Sự ra đời và phát triển

Một phần của tài liệu LA_LeHungSon (Trang 71 - 72)

Giai đoạn 1992-1998

Trong giai đoạn những năm 80, khi nền kinh tế đất nước chuyển từ cơ chế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, hệ thống cơ sở KCB từ Trung ương đến địa phương đều xuống cấp nghiêm trọng, mà nguyên nhân chủ yếu là do thiếu kinh phí hoạt động. Do đó, liên Bộ Y tế - Tài chính đã thí điểm chế độ BHYT tại một số tỉnh, thành phố để rút kinh nghiệm xây dựng chính sách BHYT phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện Việt Nam. Sau ba năm thí điểm bảo hiểm y tế (1989 – 1992) tại Hải Phòng, Vĩnh Phú, Quảng Trị, Bến Tre và mô hình quỹ KCB của ngành Đường sắt đã cho thấy, BHYT có hiệu quả tốt và là một cơ chế đúng đắn, tất yếu của tài chính y tế trong tương lai. Ngày 15/8/1992, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã chính thức ban hành Nghị định số 299/HĐBT, kèm theo Điều lệ BHYT Việt Nam. Nghị định này đánh dấu sự ra đời của BHYT ở Việt Nam. Trong giai đoạn này, người tham gia BHYT chủ yếu là cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan, đơn vị sự nghiệp Nhà nước. Hệ thống văn bản pháp luật về chính sách BHYT chưa hoàn thiện, quỹ BHYT không tập trung quản lý thống nhất mà do các địa phương tự quản lý, dẫn đến tình trạng quyền lợi BHYT không đồng nhất giữa các tỉnh, thành phố.

Giai đoạn 1998-2002

Những bất cập trong việc quản lý quỹ BHYT trong giai đoạn trước đã dẫn đến việc quỹ KCB BHYT không cân đối được, nhiều BHYT tỉnh bị thiếu kinh phí để thanh toán cho các cơ sở KCB, quyền lợi của người tham gia BHYT không được bảo đảm thống nhất trên cả nước. Năm 1998, Chính phủ đã ban hành nghị định 58/1998/NĐ-CP về điều lệ BHYT mới. Theo đó, hệ thống các cơ quan thực hiện BHYT được tổ chức thống nhất từ Trung ương đến địa phương và trực thuộc Bộ Y tế. BHYT Việt Nam là cơ quan Trung ương chịu trách nhiệm quản lý toàn diện, thống nhất BHYT cấp tỉnh và các ngành cả về tổ chức, nhân sự, tài chính. Quỹ BHYT được quản lý tập trung và được hạch toán độc lập với Ngân sách nhà nước. Đối tượng tham gia BHYT được mở rộng

sang những đối tượng lao động thuộc khu vực kinh tế tư nhân, lao động tự do, học sinh, sinh viên, vv.... Mức đóng góp, quyền lợi thụ hưởng KCB BHYT được quy định rõ ràng.

Giai đoạn 2003-nay

Ngày 24/01/2002, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 20/2002/QĐ- TTg về việc chuyển giao BHYT Việt Nam thuộc bộ Y tế sang BHXH Việt Nam. Đến ngày 08/08/2005, vụ BHYT trực thuộc Bộ Y tế được thành lập với chức năng quản lý Nhà nước về BHYT. Từ năm 2003, chính sách BHYT được BHXH Việt Nam tổ chức thực hiện và vụ BHYT của Bộ Y tế quản lý. Chính sách BHYT được luật hóa cụ thể bằng luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ban hành ngày 14/11/2008 và luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế BHYT số 46/2014/QH13 ban hành ngày 13/06/2014.

Luật BHYT quy định BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc cho tất cả người dân. Luật quy định 25 đối tượng chia thành 5 nhóm tham gia theo trách nhiệm đóng góp BHYT bao gồm:

+ Nhóm đối tượng do người lao động và người sử dụng lao động đóng + Nhóm đối tượng do tổ chức Bảo hiểm xã hội đóng

+ Nhóm đối tượng do Ngân sách nhà nước đóng

+ Nhóm đối tượng được Ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng + Nhóm đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình

Mức đóng góp của từng đối tượng tham gia BHYT và quyền lợi KCB BHYT được quy định cụ thể, chi tiết. Như vậy, chính sách BHYT của nước ta là chính sách BHYT toàn dân, tất cả đối tượng tham gia đóng góp tùy theo khả năng kinh tế của mình nhưng đều nhận được quyền lợi KCB BHYT như nhau. Thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về BHYT: bộ Y tế, bộ Tài chính và UBND các cấp được tăng cường và luật hóa cụ thể. Ngoài ra, những nội dung khác về BHYT như hợp đồng KCB BHYT, giám định BHYT, vv... cũng được quy định rõ ràng và chi tiết.

Một phần của tài liệu LA_LeHungSon (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(146 trang)
w