Các nhân tố bên trong

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh từ liêm (Trang 42 - 44)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.1 Các nhân tố bên trong

1.3.1.1 Đội ngũ lãnh đạo

Trong mỗi doanh nghiệp, quan điểm của lãnh đạo ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề phát triển nhân lực . Lãnh đạo là người nhìn ra được tiềm năng phát triển của nhân viên cũng như mặt hạn chế để từ đó thiết kế ra những chương trình đào tạo nâng cao kỹ năng , chuyên môn cho nhân sự của mình, bên cạnh đó là sắp xếp những công việc, vị trí phù hợp với năng lực của từng người.

Nếu người lãnh đạo nhận ra tầm quan trọng của phát triển nhân lực, giá trị mà nguồn nhân lực chất lượng cao mang lại và có một cơ chế đầu tư đúng đắn sẽ nâng cao chất lượng nhân lực của doanh nghiệp, xây dựng doanh nghiệp vững mạnh. Nhận ra tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng nhân lực qua đó cũng sẽ đưa ra những chính sách đãi ngộ phù hợp thu hút được nhân tài cũng như giữ chân được những người có kinh nghiệm kỹ năng tay nghề cao góp phần phát triển ổn định và bền vững cho doanh nghiệp.

1.3.1.2 Mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp

Mục tiêu của doanh nghiệp ảnh hưởng đến các hoạt động quản lý bao gồm quản lý nhân sự. Đây là một yếu tố thuộc môi trường bên trong của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới các bộ phận chuyên môn khác nhau và cụ thể là bộ phận quản trị nhân sự..

Nâng cao chất lượng nhân lực đi đôi với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó khi lập kế hoạch phát triển kinh doanh thì việc phân tích NNL cũng cần phải được tiến hành cùng lúc qua đó có thể đảm bảo cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý, qua đó có kế hoạch nâng cao trình độ chuyên môn hay bổ sung nguồn nhân lực hợp lý cho từng vị trí trong kế hoạch phát triển kinh doanh của DN.

Chiến lược phát triển kinh doanh định hướng cho chiến lược phát triển nhân sự, tạo ra đội ngũ quản lý, chuyên gia, công nhân lành nghề và phát huy tài năng của họ.

1.3.1.3 Tình hình tài chính của doanh nghiệp

Tài chính là xương sống của bất kỳ doanh nghiệp nào, nó ảnh hưởng đến nhiều đến hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có vấn đề về nhân sự. Muốn mời được những chuyên gia đầu ngành hay là những lãnh đạo cao cấp thì tiềm lực tài chính phải mạnh. Hay doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt sẽ có những chính sách đãi ngộ vượt trội so với những doanh nghiệp khác nhằm thu hút cũng như giữ chân nhân tài. Hoặc đơn giản hơn là muốn cử cán bộ đi học hỏi năng cao kỹ năng, tay nghề ở những nơi có uy tín thì cũng cần phải có tài chính, chính vì lẽ đó việc nâng cao chất lượng nhân lực cũng sẽ bị ảnh hưởng.

1.3.1.4 Văn hóa doanh nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp là đời sống tinh thần của mỗi doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển vượt trội thì doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình

33

một nét riêng , phù hợp với giá trị đạo đức của xã hội. Đây cũng là hoạt động tạo nên một nét khác biệt so với những doanh nghiệp còn lại.

Đối với một doanh nghiệp có văn hóa doanh nghiệp phát triển sẽ tạo ra một môi trường làm việc lý tưởng, có sức hấp dẫn thu hút được nhiều nhân lực muốn được gia nhập, qua đó doanh nghiêp có thể sàng lọc và chọn lựa những ứng viên tiềm năng, chất lượng cũng như những nhân viên hiện tại muốn gắn bó với DN qua đó sẽ thể hiện, cống hiến, trau dồi năng lực của bản thân để có thể đóng góp nhiều nhất cho DN mình qua đó giúp nâng cao chất lượng nhân lực .

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh từ liêm (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w