đời. Đểphân loại chúng, người ta căn cứ vào các đặc điểm quan trọng nhất.
Theo tính công nghệ, các hợp kim nhômđược phân thành hai loại chính hợp kim biến dạng và hợp kim đúc.
Hợp kim nhôm biến dạng dùng để chếtạo các bán thành phẩm hoặc các chi tiết bằng gia công áp lực nóng hoặc nguội. Các hợp kim nhôm đúc dùng để đúc các chi tiết có hình dạng và công dụng khác nhau.
Trong sốcác hợp kim nhôm biến dạng người ta còn phân biệt loại có thểhóa bền bằng nhiệt luyện và loại không hóa bền bằng nhiệt luyện. Trạng thái gia công thường được chỉ rõ kèm sau các ký hiệu hợp kim bằng những quy ước riêng phụthuộc vào các quốc gia hoặc tổchức khác nhau vềquản lý tiêu chuẩn vật liệu.
Hình 3.1. Phân loại hợp kim Al theo giản đồpha
Theo thành phần hóa học, người ta phân các hợp kim nhôm thành nhiều hệ, trong mỗi hệ ngoài Al ra còn có một hoặc hai nguyên tố hợp kim chính nữa. Một sốhệ hợp kim nhôm chủyếu là: Al– Cu, Al–Cu –Mg, Al –Mn, Al –Si, Al –Mg, Al – Mg– Si, Al–Zn–Mg, Al– Li, …
Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 1859 – 75) quy định ký hiệu các hợp kim nhôm, bắt đầu ký hiệu Al, tiếp theo là ký hiệu các nguyên tố hợp kim chính, sau đó là các nguyên tốhợp kim phụ. Để chỉ hàm lượng theo phần trăm, người ta dùng các con số đặt sau ký hiệu tương ứng. Nếu là hợp kim đúc, ở mỗi ký hiệu đặt thêm chữ Đ.
Ví dụ 1, ký hiệu AlMg5 nghĩa là hợp kim nhôm biến dạng có hàm lượng trung bình của Mg là 5%.
Ví dụ 2, Ký hiệu AlSi12Mg1Cu2Mn0,6Đ nghĩa là hợp kim nhôm đúc, chứa trung bình 12%Si; 1%Mg; 2%Cu và 0,6%Mn.
của Nga, nhôm và hợp kim nhôm được ký hiệu bằng sựphối hợp giữa các chữcái và các con số. Tuy nhiên các ký hiệu này không phản ánh một quy luật chặt chẽnào trong toàn bộ hệ thống các hợp kim nhôm. Ở các nước Mỹ, Canađa, và ngay cả cộng hòa liên bang Nga, người ta sử dụng hệ thống ký hiệu gồm các con số thường có bốn chữ số đểký hiệu hợp kim nhôm.
Hệthống sốthống nhất của Mỹký hiệu các hợp kim nhôm bằng cách sửký hiệu số của hiệp hội nhôm với tiếp đầu là A9 đối với hợp kim nhôm biến dạng và A0 đối với hợp kim nhôm đúc.