Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu LA_LeHungSon (Trang 94 - 101)

3.2.2.1. Phân tích tương quan giữa các biến

Mục đích của phân tích tương quan là để kiểm tra liên hệ giữa những biến định lượng thông qua hệ số tương quan Pearson (kí hiệu là r). Kết quả cho thấy giá trị p-value của tất cả các hệ số tương quan đều nhỏ hơn mức ý nghĩa α = 0,05, như vậy tất cả các

hệ số tương quan giữa các biến định lượng đều có ý nghĩa thống kê. Các hệ số tương quan trong bảng dưới đây cho thấy mối quan hệ giữa các biến tương đối hợp lý về cả hướng lẫn mức độ. Cụ thể, các giá trị hệ số tương quan giữa các biến độc lập đều nhỏ hơn 0,7. Hệ số tương quan giữa biến DU và biến TC là cao nhất (0,629), còn hệ số tương quan giữa biến DB với hai biến độc lập còn lại chỉ khoảng 0.25. Do đó, hiện tượng đa cộng tuyến khó có thể xảy ra với mô hình hồi quy này. Các giá trị hệ số tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc khá cao, trong đó hệ số tương quan giữa biến DU và biến TC với biến HL đều đạt xấp xỉ 0,5; cho thấy hai biến này có khả năng giải thích sự biến thiên của biến phụ thuộc HL. Hệ số tương quan giữa biến DB và biến HL là thấp nhất (0,254), tuy nhiên biến DB vẫn có ý nghĩa thống kê trong mô hình (xem mục 2.2.2). Tóm lại, mối quan hệ giữa các biến phụ thuộc và độc lập đều có ý nghĩa và không có dấu hiệu bất thường.

Bảng 3.13: Hệ số tương quan giữa các biến định lượng trong mô hình

Correlation Probability DU DB TC HL DU 1.000 --- DB 0.238 1.000 0.0000 --- TC 0.629 0.241 1.000 0.0000 0.0000 --- HL 0.5 0.254 0.493 1.000 0.0000 0.0000 0.0000 ---

3.2.2.2. Phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Phương trình hồi quy tuyến tính đa biến biểu diễn mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người tham gia BHYT về dịch vụ BHYT có dạng như sau:

HL = a + b1 * DU + b2 * DB + b3 * TC Trong đó:

- HL là biến phụ thuộc, thể hiện giá trị dự đoán về mức độ hài lòng của người tham gia BHYT đối với chất lượng dịch vụ BHYT.

- Các hệ số a, b1, b2, b3 là các hệ số hồi quy.

- Các biến DU, DB, TC là các biến số độc lập thể hiện các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người tham gia BHYT đối với chất lượng dịch vụ BHYT, cụ thể:

DU: Sự đáp ứng của dịch vụ BHYT DB: Sự đảm bảo của dịch vụ BHYT TC: Sự tin cậy của dịch vụ BHYT

Kết quả phân tích hồi quy được thể hiện qua các bảng sau:

Bảng 3.14: Kết quả ước lượng của mô hình Model Summaryb

Model R R Square Adjusted R Std. Error Durbin-Watson

Square of the Estimate

1 .561a .315 .313 .548 1.806

a. Predictors: (Constant), TC, DB, DU b. Dependent Variable: HL

Nguồn: Phân tích của tác giả

Hệ số R bình phương (R-squared) của mô hình đạt 0,315. Hệ số R bình phương hiệu chỉnh (Adjusted R-Squared) có giá trị gần bằng giá trị hệ số R bình phương, cho thấy mô hình không phù hợp và không bị thừa biến độc lập. Như vậy, các biến độc lập trong mô hình giải thích được 31,5% cho sự biến động của biến mức độ hài lòng của người tham gia BHYT về dịch vụ BHYT.

Để kiểm tra hiện tượng tự tương quan của mô hình, ta sử dụng kiểm định Durbin- Watson. Cặp giả thuyết H0 và H1 của kiểm định Durbin-Watson như sau:

H0: Hệ số tự tương quan bậc 1 bằng 0 H1: Hệ số tự tương quan bậc 1 khác 0

Mô hình hồi quy tuyến tính có 1364 quan sát với 03 biến độc lập (không bao gồm hệ số chặn) thì giá trị dL và dU lần lượt là 1,643 và 1,704. Giá trị thống kê Durbin- Watson nằm giữa dL = 1,643 và 4 - dU = 2,296, không thuộc miền bác bỏ với mức ý nghĩa α = 0,05. Như vậy, không đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0, không có sự tương quan giữa các phần dư. Điều này có nghĩa là mô hình hồi quy không vi phạm giả định về tính độc lập của sai số.

Bảng 3.15: Bảng hệ số hồi quy mô hình nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người tham gia BHYT về dịch vụ BHYT.

Coefficientsa

Unstandardized Standardized Collinearity

Model Coefficients Coefficients t Sig. Statistics

B Std. Error Beta Tolerance VIF

1 (Constant) 1.036 .082 12.592 .000

DU .241 .024 .297 10.213 .000 .595 1.680

DB .087 .017 .116 4.982 .000 .929 1.076

TC .214 .022 .278 9.551 .000 .595 1.682

a. Dependent Variable: HL

Bảng 3.16: Bảng phân tích kết quả phương sai ANOVA ANOVAa

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1 Regression 187.863 3 62.621 208.459 .000b

Residual 498.545 1360 .300

Total 596.408 1363

a. Dependent Variable: HL

b. Predictors: (Constant), TC, DB, DU

Nguồn: Phân tích của tác giả

Kết quả từ bảng, giá trị p-value (Sig.) của tất cả các biến độc lập đều bằng 0,000 nhỏ hơn mức ý nghĩa α = 0,05; điều này chứng tỏ rằng tất cả các biến độc lập đều có ý nghĩa thống kê. Phân tích kết quả phương sai ANOVA cho thấy giá trị của thống kê F (F-statistic) rất cao (208,459) với giá trị p-value (Sig.) là 0,000; như vậy chúng ta có thể bác bỏ giả thuyết H0 là mô hình không có ý nghĩa thống kê. Nói một cách khác, mô hình và tất cả các biến độc lập đều có ý nghĩa thống kê.

Để kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình, tác giả sử dụng hệ số phóng đại phương sai VIF - Variance Inflation Factor (giá trị VIF trong bảng). Theo Hair và cộng sự (2018), hệ số phóng đại phương sai của từng biến độc lập là thương giữa phương sai của mô hình gốc và phương sai của mô hình chỉ bao gồm biến độc lập đó. Hệ số này cho biết độ lệch chuẩn của ước lượng hệ số β tăng lên bao nhiêu lần do hiện tượng đa cộng tuyến. Hair và cộng sự (2018) cũng chỉ ra rằng, hệ số phóng đại phương sai VIF lớn hơn 2 thì hiện tượng đa cộng tuyến có dấu hiệu xảy ra và nếu VIF lớn hơn 10 thì đa cộng tuyến chắc chắn xảy ra. Kết quả từ bảng cho thấy tất cả các giá trị VIF của ba biến độc lập đều nhỏ hơn 2, như vậy mô hình hồi quy không có hiện tượng đa cộng tuyến.

Cuối cùng, biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hoá (Hình 2) cho thấy phân phối của phần dư xấp xỉ chuẩn (Trung bình Mean ≈ 0 và độ lệch chuẩn Std. Dev. = 0.999). Do đó có thể kết luận rằng, giả định về phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

Hình 3.1 Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hoá

Tóm lại, tất cả các biến độc lập trong mô hình đều có ý nghĩa thống kê, mô hình không có hiện tượng tự tương quan, hiện tượng đa cộng tuyến; giả định về phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm. Có thể kết luận rằng mô hình có ý nghĩa thống kê và không bị khuyến tật, nên các phân tích từ kết quả hồi quy là đáng tin cậy.

Bảng cho thấy, giá trị β chuẩn hóa (Beta) của tất cả các biến độc lập đều lớn hơn 0, cho thấy các biến độc lập DU, DB và TC đều có mối quan hệ thuận chiều có ý nghĩa thống kê tới biến phụ thuộc là mức độ hài lòng của người tham gia BHYT về dịch vụ BHYT. Mô hình hồi quy này phù hợp với các giả thuyết nghiên cứu. Mức độ tác động của 03 yếu tố được xếp thứ tự giảm dần lần lượt là:

(1) DU: Sự đáp ứng của dịch vụ BHYT (β chuẩn hóa = 0.297) (2) TC: Sự tin cậy của dịch vụ BHYT (β chuẩn hóa = 0.278) (3) DB: Sự đảm bảo của dịch vụ BHYT (β chuẩn hóa = 0.116)

Phương trình hồi quy tuyến tính với biến phụ thuộc là mức độ hài lòng của người tham gia BHYT về chất lượng dịch vụ BHYT:

HL = 1,036 + 0,241 * DU + 0,087 * DB + 0,214 * TC

Như vậy mức độ hài lòng của người tham gia BHYT về chất lượng dịch vụ BHYT được đánh giá qua nhân tố Sự đáp ứng của dịch vụ BHYT là mạnh nhất (DU). Thấp nhất là nhân tố Sự đảm bảo của dịch vụ BHYT (DB).

Ý nghĩa của các hệ số góc B:

+ b1 = 0,241 > 0 cho biết khi DU tăng 1 đơn vị thì trung bình của mức độ hài lòng của người tham gia BHYT về chất lượng dịch vụ BHYT tăng 0,241 đơn vị; giá trị hồi quy chuẩn của biến DU ảnh hưởng 29,7% đến mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ BHYT. Như vậy giả thuyết nghiên cứu H1 được chấp nhận, sự đáp ứng có ảnh hưởng tính cực đến mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ BHYT.

+ b2 = 0,087 > 0 cho biết khi DB tăng 1 đơn vị thì trung bình của mức độ hài lòng của người tham gia BHYT về chất lượng dịch vụ BHYT tăng 0,087 đơn vị; giá trị hồi quy chuẩn của biến DB ảnh hưởng 11,6% đến mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ BHYT. Như vậy giả thuyết nghiên cứu H2 được chấp nhận, sự đảm bảo có ảnh hưởng tính cực đến mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ BHYT

+ b3 = 0,214 > 0 cho biết khi TC tăng 1 đơn vị thì trung bình của mức độ hài lòng của người tham gia BHYT về chất lượng dịch vụ BHYT tăng 0,214 đơn vị; giá trị hồi quy chuẩn của biến TC ảnh hưởng 27,8% đến mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ BHYT. Như vậy giả thuyết nghiên cứu H3 được chấp nhận, sự tin cậy có ảnh hưởng tính cực đến mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ BHYT.

Như vậy, giá trị hồi quy chuẩn hoá của các biến cho ta đánh giá được tầm quan trọng của các biến, biến nào có giá trị hồi quy chuẩn hoá tính theo trị tuyệt đối lớn hơn thì càng ảnh hưởng nhiều đến mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ BHYT. Sự hài lòng của người tham gia BHYT chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ biến DU (Beta chuẩn hóa = 0,297) và biến TC (Beta chuẩn hóa = 0,278) và thấp nhất là biến DB (Beta chuẩn hóa = 0,116).

Một phần của tài liệu LA_LeHungSon (Trang 94 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(146 trang)
w