Biện pháp 1 Nghiên cứu hồ sơ học tập và xây dựng nội dung phỏng vấn

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho sinh viên ngành sư phạm toán (Trang 60 - 65)

8. Dự kiến những đóng góp trong luận án

3.2.1.Biện pháp 1 Nghiên cứu hồ sơ học tập và xây dựng nội dung phỏng vấn

như là một công cụ giúp sinh viên chẩn đoán về kết quả và khả năng học Toán của học sinh

A.Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu của biện pháp, giúp sinh viên thực hành tốt với hồ sơ học tập và phỏng vấn để có những nhận định về khả năng học tập của học sinh tại thời điểm hiện tại và tương lai của quá trình học.

B.Hƣớng dẫn thực hiện biện pháp

B1. Sử dụng hồ sơ học tập cho đánh giá kết quả học tập của học sinh

+ Hồ sơ tiến bộ: Hồ sơ bao gồm những bài tập, các sản phẩm học sinh thực hiện trong quá trình học và thông qua đó sinh viên và chính học sinh đánh giá được quá trình tiến bộ mà học sinh đạt được. Với hồ sơ này, sinh viên cần thiết biết cách giải thích rõ các biểu hiện khác nhau của khái niệm tiến bộ như học sinh ít mắc lỗi hơn, học sinh tìm kiếm ra biện pháp giải quyết vấn đề nhanh hơn… những kết quả đạt được thể hiện sự tiến bộ trong quá trình học tập. Để chứng minh cho kết quả của mình, học sinh cần có những minh chứng cho sự tiến bộ, như chọn một số phẩn trong các bài tập, các sản phẩm của mình để minh chứng cho nhận xét của bản thân về sự tiến bộ, đồng thời là căn cứ để sinh viên xem xét sự tiến bộ của học sinh.

53

+ Hồ sơ quá trình: Là hồ sơ tự theo dõi quá trình học tập của mỗi học sinh, học sinh ghi lại những gì mình đã học được hoặc chưa học được về kiến thứ, kĩ năng, thái độ và xác định cách điều chỉnh như điều chỉnh cách học, cần đầu tư them thời gian, cần sự hỗ trợ them từ giáo viên, cá bạn… Nhìn lại quá trình là việc làm hết sức quan trọng để tự đánh giá bản thân và điều chỉnh cách học.

+ Hồ sơ mục tiêu: Học sinh tự xây dựng mục tiêu học tập cho mình trên cơ sở tự đánh giá được năng lực của bản thân, chẳng hạn học sinh tự đánh giá trong các nội dung nào khả năng học tập tốt hơn, nội dung gì còn hạn chế, từ đó xây dựng mục tiêu phấn đấu, kế hoạch thực hiện để tự nâng cao năng lực học tập.

+ Hồ sơ về thành tích: Học sinh tự đánh giá về các thành tích học tập nổi trội của mình trong quá trình học tập. Thông qua các thành tích học tập học sinh tự khám phá về bản thân về những năng lực tiềm ẩn của mình như: khả năng ngôn ngữ, kĩ năng giải quyết vấn đề,… học sinh tự tin, tự hào về chính bản thân mình, đồng thời xác định được hướng duy trì và phát triển năng lực thế mạnh của bản thân trong các giai đoạn tiếp theo.

B2. Sử dụng phỏng vấn cho đánh giá kết quả học tập của học sinh

Đánh giá bằng phỏng vấn học sinh là hình thức cho phép học sinh phản ánh về khóa học của họ và cung cấp phản hồi. Sức mạnh của phỏng vấn là nó giúp người hướng dẫn xác định các chủ đề về trải nghiệm của học sinh cũng như tỷ lệ học sinh bị ảnh hưởng bởi mỗi chủ đề.

- Phỏng vấn có cấu trúc, thường được sử dụng trong điều tra định lượng, bao gồm nghiên cứu khảo sát. Trong các cuộc phỏng vấn có cấu trúc, giáo viên giới thiệu học sinh với một bộ câu hỏi chuẩn hóa, thường ở dạng câu hỏi. Những câu hỏi này thường có câu trả lời được đặt trước mà học sinh chọn, thay vì câu hỏi 'mở kết thúc'. Mỗi cuộc phỏng vấn riêng lẻ có cùng một bộ câu hỏi, được hỏi theo thứ tự cố định. Tất cả các câu hỏi trong thiết kế nghiên cứu đều được hỏi trong mỗi buổi phỏng vấn. Câu hỏi phỏng vấn có cấu trúc là loại phổ biến nhất được sử dụng trong khảo sát phỏng vấn.

- Phỏng vấn bán cấu trúc, xung quanh một khuôn khổ hỗn hợp các chủ đề chung và các câu hỏi được thiết lập trước, có thể được điều chỉnh theo ngữ cảnh của

54

các phiên riêng lẻ. Do đó, giáo viên được tự do để lại một số câu hỏi nhất định, trộn thứ tự các câu hỏi hoặc hỏi một số câu hỏi tiêu chuẩn theo những cách khác nhau tùy thuộc vào ngữ cảnh. Phỏng vấn bán cấu trúc cũng dựa trên sự kết hợp cả hai câu hỏi mở và đóng.

- Phỏng vấn không có cấu trúc, còn được gọi là phỏng vấn “không chính thức” hoặc “đàm thoại”. Các cuộc phỏng vấn không có cấu trúc mang hình thức trò chuyện tự nhiên giữa hai hoặc nhiều người và cho phép giáo viên theo đuổi các câu hỏi tiếp theo hoặc các cuộc thảo luận mới khi họ thấy phù hợp. Những câu hỏi kín được tránh, và học sinh thường được yêu cầu xác định thông tin mà họ cảm thấy là quan trọng nhất cho cuộc thảo luận.

Trong thực tế, ba phương pháp này thường được kết hợp. Các quá trình phỏng vấn thường theo một số giai đoạn chung:

+ Mở đầu cuộc phỏng vấn: Bắt đầu với phần giới thiệu không chính thức và nói chuyện nhỏ, sau đó giới thiệu đúng cách điều tra, định dạng phỏng vấn và cấu trúc cho học sinh tham gia, cho phép họ rút lại sự chấp thuận của họ trước khi bắt đầu.

+ Quản lý câu hỏi: Đặt câu hỏi của học sinh, trong khi ghi lại câu trả lời của họ bằng tay, máy ghi âm hoặc băng video. Hãy chú ý đến cả hai câu trả lời được ghi lại và đặc biệt là cho các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc và không có cấu trúc, các chủ đề, quan điểm, ý kiến và logic cơ bản đang được đưa ra trong câu trả lời của học sinh - tất cả những điều này cần được lưu ý và nếu thích hợp thêm nữa. Những mâu thuẫn và câu trả lời đa hướng cũng nên được theo dõi. Học sinh trả lời phải luôn luôn được cung cấp không gian trong các cuộc thảo luận để hình thành câu trả lời của riêng họ.

+ Kết thúc cuộc phỏng vấn: Sau khi tất cả các câu hỏi đã được yêu cầu, giáo viên nên hỏi học sinh trả lời cảm xúc của họ về cuộc phỏng vấn và liệu họ có thêm điều gì để thêm vào hay không. Nó đặc biệt hữu ích để tóm tắt các điểm chính của cuộc thảo luận với học sinh trong khi họ vẫn còn đó. Kết thúc bằng cách cảm ơn học sinh cho thời gian của họ. Nếu có thể, hãy xem lại ghi chú ngay lập tức sau và thêm bất kỳ chú thích nào được thực hiện trong cuộc phỏng vấn trong khi giáo viên thấy cần thiết. Cuối cùng, nhiệm vụ của giáo viên là đảm bảo rằng họ tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng kết quả phỏng vấn.

55

Ví dụ: Trao đổi về vấn đề toán học trong cuộc sống (lớp 11)

Bảng 3.2. Ghi chép lại một cuộc phỏng vấn giữa giáo viên và học sinh

Giáo viên Học sinh

+ Hôm nay, chúng ta có thể cùng nhau trao đổi một chút về toán học và cuộc sống?

+ Dạ vâng,

+ Em có thể kể cho thầy biết một vài ứng dụng của toán học mà em thấy trong cuộc sống

+ Em thấy, các bác thợ xây nhà hay dùng thước dây để đo chiều dài, rộng của các vách tường.

+ Bác thợ tính diện tích mái để mua bê tông trộn sẵn và xe trở đến phun.

+ Bác thợ tính diện tích nền nhà rồi đưa ra quyết định mua số lượng gạch lát nền. + Em có nhớ công thức tính diện tích

của một số hình hay gặp không? Hình vuông, hình chữ nhật, hình thang, hình tam giác đều, hình tam giác cân, hình tam giác vuông

+ Em nhớ công thức tính diện tích hình vuông, hình chữ nhật và hình thang.

+ Diện tích hình vuông bằng bình phương của một cạnh.

+ Diện tích hình chữ nhật bằng tích của chiều rộng và chiều dài.

+ Diện tích hình thang: đáy lớn, đáy bé cộng vào, rồi đem nhân với chiều cao, chia đôi. Riêng diện tích hình tam giác:

+ em nhớ công thức chung là đáy nhân với chiều cao rồi chia cho 2.

+ Em có biết đã được học thêm một vài công thức nữa nhưng giờ em không nhớ nổi. Nếu thế em có suy ra công thức tính

diện tích của tam giác vuông hay không?

+ Dạ có, em vẫn lấy đáy nhân với chiều cao rồi chia cho 2.

+ Nếu em chọn chiều cao là một cạnh góc vuông, thế thì cạnh đáy là cạnh góc vuông còn lại.

Chúng ta vẫn còn một số công thức tính diện tích tam giác và em có thể suy ra từ công thức ban đầu hay không!

+ Em không biết, em sẽ nháp xem có thể suy ra một công thức nào đó không!

+ Ngoài ví dụ trên, em có còn tháy toán học ứng dụng ở đâu?

+ Em thấy dùng toán để tính tiền cho các hóa đơn điện, nước, mua sắm tại của hàng, gửi tiết kiệm hay vay tiền tại ngân hàng…

56

Giáo viên Học sinh

+ Thầy ví dụ: Vào tháng 12 năm 2018, ngân hàng A có chương trình huy động tiền gửi như sau:

7%/năm-8.5%/năm tùy thuộc vào số tiền gửi và thời hạn gửi

Giả sử:

Nếu gửi dưới 500 triệu kì hạn 1 tháng là 7%, nếu kì hạn 6 tháng là 7.8%, nếu kì hạn 1 năm là 8%.

Nếu gửi trên 500 triệu đến 1 tỉ, kì hạn 1 tháng là 7.2%, nếu kì hạn 6 tháng là 8.0%, nếu kì hạn 1 năm là 8.5%. Nếu gửi trên 1 tỉ, lãi xuất sẽ thỏa thuận với ngân hàng.

+ Lưu ý, tiền lãi sau mỗi tháng sẽ cộng vào với tiền gốc.

+ Nếu một người dân gửi 700 triệu với kì hạn 6 tháng, vậy số tiền của người gửi sẽ được tính thế nào?

+ Học sinh lắng nghe và suy nghẫm

+ Em có thể lập được mô hình toán học cho bài toán thực tiễn này không?

+ Em sẽ thử 1 7 0 0 .0 0 0 .0 0 0 ( 7 0 0 .0 0 0 .0 0 0 * 8 .0 % ) T   2 1 ( 1* 8 .0 % ) 1* (1 .0 8 ) TTTT … 1 ( 1* 8 .0 % ) 1* (1 .0 8 ) n n n n TT   T  T

+ Em có biết bản thân mình đang vận dụng kiến thức nào không?

+ Em nghĩ số tiền hàng tháng nó như phần tử của cấp số nhân.

+ Em có thể liệt kê cho thầy thêm một vài ứng dụng toán học trong cuộc sống, và kiến thức toán học nào vận dụng trong đó.

+ Đi chợ nấu ăn, toán học dùng để tính khối lượng thực phẩm cần mua để nấu đủ cho số người ăn; toán học tính được số tiền cần trả thông qua giá bán và số lượng mua. + Mua xăng cho xe máy, nếu muốn đi một quãng đường dài… toán học sử dụng như một hàm số bậc nhất một ẩn.

57

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho sinh viên ngành sư phạm toán (Trang 60 - 65)