Thực trạng hiểu biết của sinh viên về tầm quan trọng và vai trò đánh giá

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho sinh viên ngành sư phạm toán (Trang 50 - 52)

8. Dự kiến những đóng góp trong luận án

2.3.1. Thực trạng hiểu biết của sinh viên về tầm quan trọng và vai trò đánh giá

kết quả học Toán của học sinh

Để có thể rèn luyện được năng lực đánh giá cho sinh viên, đòi hỏi sinh viên phải có sự hiểu biết nhất định về vấn đề này. Hơn nữa, đây là vấn đề mới và còn có nhiều cách hiểu khác nhau về vấn đề này, do đó chúng tôi cũng muốn hỏi ý kiến của sinh viên về quan niệm chúng tôi đưa ra. Để tìm hiểu vấn đề này chúng tôi sử dụng câu hỏi tại Phiếu hỏi dành cho sinh viên, trong phiếu thăm dò ý kiến, và kết quả như sau: 56/68 số sinh viên được hỏi đều nhất trí với quan niệm này, 7/68 sinh viên không nhất trí, 2/68 sinh viên chưa rõ, không ai đưa ra quan niệm khác. Tuy nhiên, qua trò chuyện, trao đổi với một số sinh viên, nhìn chung họ còn chưa hiểu đầy đủ, phần lớn cho rằng đánh giá kết quả học tập chỉ là việc học sinh được chấm điểm, được chính xác bài làm của mình, một số được hỏi cho rằng, đã được nghe giảng viên đề cập vấn đề này nhưng giờ mới được hiểu đầy đủ, chính xác, một số khác cho rằng, đánh giá theo năng lực là quá mới đối với họ và họ chưa được tiếp cận, do đó rất băn khoăn trong việc đưa ra ý kiến.

Như vậy, có thể thấy đa số sinh viên đều đồng tình với quan niệm chúng tôi đưa ra. Qua tìm hiểu sâu thêm chúng tôi nhận thấy, việc hiểu về vấn đề đánh giá của sinh viên còn hạn chế, đại đa số đối tượng được hỏi đều cho rằng, mới chỉ được nghe đến đánh giá theo năng lực, còn chưa biết cụ thể là gì, thậm chí có đối tượng còn chưa bao giờ được nghe đến từ này.

43

Một trong những yếu tố quan trọng để sinh viên có thể làm tốt việc rèn luyện năng lực đánh giá kết quả học tập là họ phải thấy được vai trò của đánh giá kết quả học tập và sự cần thiết rèn luyện năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh. Để tìm hiểu về vấn đề này chúng tôi sử dụng câu hỏi phiếu thăm dò ý kiến sinh viên, giảng viên và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.4. Nhận thức của giảng viên và sinh viên về vai trò của đánh giá kết quả học tập, sự cần thiết rèn luyện năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh

Nội dung Giảng viên đồng ý/

tổng số giảng viên

Sinh viên đồng ý/ tổng sinh viên

Giúp học sinh tăng hứng thú học tập,

phát huy tính độc lập 15/16 52/68

Giúp mục tiêu học tập trở nên rõ ràng, đẩy mạnh tính hướng đích, tạo điều kiện để người học đạt được mục tiêu học tập

16/16 62/68

Chia sẻ trách nhiệm đánh giá cùng

với giáo viên 16/16 57/68

Học tập tích cực, tự giác, chủ động 16/16 60/68

Ý kiến khác 0 0

Khi được hỏi thêm, đa số cho rằng, việc đánh giá kết quả học tập rất tốt đối với học sinh, nó giúp cho học sinh học tập tự giác, tích cực, chủ động. Một số ý kiến còn đề nghị nên nghiên cứu, xem xét hướng dẫn để sinh viên có năng lực hướng dẫn giúp học sinh biết cách tự đánh giá như thế nào để có thể sử dụng kết quả đó là một trong những căn cứ để đánh giá học sinh cùng với đánh giá của giáo viên và các lực lượng giáo dục khác. Một số ý kiến khác cho rằng, việc đánh giá có ảnh hưởng như thế nào đối với học sinh còn tuỳ thuộc vào việc học học sinh có vận dụng đánh giá nghiêm túc, khách quan hay không.

Bảng 2.5. Thống kê ý kiến đồng ý với các ý hỏi về sự cần thiết rèn luyện năng lực cho sinh viên về đánh giá kết quả học tập của học sinh

Nội dung Chuyên gia Giảng viên

Rất cần thiết 8/16 5/15

Cần thiết 6/16 7/15

Chưa cần thiết 2/16 2/15

44

Để tìm hiểu kĩ hơn vấn đề này, chúng tôi đã trò chuyện, phỏng vấn trực tiếp một số giảng viên, chuyên gia. Đa số giảng viên, chuyên gia đều cho rằng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh là rất cần thiết và cần thiết vì nó giúp cho học sinh học tập chủ động hơn và có trách nhiệm hơn với việc học tập của bản thân, một số rất ít cho rằng, chưa cần lắm vì việc đánh giá học tập của học sinh lâu nay vẫn chỉ do giáo viên nên học sinh sẽ không tự giác, tích cực khi tham gia đánh giá kết quả học tập. Một số ít giảng viên băn khoăn vì lo ngại rằng không có thời gian để rèn luyện năng lực cho sinh viên về đánh giá kết quả học tập của học sinh trong phạm vi tiết học vì việc khối lượng kiến thức trong một tiết khá lớn.

Như vậy, đa số giảng viên, chuyên gia đều nhận thức đúng được vai trò của đánh giá kết quả học tập và sự cần thiết phải rèn luyện năng lực đánh giá kết quả học tập cho học sinh. Tuy nhiên vẫn còn có một số ít giảng viên vẫn còn có những băn khoăn, lo ngại về tính khả thi của nó.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho sinh viên ngành sư phạm toán (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)