8. Dự kiến những đóng góp trong luận án
2.3.2. Thực trạng về cách dạ y học tại trường đại học có ngành Sư phạm Toán
Việc nắm bắt được thực trạng dạy và học trong nhà trường đại học là rất quan trọng trong việc phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập cho sinh viên, là cơ sở thực tiễn để chúng ta có thể đề xuất định hướng, kế hoạch và nội dung rèn luyện.
Để tìm hiểu vấn đề này chúng tôi sử dụng câu hỏi trong phiếu thăm dò ý kiến chuyên gia giáo dục, giảng viên, trong phiếu thăm dò ý kiến chuyên gia giáo dục và có được kết quả sau: 12/16 thành viên được hỏi cho rằng sinh viên có năng lực đánh giá, 13/16 thành viên cho là sinh viên chưa có năng lực này. Hỏi về mức độ năng lực đánh giá kết quả học tập hiện có của sinh viên, 9/16 thành viên cho là năng lực đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở mức độ thấp, 8/16 cho là ở mức độ trung bình và 1/16 thành viên cho là tốt.
Tiếp tục tham vấn, phần lớn chuyên gia, giảng viên nói rằng, nhìn chung sinh viên hiện nay chưa có năng lực đánh giá kết quả học tập, nếu có thì năng lực này cũng còn kém. Hỏi về nguyên nhân của thực trạng đó, họ cho rằng, nguyên nhân chính là chúng ta chưa quan tâm đến việc rèn luyện năng lực đánh giá cho sinh viên, việc đánh giá trong trường đại học vẫn do giảng viên thực hiện, đặc biệt khối lượng kiến thức của một môn học khá lớn nên giảng viên không thể đủ thời gian để rèn luyện năng lực đánh giá cho sinh viên và giảng viên thật ra cũng chưa biết rèn luyện
45
bằng cách nào… Kết quả của việc điều tra bằng phiếu hỏi về vấn đề này được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.6. Thống kê số lƣợng đối tƣợng đồng ý với các ý hỏi về nguyên nhân của thực trạng đánh giá của học sinh
Nội dung Chuyên gia và giảng viên
Giảng viên chưa chú trọng rèn luyện năng lực đánh giá kết
quả học tập cho sinh viên trong quá trình dạy học 12/16 Cách đánh giá kết quả học tập còn chưa đổi mới theo giáo
dục hiện đại 13/16
Phương pháp dạy học còn chưa theo định hướng giúp sinh
viên biết tự đánh giá kết quả học tập bản thân và bạn học. 10/16 Do giáo trình chưa được cập nhật nội dung mới. 8/16 Sinh viên không có nhu cầu tìm hiểu về khoa học đánh giá 10/16
Sinh viên không biết cách đánh giá 13/16
Ý kiến khác 0/16
2.3.3. Tìm hiểu việc chuẩn bị cho sinh viên ngành sư phạm Toán học về lĩnh vực đánh giá kết quả học tập ở một số trường đại học Việt Nam
Mục đích chúng tôi tìm hiểu việc chuẩn bị cho sinh viên ngành sư phạm Toán học về lĩnh vực đánh giá kết quả học tập ở một số trường đại học Việt Nam.
Cụ thể, tôi tìm hiểu nội dung: (i) Hình thức chuẩn bị; (ii) Nội dung chuẩn bị Phương pháp tiến hành: Phỏng vấn gián tiếp các giảng viên thông qua bảng hỏi; Trao đổi trực tiếp với các giảng viên về việc tổ chức rèn luyện các năng lực đánh giá; Thu thập các thông tin về nội dung đào tạo của các trường thông qua Internet; Thu thập thông tin từ các bài báo khoa học về đào tạo giáo viên.
Thời gian, địa bàn tìm hiểu: Thời gian tìm hiểu từ năm 2016 đến 2019 (tuy nhiên tôi có xem xét cả dữ liệu từ thời gian trước đó, 2008-2012 được viện dẫn từ các nghiên cứu liên quan bởi (Phạm Văn Chung, 2012 - “Chuẩn bị cho sinh viên sư phạm toán học ở trường đại học tiến hành hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh trung học phổ thông”) ở các trường: Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Sư phạm Thái Nguyên thuộc Đại học Thái Nguyên, Đại học Hải Phòng, Đại học Hồng Đức, Đại học Vinh, Đại học Sư phạm Huế thuộc Đại học Huế, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Cần Thơ, Đại học Đồng Tháp, Đại học Tây Nguyên.
46
Kết quả
Nội dung chuẩn bị
a) Về nội dung giảng dạy
Giữa các trường chưa có sự thống nhất nhưng nhìn chung nội dung được giảng dạy bao gồm:
- Một số vấn đề lý luận về đánh giá: Một số khái niệm cơ bản; chức năng, yêu cầu cơ bản của đánh giá; mục đích đánh giá; hình thức đánh giá.
- Phương pháp và kĩ thuật đánh giá (chủ yếu trình bày phương pháp trắc nghiệm). - Xử lý thông tin trong đánh giá.
b) Về rèn luyện năng lực đánh giá
Chương trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm đã được thực hiện nhiều năm nhưng chủ yếu chỉ mới dừng lại ở việc hình thành các năng lực sơ đẳng như cách trình bày vấn đề viết, vẽ bảng, diễn giải, gợi mở vấn đề bằng hệ thống câu hỏi, xử lý tình huống sư phạm… Do đó, chương trình này tỏ ra không phù hợp trước những biến đổi của khoa học, kĩ thuật, thông tin và công nghệ. Trong khi đó, năng lực sử dụng các thiết bị dạy học, năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục, năng lực đánh giá… chưa được chú trọng.
Kết quả xin ý kiến của 13 giảng viên giảng dạy ở tổ phương pháp từ 9 trường đại học có đào tạo giáo viên về việc rèn luyện một số năng lực cho sinh viên.
Nhận xét
Qua việc tìm hiểu trên chúng ta có thể thấy việc chuẩn bị cho sinh viên sư phạm Toán về lĩnh vực đánh giá kết quả học tập của học sinh chưa thực sự tương xứng với vai trò, chức năng của đánh giá trong quá trình dạy học. Với khung thời gian eo hẹp dẫn đến việc chuẩn bị nội dung chưa được đầy đủ, chẳng hạn như:
Với cách tiếp cận xem đánh giá kết quả học tập là một quá trình gồm các công đoạn: chuẩn bị; tiến hành thu thập thông tin; xử lý thông tin; đưa ra thông tin phản hồi thì việc trang bị các tri thức, rèn luyện kĩ năng đưa thông tin phản hồi cho sinh viên là cần thiết.
Trong quá trình chuẩn bị cho các giáo sinh về các phương pháp đánh giá mới chỉ tập trung chủ yếu vào phương pháp trắc nghiệm mà chưa thật quan tâm đúng mức phương pháp quan sát, phương pháp tự đánh giá và phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập. Trong khi đó, quan sát được dùng phổ biến nhất trong quá trình đánh giá còn hoạt động tự đánh giá không thể thiếu trong quá trình học tập.
Việc rèn luyện các năng lực nghề nghiệp cho sinh viên đã được các trường đại học chú ý, đặc biệc trong việc rèn luyện năng lực dạy học. Tuy nhiên, trong việc
47
rèn luyện năng lực dạy học các trường và sinh viên chỉ tập trung vào việc rèn luyện các kĩ năng viết bảng, soạn giáo án, trình bày bài giảng…, mà ít chú ý đến rèn luyện năng lực năng đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Kết luận Chƣơng 2
Trong Chương 2, tác giả đã nêu nên thực trạng năng lực của giáo viên trong lĩnh vực đánh giá kết quả học tập Toán của học sinh THPT; Thực trạng về nhận thức của sinh viên về hoạt động đánh giá kết quả học tập; Sự chuẩn bị của trường đại học có ngành Sư phạm Toán về việc bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập cho sinh viên.
Qua kết quả khảo sát tại trường phổ thông, chúng tôi thấy rằng, việc đánh giá kết quả học tập của học sinh vẫn đang được thực hiện, nhưng phần lớn vẫn sử dụng đánh giá tổng kết, ít đánh giá theo quá trình. Trong khi đó, năng lực của giáo viên về đánh giá còn nhiều hạn chế. Bởi nguyên nhân là đa số giáo viên chưa thật sự coi đánh giá là quá trình học, giáo viên thực hiện đánh giá với mục đích hoàn thành các điểm số theo yêu cầu của chương trình môn học. Rào cản mà chúng tôi nhận thấy đó là, giáo viên thiếu động lực trong đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới trong đánh giá người học. Họ đưa ra một số lí do giải thích cho việc chậm trễ đổi mới, nâng cao năng lực đánh giá. Tuy nhiên, với các kết quả thu được từ khảo sát thực trạng. Sau nhiều lần chỉnh sửa và tham vấn ý kiến chuyên gia, giáo viên dạy học bộ môn Toán tại một số trường trung học phổ thông, chúng tôi sẽ tiếp tục hiệu chỉnh khung năng lực này và đề xuất tại Chương 3 của luận án.
Về việc chuẩn bị cho sinh viên trong các trường đại học có ngành Sư phạm Toán về năng lực đánh giá kết quả hoc tập của học sinh. Chúng tôi nhận thấy, sự chuẩn bị ở các trường chưa tương xứng với vai trò chức năng của đánh giá trong quá trình dạy học, hình thức chuẩn bị chưa phong phú để có thể trang bị bị kiến thức, rèn luyện năng lực đánh giá cho sinh viên. Thiếu những căn cứ thực tiễn từ năng lực giáo viên ở trường phổ thông, việc bồi dưỡng và phát triển cho sinh viên những năng lực quan trọng này đang thật sự yếu và đôi khi là thiếu.
Do vậy, tác giả luận án sẽ mạnh dạn đề xuất khung năng lực của người giáo viên cho đánh giá kết quả học tập toán của học sinh trung học phổ thông, cũng như đề xuất biện pháp để phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho sinh viên ngành Sư phạm Toán (tại Chương 3). Đề xuất này vẫn cần được kiểm nghiệm tính cần thiết và khả thi (phần này sẽ được tác giả trình bày tại Chương 4 của luận án).
48
CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT
Căn cứ vào “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học”; căn cứ thực trạng nhận thức của sinh viên và việc chuẩn bị ở các trường đại học trong nước; căn cứ vào vai trò của trường đại học trong việc đào tạo nghề; căn cứ vào điều kiện thực hiện chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ; tham khảo chuẩn đào tạo, chuẩn giáo viên về lĩnh vực đánh giá; và các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học. Luận án đã đề xuất giải pháp phát triển cho sinh viên sư phạm năng lực đánh giá kết quả học tập Toán của học sinh THPT.