Thủy tinh và gốm thủy tinh

Một phần của tài liệu Bài giảng vật liệu kỹ thuật 2 (Trang 142 - 143)

a. Thủy tinh

Thủy tinh vô cơ là vật liệu nhận được bằng cách làm nguội một hợp chất vô cơ từ trạng thái nóng chảy hoàn toàn ở nhiệt độ cao đến trạng thái rắn không kết tinh. Như vậy thủy tinh có cấu trúc vô định hình, là vật liệu một pha đồng nhất.

Nguyên liệu chế tạo thủy tinh là cát trắng SiO2, sô đa Na2CO3, đá vôi CaCO3 tràng thạch (K,Na)AlSi3O8, đôlômit CaCO3.MgCO3... Phối liệu được nấu chảyở nhiệt độ 1400-15000C, thỷ tinh ở trạng thái mềm 1000-12000C kéo tấm, kéo ống, kéo sợi, cán, ép, dập, thổi...sau đó ủ khử ứng suất tránh bị nứt vỡ ởnhiệt độ 500-6000C. Trong một số trường hợp sản phẩm sau khi ủ được tiếp tục gia côngởtrạng thái rắn như mài, đánh bóng,...

chịu nhiệt tương đối cao, cách điện tốt,... nên được sử dụng trong nhiều lĩnh vực kỹ thuật khác nhau.

b. Gốm thủy tinh

Gốm thủy tinh là nhóm vật liệu tương đối mới, có tên gọi chưa thống nhất: glass ceramics, stiall, piroceram... Gốm thủy tinh có tổ chức kết hợp giữa vô định hình và tinh thể, bao gồm một hoặc vài pha tinh thểphân bốtrên nền pha vô định hình.

Về nguyên tắc gốm thủy tinh có tổ chức giống vật liệu gốm tinh, có thành phần tương tự như thủy tinh.

Tính chất của gốm thủy tinh là do pha tinh thể khác nhau với tỷ lệ, kích thước hình dạng và sựphân bốkhác nhau quyết định như: không giãn nởnhiệt, có độ bền cơ học cao và chịu mài mòn cao, dễ tạo hình bằng gia công cơ khí, có tính chất điện từ đặc biệt, có tính sinh học (dễcấy ghép vào tế bào xương, cơ của cơ thểsống).

Một phần của tài liệu Bài giảng vật liệu kỹ thuật 2 (Trang 142 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)