Nếu nhóm thép hợp kim vi lượng kể trên được sửdụng chủ yếu nhờ có giới hạn đàn hồi cao, thì nó sẽ gây khó khăn cho quá trình tạo hình bằng biến dạng dẻo nguội. Cũng với mục đích giảm nhẹtrọng lượng xe cộcác nhà nghiên cứu trong công nghiệp ô tô của Mỹ đãđưa vào sửdụng một nhóm thép mới mà giới hạn đài hồi của chúng ở mức trung bình từ 300-350MPa, nhưng độ bền kéo của chúng sau khi biến dạng dẻo đáng kể, có thể tăng lên xấp xỉ với độ bền của nhóm thép hợp kim vi lượng (650- 700MPa). Hơn nữa độ dẻo cũng rất cao δ=25-30% và có ưu điểm là đường cong biến dạng của chúng liên tục, không có điểm gãy khúc hay đoạn nằm ngang sau khi biến dạng đàn hồi. Điều đó có nghĩa là độ bền tăng liên tục theo mức độ tăng biến dạng (tất nhiên là khi chưa vượt quá giới hạn bền của chúng). Sau khi tạo hình bằng rèn dập, giới hạn đàng hồi của chúng không thấp hơn 500MPa.
Nhóm thép này được đặt tên là thép hai pha đối nghịch (ngược nhau) vì tổchức tế vi của chúng gồm nền ferit không chứa xementi (nên rất dẻo) và các hạt mactenxit với tỷlệ10-20%.
Về thành phần của chúng, chúng thuộc loại thép cacbon thấp (0,08-0,15%C), nhưng mangan khá cao (1-1,5%Mn). Để đạt được tổ chức như trên, người ta sử dụng nhiệt luyện và cơ-nhiệt luyện đểchếtạo, trước khi cung cấp cho người dùng.
Cách thứnhất, nung nóng thép lên đến nhiệt độ nằm giữa Ac1 và Ac3, ở khoảng nhiệt độ này pha ferit hầu như chưa có thay đổi, chỉ có các hạt peclit chuyển thành austenite chứa nhiều cacbon. Sau khi tôi sẽchuyển biến thành mactenxit.
Cách thứ hai,tôi trực tiếp sau khi cán nóng sẽ nhận được ngay tổchức hỗn hợp ferit và mactenxit. Trường hợp này, phải kiểm tra chặt chẽnhiệt độkết thúc khi cán để đảm bảo tổchức trước khi tôi ferit và austenit.
Với nhóm thép này, để cải thiện khả năng tôi (độ thấm tôi) người ta có thể cho thêm một lượng nhỏCr (0,5%) và Mo (0,4%).