Thực trạng năng lực sử dụng các chiến lược và phương pháp đánh giá

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho sinh viên ngành sư phạm toán (Trang 44 - 47)

8. Dự kiến những đóng góp trong luận án

2.2.2. Thực trạng năng lực sử dụng các chiến lược và phương pháp đánh giá

thích hợp với mục tiêu dạy học Toán

Theo khảo sát tôi thấy rằng, rất nhiều giáo viên chưa có đủ hiểu biết về hình thái đánh giá, cũng như triết lí đánh giá, thể hiện 5.88% và 8.82% - 10.29% ở mức tốt và khá. Mức độ trung bình còn rất cao 45.59% - 51.47%, trong khi đó mức độ

37

yếu ở mức từ 33.82% đến 38.24%. Đây là một thực tế cần được khắc phục trong thời gian tới, bởi khi không hiểu rõ về hình thái đánh giá cũng như triết lí đánh giá thì không thể có năng lực tốt thực hiện đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Bảng 2.2. Thực trạng năng lực sử dụng các chiến lƣợc và phƣơng pháp đánh giá thích hợp với mục tiêu dạy học Toán

N = 68

Tiêu chí đánh giá T2 Số lƣợng/ Tỉ lệ Mức độ Điểm TB

Thứ tự Tốt Khá T.bình Yếu

“Thông hiểu về hình thái đánh

giá trong giáo dục”. Số lượng 4 6 35 23 1.87 6

Tỉ lệ 5.88 8.82 51.47 33.82

“Thông hiểu về triết lí đánh giá

trong giáo dục” Số lượng 4 7 31 26 1.84 7

Tỉ lệ 5.88 10.29 45.59 38.24

“Hiểu biết về quy trình tổ

chức, thực hiện đánh giá” Số lượng 11 14 19 24 2.18 4

Tỉ lệ 16.18 20.59 27.94 35.29

“Xây dựng và tổ chức đánh giá

bằng trắc nghiệm” Số lượng 18 17 14 19 2.50 1

Tỉ lệ 26.47 25.00 20.59 27.94

“Vận dụng tốt và thường xuyên các phương pháp dạy học truyền thống và phi truyền thống cho đánh giá tiến trình lớp học; đánh giá được quá trình hoạt động học tập và giải quyết vấn đề của học sinh”

Số lượng 7 13 21 27 2.00 5

Tỉ lệ 10.29 19.12 30.88 39.71

“Xây dựng được dự án học tập gắn với bối cảnh thực, đạt

được mục tiêu dạy học Toán” Số lượng

13 16 21 18 2.35 2

Tỉ lệ 19.12 23.53 30.88 26.47

“Tổ chức các dự án học tập, đánh giá quá trình thực hiện và đánh giá sản phẩm của dự án”

Số lượng 12 16 22 18 2.32 3

Tỉ lệ 17.65 23.53 32.35 26.47

“Hướng dẫn học sinh cách tự

đánh giá và đánh giá lẫn nhau” Số lượng 5 7 25 31 1.79 8

Tỉ lệ 19.12 23.53 30.88 26.47

Sau khi giáo viên thực hiện đánh giá kết quả học tập toán, tôi điều tra thông qua phiếu hỏi và nhận thấy. Số giáo viên có hiểu biết về quy trình tổ chức đánh giá, thực hiện đánh giá là không cao, với 16.18% mức tốt, 20.59% mức khá, gần 27.94% mức trung bình, trong khi đó, mức yếu chiếm số lượng cao với 35.29%. Tìm hiểu sâu hơn, tôi được biết, nhiều giáo viên trả lời rằng, họ thực hiện đánh giá theo cách

38

mà họ trước đây được học ở phổ thông, hơn nữa việc kiểm tra đánh giá vẫn đang mang tính đối phó nhiều.

Với năng lực xây dựng và tổ chức đánh giá bằng trắc nghiệm, tôi thấy số giáo viên thể hiện gần như đồng đều ở cả 4 mức đánh giá. Như vậy, rõ ràng năng lực này cần được bồi dưỡng cho giáo viên để đảm bảo có thể vận dụng vào thực hiện tốt nhiệm vụ.

Đối với năng lực vận dụng phương pháp dạy học truyền thống và phi truyền thống cho đánh giá tiến trình lớp học; đánh giá được quá trình hoạt động học tập và giải quyết vấn đề của học sinh. Tôi thấy, giáo viên thể hiện không được như kì vọng, đánh giá ở mức tốt và khá chỉ ở mức 10.29% và 19.12%. Trong khi đo, mức độ trung bình và yếu ở mức 30.88% và 39.71%

Xây dựng được dự án học tập gắn với bối cảnh thực, đạt được mục tiêu dạy học Toán. Tôi thấy rằng, không nhiều giáo viên có thể làm tốt việc này, thể hiện ở 13/68 giáo viên, tương ứng 19.12%, đây là một tỉ lệ thấp so với yêu cầu. Nhích hơn là mức độ khá, với 23.53%. Đối với mức độ trung bình và yếu đang chiếm tỉ lệ cao, 30.88% và 26.47%. Điều nà cho thấy, giáo viên đa số con yếu trong khả năng tìm kiếm bối cảnh cho xây dựng các dự án học tập, tìm hiểu sâu, tôi được biết, giáo viên hiện tại nói rằng, họ thiếu thời gian cho việc này bởi còn quá nhiều các hoạt động hàng ngày giáo viên phải làm, hơn nữa, họ chưa có động lực mạnh mẽ cho hoạt động này.

Tổ chức các dự án học tập, đánh giá quá trình thực hiện và đánh giá sản phẩm của dự án. Với số lượng giáo viên thực hiện tốt nội dung này là ít, chiếm tie lệ tốt 17.65%, khá 23.53%. Trong khi đó, mức độ trung bình và yếu chiếm tỉ lệ cao 32.35% và 26.47%. Điều này cũng là kết quả dễ hiểu, bởi khi năng lực giáo viên xây dựng dự án học tập chưa tốt, ắt dẫn tới việc tổ chức thực hiện dự án học tập và đánh giá sản phẩm cũng chưa thể tốt.

Đối với năng lực hướng dẫn học sinh cách tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Sau khi khảo sát, tôi thấy rằng, có 19.12% có thể đảm bảo tốt việc hướng dẫn học sinh tự đánh giá; 23.53% nói rằng, họ chỉ có thể ở mức độ khá, bởi đôi khi họ giúp học sinh cách tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau nhưng hiệu quả chưa cao bởi nhiều lí do khách quan và chủ quan. Từ những nhận định này, tôi thấy rằng, để học sinh ở trường trung học phổ thông có được năng lực tự đánh giá thành tích học tập Toán của chính mình thì vẫn rất cần sự trợ giúp của giáo viên để học sinh làm quen và thực hiện tốt nhiệm vụ tự đánh giá. Do vậy, ngay khi còn học tập tại trường đại học, giáo viên cần được bồi dưỡng năng lực hướng dẫn học sinh tự đánh giá.

39

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho sinh viên ngành sư phạm toán (Trang 44 - 47)