Lavie.
Trong nhiều năm nghiên cứu và phát triển, La Vie đã cho ra đời rất nhiều dòng sản phẩm nước uống đóng chai cùng với giá thành sản phẩm rất phải chăng, phục vụ nhu cầu
cho đại đa số người dùng với những dung tích khác nhau như Nước khoáng La Vie bình úp19L, nước uống đóng bình Viva 18.5L; Bình La Vie 6L; Chai La Vie 1.5L; Chai La Vie 750ml; La Vie Premium 400ml; Chai nước khoáng 500ml; Chai nước laVie nhỏ 350ml; La Vie chai thủy tinh; LaVie kid; LaVie Sparkling; cây nước nóng lạnh để linh hoạt phục vụ các hoạt động sinh hoạt, vận động của gia đình, tổ chức, xã hội.
Hiện nay, bao bì sản phẩm của La Vie có thể tái chế 100%; phát triển và tìm kiếm các nguyên liệu bền vững, ra mắt chai thủy tinh với quy trình thu gom, tái chế hoàn toàn vỏ chai sau sử dụng; dùng chai được làm từ nhựa rPET; tập trung vào bao bì có thể tái sử. Ngoài ra, La Vie hiện là thành viên sáng lập của Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) và đang hợp lực với các công ty thành viên của tổ chức này để cùng thúc đẩy mô hình phân loại, thu gom, tái chế rác thải thông qua các dự án triển khai tại Việt Nam.Hoạt động chính là nhập khẩu, xuất khẩu, thăm dò, khai thác, sản xuất và kinh doanh nước khoáng thiên nhiên.
Nhờ đáp ứng được những tiêu chí về sức khỏe nên hiện nay các sản phẩm của doanh nghiệp được ung cấp, phân phối rộng rãi trên thị trường nhất là tại các trường học, xí nghiệp, cơ quan nhà nước, người tiêu dùng cá nhân.... Bên cạnh đó, sản phẩm cũng đang ngày càng vươn mình ra ngoài thị trường thế giới.
3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của hãng
Giai đoạn 2015 – 2021, doanh thu thuần của công ty trung bình đạt 130.000 – 213.000 tỷ đồng. La Vie không ngừng chi đầu tư cho cải tiến sản phẩm, bao bì, có nhiều hình thức khuyến mãi để thu hút khách hàng, đồng thời, mở rộng thị trường đến các vùng xa xôi trên đất nước Việt Nam.Không chỉ vậy mà doanh nghiệp còn chú trọng đầu tư đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, còn thực hiện các chương trình, dự án cộng đồng như “Ngày hội nước thế giới” nhằm nâng cao hiểu biết ý thức trong bảo vệ tài nguyên nước. La Vie luôn nằm trong top các doanh nghiệp có lượng tiêu thụ sản phẩm và được sự tin dùng cao của người tiêu dùng lớn nhất cả nước.
3.2. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM NƯỚC KHOÁNG LA VIE CỦA CÔNG TY TNHH LA VIE TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2015 - 2021
Hiện nay, trên thị trường nước uống đóng chai có hàng trăm nhãn hiệu đang cạnh tranh rất khốc liệt, La Vie luôn tự khẳng định vị trí “ông lớn” của mình, là nhãn hiệu chiếm ưu thế hơn hẳn so với sản phẩm cùng loại khác đang được phân phối trên thị trường.
Đơn vị: %
Nguồn: CAFEF
Giai đoạn2015 - 2021, doanh thu thuần của Công ty trung bình hàng năm đạt 130.000 - 213.000 tỷ đồng, tăng trung bình hàng năm12,03% so với các năm trước. Doanh thu thuần bao gồm doanh thu thuần từ bán các thành phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Trong đó, doanh thu thuần bán các thành phẩm trung bình đạt 186,748 tỷ đồng/năm chiếm tỷ trọng 69,32% là nguồn thu chủ yếu. Doanh thu thương mại trung bình đạt 64,85 tỷ đồng/nămvà 3,4 tỷ đồng tương ứng với tỷ trọng lần lượt là 29,12% và 1,56%. Giá vốn hàng bán trong năm tăng từ 93,14 tỷ đồng lên 113,18 tỷ đồng, tương ứng tăng 21,51% trong cả giá vốn thành phẩm và giá vốn hàng hóa. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm cũng tăng lần lượt 23,60% và 28,56%
Tình hình kinh doanh trong những năm qua gặp khó khăn, cụ thể là cả hai nguồn doanh thu bán hàng hóa và bán thành phẩm đều sụt giảm. Trong đó, doanh thu thuần bán hàng bị ảnh hưởng nặng hơn khi sụt giảm hơn 40%. Đây là hệ quả chủ yếu từ việc sản lượng tiêu thụ bị sụt giảm hơn 30% nhưng giá bán không thể tiếp tục tăng vì tình hình cạnh tranh gay gắt ở lĩnh vực nước khoáng không cồn. Trong năm 2020, cơ cấu doanh thu vẫn không thay đổi. Nguồn thu chủ yếu vẫn nằm ở mục doanh thu bán thành phẩm chiếm tỷ trọng hơn 80% trong cơ cấu tổng doanh thu. So với năm 2019 thì doanh thu bán thành phẩm của công ty sụt giảm hơn 30%, trong đó sản phẩm chủ lực là nước uống đóng chai bị ảnh hưởng nặng nhất. Nguyên nhân chủ yếu là do tác động tiêu cực từ việc thực hiện giãn cách xã hội do đại dịch Covid-19, khiến cho ngành tiêu dùng và du lịch bị thiệt hại nặng nề, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến lượng cầu sản phẩm. Cụ thể, doanh thu đến từ các đối tác lâu năm đã sụt giảm gần
42%. Bên cạnh đó, kể từ năm 2019 thì lĩnh vực kinh doanh nước khoáng không cồn của La Vie đã gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ lớn như Aquafina, Vĩnh Hảo, Dasani...
Một điểm sáng trong năm khó khăn vừa qua đó là tất cả các khoản mục chi phí quan