6. Kết cấu của luận văn
1.2.3 Thái độ của người lao động
Khi chúng ta nghĩ về mức độ hiệu quả của một nhân viên đối với một tổ chức, một số yếu tố có thể xuất hiện trong tâm trí chúng ta: trí thông minh, kỹ năng, đào tạo và những yếu tố khác. Tuy nhiên, quan trọng như những vấn đề
18
này, có lẽ còn có một yếu tố thậm chí còn lớn hơn và ảnh hưởng hơn: thái độ. Ngay cả nhân viên có kỹ năng và tài năng nhất cũng có thể bị kém hiệu quả nghiêm trọng nếu thái độ của họ ở nơi làm việc thiếu chặt chẽ. Mặt khác, những nhân viên có thái độ cống hiến và cam kết tích cực dẫn họ đến mức độ nỗ lực cao thường xuất sắc ngay cả khi họ không phải là người tài năng và giỏi chuyên môn nhất. Các tổ chức ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này và đang đầu tư nhiều thời gian và nỗ lực hơn bao giờ hết để tạo ra thái độ tốt nhất có thể cho nhân viên của họ.
Theo UNESCO: “Thành công của một người đến từ 10% kiến thức, 20% kỹ năng và 70% thái độ”. Kỹ năng và trình độ chuyên môn có thể nâng cấp theo thời gian, nhưng thái độ thì khó có thể thay đổi trong thời gian ngắn, nó thuộc tính cách, suy nghĩ ở mỗi cá nhân.
Thái độ quan trọng hơn trình độ. Thái độ của một người trong công việc thể hiện đạo đức nghề nghiệp và nền tảng giáo dục của người đó. Dù có tài năng đến mấy mà thái độ biểu hiện yếu kém thì sẽ rất khó khăn trong việc thăng tiến và gặt hái thành công.
Những cá nhân với thái độ làm việc tích cực, tiến bộ sẽ rất có ích cho một tổ chức, doanh nghiệp. Họ là những người có chí tiến thủ, khi gặp những tình huống khó khăn sẽ biến chúng thành cơ hội thay vì ngồi than phiền hay đổ lỗi cho người khác. Người làm việc với thái độ chuyên nghiệp sẽ tìm cách vượt qua trở ngại và hoàn thành công việc một cách nhanh và hiệu quả nhất.
Theo đó, kỹ năng chuyên môn tuyệt vời là gì nếu không có thái độ làm việc tích cực, chuyên nghiệp?. Có năm thái độ chính mà các doanh nghiệp nên tìm kiếm ở nhân viên để đảm bảo một môi trường chuyên nghiệp hài hòa và một đội ngũ nhân viên hiệu quả:
Thái độ làm việc trung thực
Tạo lòng tin: Khi làm việc với thái độ trung thực, người lao động sẽ
có sự tin tưởng giữa từ đồng nghiệp và nhà quản lý, mọi lời nói sẽ được mọi người lắng nghe và tin tưởng tuyệt đối. Những nhân viên trung thực sẽ được tin tưởng giao cho giữ “tay hòm chìa khóa”, thực hiện những công việc quan trọng trong các giao dịch lớn. Khi có đủ sự trung thực với bản thân và công việc, người lao động sẽ thấy uy tín của mình tăng lên qua đó nhận được sự tôn trọng và tin tưởng của mọi người.
Tạo thành công: Trung thực còn là đòn bẩy tạo nên sự thành công của
cá nhân cũng như tập thể. Người có thái độ làm việc trung thực sẽ luôn nhận trách nhiệm khi làm sai và không than phiền hay đổ lỗi. Họ là những người có tinh thần cầu tiến, chấp nhận khó khăn cao hơn những người khác. Nếu văn hóa trung thực luôn được duy trì và phát huy tốt thì kết quả của công việc sẽ cao hơn.
Trung thực là một trong những thái độ làm việc đúng đắn, đi kèm với trách nhiệm và dám nhận trách nhiệm. Trung thực là một nhân cách đạo đức bao hàm sự trung thực và thẳng thắn trong hành vi của mỗi cá nhân. Trung thực và thẳng thắn đối với công việc là điều lý tưởng vì nó không chỉ khiến cho cá nhân đó trở thành một người có đạo đức cao mà còn thể hiện rõ ràng trong công việc. Trung thực cũng là sự vắng mặt của nói dối, ăn cắp và bất kỳ hành vi không thích hợp nào. Khi làm việc với thái độ trung thực, điều đó sẽ mang lại nhiều sự tốt đẹp hơn trong công việc và nó sẽ giúp xây dựng lòng tin trong môi trường làm việc cũng như một môi trường đáng tin cậy.
Chủ động trong công việc
Có một thực tế rất rõ ràng là các nhà quản lý thường đánh giá cao những người chủ động và tích cực trong công việc. Vì những người này thường sẽ
chủ động tìm hiểu, giải quyết những vấn đề phát sinh trong khi làm việc, sẽ tự giác hoàn thiện công việc của mình mà không cần phải nhắc nhở. Chủ động
trong công việc là một trong những mặt quan trọng của một nhân viên tài năng. Tính chủ động mang lại lợi ích cho cá nhân và cả cho tổ chức, doanh nghiệp mà cá nhân đó làm việc. Những nhân viên xây dựng được đức tính làm việc chủ động sẽ tạo ra năng suất cao hơn, giải quyết vấn đề nhanh chóng, hiệu quả hơn. Từ đó, cả bộ máy trong doanh nghiệp sẽ vận hành nhịp nhàng, các phòng ban phối hợp đạt hiệu quả cao.
Hợp tác trong công việc
Một nhân viên có thái độ làm việc tốt là người có tinh thần hợp tác và kĩ năng làm việc nhóm. Sức mạnh tập thể là một điều vô cùng quan trong đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Sức mạnh tập thể chính là tinh thần hợp tác và thống nhất ý chí hành động của tất cả các thành viên. Tổ chức, doanh nghiệp cũng như một xã hội thu nhỏ, nơi tập trung rất nhiều loại người với những tính cách khác nhau, nên việc hòa hợp tất cả mọi người là một việc rất khó khăn. Chính vì lẽ đó, nếu mỗi cá nhân biết gạt đi cái tôi, tôn trọng sự khác biệt và cùng nhau hướng tới một mục tiêu chung thì hiệu quả công việc sẽ rất cao, góp phần giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ.
Tinh thần học hỏi
Những người không ngừng học hỏi là những người luôn biết cầu tiến, mong muốn được phát triển từ đó đóng góp nhiều thêm cho nơi họ làm việc. Học hỏi cũng là một cách để nâng cao năng lực bản thân, tìm tòi những phương pháp mới giúp giải quyết công việc một cách nhanh chóng, hiệu quả. Thế giới luôn không ngừng thay đổi và phát triển, nếu không chịu học hỏi, đổi mới tư duy, vẫn dậm chân tại chỗ và làm việc theo lối mòn thì sớm muộn cũng bị công việc đào thải.
Thái độ tôn trọng
Luôn biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của cấp trên, đồng nghiệp hay khách hàng là thái độ làm việc mà bất kỳ nhân viên nào cũng cần phải có. Cần
21
phải có một thái độ làm việc lịch sự, chuyên nghiệp ngay cả khi có những ý kiến trái ngược xảy ra. Tôn trọng kết quả của tập thể và tôn trọng phải gắn với thay đổi và đóng góp cho tổ chức, doanh nghiệp.