Năng lực xây dựng mô hình toán học

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Bồi dưỡng năng lực mô hình hóa toán học cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học đại số (Trang 49 - 50)

8. Dự kiến những đóng góp trong luận án

1.5.3.Năng lực xây dựng mô hình toán học

Theo Kaiser, G., & Maass, K. (2007) [37], “một trong những mục tiêu hàng đầu của giáo dục toán là hình thành và phát triển năng lực sử dụng toán để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hiện tại và tương lai cho người học. Để đáp ứng được mục tiêu đó, việc dạy học toán trong nhà trường phải mang đến cơ hội để học sinh thấy được sự cần thiết của toán trong cuộc sống và trong các ngành

khoa học khác đồng thời phải hình thành ở các em năng lực giải quyết các vấn đề thực tế bằng công cụ toán học. Năng lực sử dụng toán để giải quyết các vấn đề trong thế giới thực được các nhà giáo dục toán gọi với thuật ngữ là năng lực mô hình hoá toán học”.

Xây dựng mô hình toán học, là quá trình chúng ta di chuyển giữa thực tế và toán học. Quá trình lập mô hình bắt đầu với vấn đề trong bối cảnh thực. Bằng cách đơn giản hóa, cấu trúc và lý tưởng hoá vấn đề này học sinh sẽ có được một mô hình thực sự. Các đối tượng của mô hình trong vấn đề thực dẫn đến một mô hình về mối quan hệ của các đối tượng toán học. Bằng cách làm việc trong toán học một hay nhiều giải pháp toán học có thể được tìm thấy.

Như vậy, việc bồi dưỡng năng lực giúp học sinh biết xây dựng mô hình toán học từ các vấn đề thực trong bối cảnh thực là là cần thiết.

Từ các nhận định của các chuyên gia giáo dục, các nghiên cứu về năng lực mô hình hóa toán học [56], [20], [58], [48], [1], [7], [4], [3]… tác giả luận án cho rằng, để pháp triển năng lực mô hình hóa toán học, học sinh nhất thiết cần có năng lực xây dựng mô hình toán học. Theo tác giả, để xây dựng mô hình toán học, học sinh cần quan tâm tới: “Phát hiện vấn đề; Xác định đối tượng trọng tâm trong bối cảnh thế giới thực; Biểu diễn các yếu tố (đại lượng) thực tế bằng ký hiệu, khái niệm toán học”.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Bồi dưỡng năng lực mô hình hóa toán học cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học đại số (Trang 49 - 50)