6. Kết cấu của luận văn
2.2.2 Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại BIDV-Chi nhánh Từ Liêm
Liêm
2.2.2.1 Thực trạng về kiến thức của người lao động tại BIDV – Chi nhánh Từ Liêm
Trình độ chuyên môn
Cơ cấu trình độ nhân lực đã qua đào tạo là một trong các chỉ tiêu phản ảnh chất lượng nguồn nhân lực. Cơ cấu này là một trong những vấn đề cơ bản nhất khi xem xét, đánh giá nguồn nhân lực của một tổ chức.
Ở BIDV – chi nhánh Từ Liêm, cơ cấu này được ước lượng theo tỷ lệ nguồn nhân lực giữa ba bậc :
- Sau đại học, Đại học
- Cao Đẳng
- Cao đẳng, trung cấp và chương trình khác (dưới đại học)
Trong những năm qua, để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công việc, nguồn nhân lực của BIDV- chi nhánh Từ Liêm không ngừng tăng lên về số lượng mà còn cả trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Bảng 2.5: Trình độ chuyên môn của CBCNV tại BIDV- CN Từ Liêm năm 2020
Đơn vị : Người
STT
1 Đại học và sau đại học
2 Cao đẳng
3 Trung cấp, THPT
Nguồn: Phòng quản lý nội bộ
Qua bẳng số liệu ta có thể thấy điểm đáng lưu ý là số lượng nhân lực có trình độ cao chiếm tỷ lệ đa số tại CN 92,6% , đây là nhóm đối tượng có khả năng học hỏi cũng như tiếp thu những kiến thức mới nhanh và hiệu quả, góp phần nâng cao năng suất lao động. Thực tế, lực lượng lao động có trình độ cao, đúng chuyên môn được bố trí và sắp xếp đúng người đúng việc do đó đã phát huy tốt năng lực, sở trường của người lao động.
Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống các ngân hàng thì việc nâng cao chất lượng cán bộ trong ngân hàng đã có những bước làm tốt, tuy nhiên trong tình hình mới thì đòi hỏi chất lượng cán bộ cũng phải tăng lên để đáp ứng đòi hỏi của thực tế. Số lượng những người có trình độ đại học chiếm tương đối lớn và ngày càng có xu hướng gia tăng.
50
Ngành nghề đào tạo
Bảng 2.6 : Cơ cấu nhân lực theo ngành nghề đào tạo từ 2018-2020 STT Ngành nghề đào tạo
1 Tài chính ngân hàng
2 Kế toán
3 Kinh tế
4 Quản trị kinh doanh
5 Các ngành khác
Tổng
Nguồn: Phòng quản lý nội bộ
Chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm các chuyên ngành được đào tạo là chuyên ngành tài chính ngân hàng với tỷ lệ 57,7% tương đương với 45 người trên tổng số 87 người được đào tạo năm 2018. Tỷ lệ người lao động được đào tạo của chuyên ngành tài chính ngân hàng tiếp tục tăng thêm 1 người so với năm 2018 là 51,1 %, do CN năm đó tuyển mới thêm 3 người trong đó có 1 người học chuyên ngành này. Đến năm 2020 thì nhóm này tăng lên là 52,6 % do năm đó CN tuyển mới 5 người thì có đến 4 người học chuyên ngành tài chính ngân hàng.
Đứng thứ 2 sau nhóm tài chính ngân hàng là nhóm kế toán. Nhóm này năm 2018 chiếm tỷ lệ 17,2% tương đương với 15 người trong tổng số 87 người lao động tại CN. Năm 2019 nhóm này giữ nguyên đến năm 2020 thì có giảm 1 chút do 1 nhân viên thuộc chuyên ngành này thuyên chuyển công tác.
Lần lượt tiếp theo là chuyên ngành Kính tế và quản trị kinh doanh . Nhóm này trong vòng 3 năm qua không có sự biến động nhiều do không có quá nhiều sự thay đổi nhân sự tại CN thuộc nhóm này.
Trình độ tin học, ngoại ngữ
Một lãnh đạo ngân hàng lớn ở Việt Nam chia sẻ: “Trong ngành Tài chính - ngân hàng, để có thể tồn tại và phát triển trước hết bạn cần có “nền tảng”. “Nền tảng” ở đây chính là kiến thức chuyên môn được đào tạo bài bản và những kỹ năng mềm khi làm việc, bao gồm kỹ năng giao tiếp tiếng Anh, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng phân tích, tư duy phản biện, tất cả điều này giúp cho các bạn thêm tự tin và năng động hơn với công việc mình đã chọn”
Bảng 2.7: Trình độ ngoại ngữ của người lao động tại BIDV- CN Từ Liêm từ 2018-2020 STT Chứng chỉ 1 IELTS 2 TOEIC 3 Trình độ B 4 Trình độ C 5 Không có ngoại ngữ Tổng
Nguồn: Phòng quản lý nội bộ
Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy được rằng năm 2018 bằng TOEIC chiếm tỷ lệ cao nhất với 36,8% trong tổng số cán bộ có bằng chứng chỉ tiếng anh. Tiếp theo là trình độ B và C chiếm tỷ lệ lần lượt là 17,2% và 28,7% . Không có ngoại ngữ chỉ chiếm tỷ lệ 11,5% thuộc hầu hết những cán bộ thuộc đội ngũ lái xe và bảo vệ tại CN và đã giảm dần theo từng năm , thấp nhất là
52
IELTS với tỷ lệ là 5,7% thuộc những cán bộ đi du học về. Trong 2 năm 2019, 2020 cũng không có nhiều thay đổi . Nhưng nhìn chung ta có thể thấy được tỷ lệ cán bộ có bằng tiếng anh ở CN rất cao , khoảng 90% . Bằng tiếng anh cũng là một phần bắt buộc trong hồ sơ tuyển dụng của hệ thống ngân hàng BIDV. Trong điều kiện hội nhập như bây giờ biết thêm 1 hay nhiều ngoại ngữ cũng là một lợi thế.
Bảng 2.8:Trình độ tin học của người lao động tại BIDV- CN Từ Liêm từ 2018- 2020 STT Chứng chỉ 1 Kỹ sư 2 Kỹ thuật viên 3 Trình độ C 4 Trình độ B 5 Không có Tổng
Nguồn: Phòng quản lý nội bộ
Bằng tin học cũng là 1 phần bắt buộc trong quá trình tuyển dụng của BIDV. Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy rằng đa phần cán bộ tại CN đều có bằng chứng trình độ C đối với tin học , chiếm tỷ lệ lần lượt là 80,5% , 82,2% và 84,2% lần lượt từ 2018-2020. Cán bộ không có bằng tin học thuộc nhóm lái xe và bảo vệ tại CN với tỷ lệ giảm theo từng năm từ 11,5% năm 2018 giảm còn 7,4% trg năm 2020.
2.2.2.2 Thực trạng về kỹ năng của người lao động tại BIDV – Chi nhánh Từ Liêm
Kỹ năng nghề nghiệp phản ánh sự hiểu biết về trình độ thông thạo tay nghề trong việc thực hiện các công việc và được tăng dần qua thời gian. Để đánh giá thực trạng kỹ năng nguồn nhân lực tại CN, tác giả điều tra 2 nhóm đối tượng tại CN: Cán bộ quản lý (từ cấp phó phòng trở lên) và người lao động làm công tác chuyên môn, cho thấy kết quả như sau:
Bảng 2.9: Thực trạng kỹ năng của đội ngũ quản lý tại BIDV- CN Từ Liêm
STT Kỹ năng nghề nghiệp
1 Quản lý, tổ chức thực hiện,
lập kết hoạch công việc
2
Kỹ năng chuyên môn (gắn với vị trí công việc)
3 Kỹ năng sáng tạo
4 Kỹ năng giao tiếp
5 Thích ứng với sự thay đổi
6 Kỹ năng quản lý thời gian
7 Kỹ năng giải quyết vấn đề
Nguồn : số liệu điều tra của tác giả
là khá tốt, kỹ năng chuyên môn và kỹ năng giao tiếp là 2 kỹ năng có tỷ lệ ở mức trung bình cao nhất 4,4%, đây cũng là hai kỹ năng rất quan trọng của người quản lý. Tuy nhiên, kỹ năng thích ứng với sự thay đổi và sáng tạo lại có
tỷ lệ thấp nhất, chỉ chiếm 3,7% . Điều này cũng có thể hiểu được do độ tuổi trung bình của tầng lớp quản lý tại CN là >40 tuổi, họ có sự làm việc cứng nhắc và làm việc theo nguyên tắc ít chịu thay đổi. Những kỹ năng còn lại tỷ lệ thành thạo cũng ở mức khá cao, trên 4%.
Bảng 2.10: Thực trạng kỹ năng của đội ngũ chuyên môn tại BIDV- Chi nhánh Từ Liêm năm 2020
STT Kỹ năng nghề nghiệp
1 Quản lý, tổ chức thực hiện,
lập kết hoạch công việc
2
Kỹ năng chuyên môn (gắn với vị trí công việc)
3 Kỹ năng sáng tạo
4 Kỹ năng giải quyết vấn đề
5 Kỹ năng làm việc nhóm
6 Thích ứng với sự thay đổi
7 Kỹ năng quản lý thời gian
8 Kỹ năng giao tiếp
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả
Nhìn chung, ngoài những điểm đạt yêu cầu, kỹ năng của đội ngũ chuyên môn tại CN vẫn còn phải khắc phục như là kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng sáng tạo, tỷ lệ vẫn còn thấp lần lượt là 3,8% và 3,9%. Tuy nhiên, kỹ năng chuyên môn và kỹ năng thích ứng với sự thay đổi lại khá cao, tỷ lệ 4,3%
và 4,4% chứng tỏ đội ngũ chuyên môn của CN rất tự tin về kỹ năng thích ứng với sự thay đổi của mình, nguyên nhân cũng rất dễ hiểu vì đa phần lực lượng chuyên môn của CN là lực lượng trẻ, lực lượng này có khả năng dễ dàng thích ứng với sự thay đổi. Kỹ năng tổ chức thực hiện công việc là 4,0% do đó cần
phải nâng cao hơn nữa mới có thể đáp ứng tốt các mục tiêu chiến lược của CN trong thời gian tới.
2.2.2.3 Thực trạng thái độ, phẩm chất của người lao động tại BIDV – Chi nhánh Từ Liêm
Ngân hàng luôn quan tâm đến việc tổ chức, tuyên truyền về chủ chương đường lối và chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến nghề nghiệp nhằm nâng cao ý thức của người lao động tại CN. Hầu hết đại đa số CBNV đều an tâm công tác, nhiệt tình, tận tâm, đạo đức nghề nghiệp, luôn hướng tới xây dựng tập thể, xây dựng chi nhánh, xây dựng các tổ chức đoàn thể trong sạch vững mạnh.
Bảng 2.11 :Thực trạng ý thức, thái độ của người lao động tại BIDV-Chi nhánh Từ Liêm
Thái độ
Đạo đức nghề nghiệp
Sự trung thực trong công việc Tinh thần trách nhiệm
Tinh thần hợp tác
Tôn trọng đồng nghiệp, khách hàng
Tinh thần học hỏi
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả
Qua bảng số liệu điều tra chúng ta có thể thấy tinh thần thái độ của CBCNV tại CN được đánh giá khá cao. Sự trung thực và sự tôn trọng dành cho đồng nghiệp cũng như khách hàng là 2 yếu tố có chỉ số trung bình cao nhất lần lượt là 4.2 và 4.3 điểm. Xếp thứ hai là đạo đức trong công với 4.2
tác với 3.7 điểm, xếp trên là tinh thần học hỏi với 3.9 điểm. Có thể thấy tinh thần hợp tác và tinh thần học hỏi tại CN còn thấp, cái tôi cá nhân còn lớn, CN cần tổ chức thêm nhiều buổi giao lưu, trao đổi, xây dựng để cán bộ trong CN thêm gắn kết, tăng tinh thần hợp tác để chất lượng công việc hiệu quả hơn nữa.
Bảng 2.12 : Bảng đánh giá ý thức làm việc của CBCNV tại CN từ năm 2018- 2020 STT Nội dung 1 Đi làm đúng giờ 2 Tác phong làm việc 3 Chấp hành nội quy CN 4 Các quy định khác
Nguồn: Phòng quản lý nội bộ
Theo bảng số liệu, nhìn chung cán bộ trong CN tuân thủ khá tốt nội quy, quy định của CN và ngày càng tăng lên.
Về tác phong: Người lao động được trang bị đồng phục theo quy định của Chi nhánh do đó trước khi đến làm việc người lao động phải mặc đồng phục theo quy định, tuyệt đối không được tự ý thay đổi trang phục. Tuy nhiên từ bảng điều tra cũng có thể thấy được, tuy được chấp hành tốt về quy định mặc đồng phục khi làm việc tại CN nhưng đa phần CBCNV tại CN cũng muốn được mặc trang phục tự do theo ý thích của bản thân. Đến thời điểm hiện tại thì CN cũng đã đáp ứng một phần mong muốn của CBCNV tại CN là để người lao động có thể mặc tự do theo khuôn khổ vào thứ 6 hàng tuần khi tới làm việc tại CN.
Đi làm đúng giờ: có thể thấy tỷ lệ đi làm đúng giờ qua các năm đã được cải thiện đáng kể, vì từ 2019 CN áp dụng hình thức trừ điểm KIPs không những của cá nhân cán bộ đi làm muộn mà còn trừ điểm KPIs của phòng, chính vì lẽ đó tỷ lệ đi làm muộn đã giảm đáng kể Tuy nhiên, vẫn còn một số
57
cán bộ tuy đi làm muộn nhưng nhờ chấm công hộ, chính vì lẽ đó để đảm bảo công bằng với những cán bộ có ý thức chấp chấp hành tốt bộ phận quản lý có liên quan cần giám sát chặt chẽ hơn công tác chấm công của cán bộ.
Nhìn chung, kết quả trong thời gian qua, phần lớn CBCNV trong CN chấp hành tốt kỷ luật, kỷ cương hành chính và pháp luật công việc. Từ năm 2018-2020 , không có CNCNV nào bị xử lý kỷ luật. Tuy nhiên vẫn còn một số cán bộ có biểu hiện quan liêu trong quan hệ với khách hàng, chưa thực sự nhiệt tình, cởi mở trong hướng dẫn hồ sơ với khách hàng.
2.2.2.4 Thực trạng kết quả thực hiện công việc của người lao động
Hiện nay, kết quả thực hiện công việc của CBCNV tại CN được đánh giá theo bốn mức độ: Hoàn thành xuất sắc, hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành. Tùy từng nhóm cán bộ sẽ có những tiêu chuẩn, đánh giá riêng.
Bảng 2.13 : Tiêu chuẩn đánh giá của từng nhóm cán bộ
Đối tƣợng
Quản lý
Nhân viên, chuyên viên
58
mỗi cán bộ sẽ tự đánh giá theo tiêu chí đã được xây dựng sau đó người quản lý trực tiếp cũng sẽ đưa ra những đánh giá với cấp dưới của mình. Dựa vào kết quả đánh giá này người lao động tại CN sẽ biết được kết quả thực hiện công việc của mình trong thời gian qua ra sao từ đó sẽ có thể tự đánh giá được những mặt được và chưa được sau đó sẽ có những điều chỉnh, biện pháp để cải thiện kết quả, nâng cao chất lượng lao động của cá nhân.
Bảng 2.14 : Kết quả thực hiện công việc của CBCNV tại BIDV – CN Từ Liêm năm 2020
Đối tượng Quản lý Tổng Chuyên viên, Nhân viên Tổng
Nguồn: Phòng quản lý nội bộ
Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy được mức độ đánh giá kết quả thực hiện công việc của CBCNV tại CN là khá tốt, đa phần mức độ hoàn thành tốt
ở cả cấp quản lý lẫn chuyên viên, nhân viên có tỷ lệ khá cao, lần lượt là 64% trong tổng số 25 quản lý và 42,8% trong tổng số 70 chuyên viên, nhân viên. Đối với mức độ hoàn thành xuất sắc, là những người hoành thành vượt chỉ tiêu được giao, đóng góp không nhỏ trong hiệu quả kinh doanh của CN cũng chiếm tỷ lệ khá, đối với cấp quản lý chiếm tỷ lệ 20% tương đương với 5
người, và cấp chuyên viên, nhân viên là 21,5% tương đương với 15 người. Tuy nhiên, tỷ lệ không hoàn thành ở mức không cao nhưng CN nên hạn chế tối đa nhất có thể để chất lượng công việc được nâng cao hơn.