Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH XÃ HỘI HỌC ĐÈ TÀI: TẬP QUÁN TRONG SẢN XUẤT VÀ SINH HOẠT CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ (Nghiên cứu trường hợp tại xã Mậu Long – huyện Yên Minh – tỉnh Hà Giang) (Trang 25)

Đề tài sử dụng thông tin thứ cấp được thu thập từ các nguồn: tài liệu, các báo cáo của địa phương, internet, sách báo, tạp chí chuyên ngành,...nhằm tìm hiểu các thông tin liên quan đến tập quán trong sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của người dân tộc thiểu số.

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

- Phương pháp điều tra bảng hỏi: Tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên dựa trên danh sách các hộ gia đình dân tộc Giáy và dân tộc Tày. Trong tổng số 61 hộ gia đình người dân tộc Tày chọn 25 hộ gia đình người dân tộc Tày và trong tổng số 225 hộ gia đình người dân tộc Giáy chọn 30 hộ gia đình người dân tộc Giáy nhằm tìm hiểu về tập quán trong sản xuất và sinh hoạt hàng ngày, tập quán trong hoạt động ma chay, sinh đẻ của hai nhóm dân tộc. Đề tài sử dụng bảng hỏi điều tra 55 mẫu để thu thập thông tin. Nội dung bảng hỏi tìm hiểu tập quán trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, trong sinh hoạt hàng ngày và trong ma chay, cúng bái, sinh đẻ.

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Đề tài thực hiện 10 phỏng vấn sâu, trong đó: + 5 phỏng vấn sâu đối với các hộ gia đình dân tộc Tày (cụ thể là chủ hộ) để tìm hiểu tập quán trong hoạt động sản xuất nông ngiệp và sinh hoạt, tập quán trong hoạt động ma chay, sinh đẻ của người dân tộc.

+ 5 phỏng vấn sâu đối với các hộ gia đình người dân tộc Giáy (cụ thể là chủ hộ) để tìm hiểu tập quán trong hoạt động sản xuất nông ngiệp và sinh hoạt, tập quán trong hoạt động ma chay, sinh đẻ.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH XÃ HỘI HỌC ĐÈ TÀI: TẬP QUÁN TRONG SẢN XUẤT VÀ SINH HOẠT CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ (Nghiên cứu trường hợp tại xã Mậu Long – huyện Yên Minh – tỉnh Hà Giang) (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w