Đối với những hộ gia đình làm nông nghiệp ở nông thôn miền núi, chăn nuôi là hoạt động không thể thiếu được đối với họ. Hoạt động chăn nuôi chủ yếu là để phục vụ cho việc sản xuất, trâu bò là tài sản quý giá của người nông dân. Ngoài ra việc chăn nuôi trâu bò còn đảm bảo kinh tế cho các hộ gia đình. Phần lớn người dân tộc Tày và người dân tộc Giáy chủ yếu là chăn nuôi trâu, bò (bảng 4.7).
Bảng 4.7: Loại vật nuôi
Loại vật nuôi Tày (n=25) Giáy (n=30)
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Trâu 21 84.0 27 90.0
Bò 5 20.0 3 10.0
Dê 0 0.0 2 6.7
Nguồn: Số liệu điều tra 2018 Kết quả điều tra cho thấy, hầu hết các hộ gia đình chủ yếu là nuôi trâu. Cụ thể, người dân tộc Tày chiếm 84% và người dân tộc Giáy chiếm 90% (bảng 4.7), đối với người dân tộc trâu là thứ tài sản lớn và quan trọng nhất trong gia đình. Khi người con trai lớn lấy vợ và dọn ra ở riêng họ sẽ được chia
cho con trâu con bò cùng với ruộng để làm ăn. Tỷ lệ nuôi bò của hộ gia đình người Tày là 20% và của người dân tộc Giáy là 10%. Đối với các hộ gia đình người dân tộc Tày không có hộ nào chăn nuôi dê do không có người và không có thời gian chăn bởi vì chăn trâu, bò đã chiếm một người, nếu như nuôi dê thì không có ai làm việc. Còn hộ gia đình người dân tộc Giáy chăn nuôi dê chiếm 6,7% nguyên nhân là “Ngoài nuôi bò thì nhà chú còn nuôi thêm dê để tăng thêm thu nhập cho gia đình, khi có việc cần mà không biết xoay sở ở đâu thì có thể bán đi để lấy tiền. Bên cạnh đó thì nuôi dê còn để lấy phân trồng rau, trồng lúa” (Pvs, nam dân tộc Giáy, 39 tuổi).
Mục đích nuôi trâu bò của người dân tộc Tày và người dân tộc Giáy là lấy sức kéo, lấy phân bón. Người dân chủ yếu lấy phân bón để trồng lúa, trồng ngô và trồng các loại rau màu phục vụ đời sống hàng ngày. Tuy nhiên để năng suất lúa, ngô cao thì người dân cũng sử dụng thêm phân bón hóa học như phân đạm, phân lân vì nếu chỉ dùng phân chuồng thôi thì lúa ngô sẽ không cho năng suất cao. Hiện nay khoa học kỹ thuật rất phát triển những việc áp dụng máy móc vào sản xuất còn chưa phổ biến và gặp nhiều khó khăn, nhất là khu vực miền núi địa hình không thuận lợi, thêm vào đó là người dân cũng chưa có điều kiện để mua trang thiết bị máy móc. Hiện nay mới chỉ có một số hộ gia đình sắm được máy cày, tuy nhiên người dân vẫn còn dùng sức kéo trâu bò là chủ yếu (hộp 4.8).
“Nhà chú nuôi trâu, bây giờ nhà chú có 5 con, nuôi chủ yếu là để lấy sức kéo, lấy phân bón trồng lúa, trồng rau. Do đó không thể không nuôi được, không nuôi thì không có gì để làm ruộng”
(PVS, nam dân tộc Giáy, 43 tuổi) “Nhà anh hiện có nuôi bò để phục vụ sức kéo cho hoạt động sản xuất và lấy phân bón bởi vì ở đây người ta chủ yếu vẫn làm ruộng theo thủ công truyền thống, máy móc ít được đưa vào sản xuất do địa hình không bằng phẳng”
(PVS, nam dân tộc Tày, 31 tuổi) Như vậy, đa số người dân chỉ nuôi trâu/bò để phục vụ sản xuất, chỉ có một số ít hộ gia đình người dân tộc Giáy nuôi dê. Qua đó ta thấy mục đích nuôi trâu bò của người dân tộc Tày và người dân tộc Giáy chủ yếu là lấy sức kéo và lấy phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Tập quán chăn nuôi của người dân tộc Tày và người dân tộc Giáy là chăn thả tự do ở đồi núi hoặc trên các đồng ruộng, thức ăn của trâu bò cũng là tự nhiên (bảng 4.8).
Bảng 4.8: Tập quán chăn nuôi của người dân tộc Tày và Giáy
Tập quán chăn nuôi Tày (n=25) Giáy (n=30)
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Hình thức nuôi Chăn thả tự do 25 100. 0 30 100.0
Nuôi tại các hộ gia đình 0 0.0 0 0.0
Thức ăn Thức ăn tự nhiên 25 100.
0
30 100.0
Thức ăn công nghiệp 0 0.0 0 0.0
Khác 0 0.0 0 0.0 Tiêm phòng Có 25 100. 0 30 100.0 Không 0 0.0 0 0.0
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018 Kết quả nghiên cứu cho thấy, hình thức nuôi của người dân phần lớn đều là chăn thả tự do chứ không nuôi trong gia đình. Trong đó cả người dân tộc Tày và người dân tộc Giáy lần lượt là 100% lượt chọn. Do địa hình ở đây là đồi núi rộng nên người dân có chỗ để chăn thả, bên cạnh đó thì từ xưa cả hai người dân tộc Tày và người dân tộc Giáy đều có tập quán chăn thả từ khi biết làm nông nghiệp (hộp 4.9).
Hộp 4.9: Hình thức nuôi trâu bò của người dân
“Ở đây có địa hình đồi núi, chỗ ở rộng nên mọi người đều có tập quán nuôi theo hình thức chăn thả quanh năm. Nhà anh thì chăn thả gia súc quanh năm vì không có cỏ cho ăn nên đành thả vậy, đến mùa đông ngày nào mà rét quá mới không thả đi thôi chứ bình thường thì ngày nào cũng thả hết”
(PVS, nam dân tộc Tày, 31 tuổi) “Từ khi sinh ra thì đã thấy bố mẹ nuôi trâu bò theo hình thức chăn thả rồi vì ở đây đồi núi đất rộng, có thể thả trâu bò để nó tự kiếm ăn được. Nhà có trồng ít cỏ để dự trữ cho những ngày rét buốt vào mùa đông thôi nên không thể lấy cỏ cho suốt được”
(Pvs, nữ dân tộc Giáy, 41 tuổi) Tuy nhiên hoạt động này cần có người trông coi vì sợ mất hay nếu không trông coi thì trâu bò sẽ đi ăn lúa, ăn ngô của nhà người khác. Về người chăn thì thường là trẻ con hoặc người già, trẻ con thường chăn vào những ngày cuối tuần đi học về và vào những kỳ nghỉ hè, trong thời gian đi học những người già trong gia đình chăn bởi vì người già không thể làm được những công việc nặng nhọc do đó nhiệm vụ chăn trâu chăn bò đặt lên vai người già.
Thức ăn cho gia súc của cả hai người dân tộc Tày và người dân tộc Giáy đều là thức ăn tự nhiên với 100% lượt chọn (bảng 4.8). Bởi vì là hình
đồng, ngoài đồi núi. Các hộ gia đình người dân tộc mỗi nhà có trồng một mảnh cỏ, tuy nhiên chỉ cắt về cho trâu bò ăn vào mấy ngày mùa đông giá rét hay mấy ngày tết (hộp 4.10).
Hộp 4.10: Thức ăn nuôi trâu, bò của người dân
“Thức ăn cho gia súc chủ yếu là rơm rạ ngoài đồng và lá cây cối trên đồi, trên rừng thôi vì chăn thả mà nên thức ăn hoàn toàn là ở trong tự nhiên cả. Thức ăn công nghiệp nó đắt lắm, với cả bác chưa bao giờ nghĩ đến phải nuôi gia súc bằng thức ăn công nghiệp hết, tự nhiên cho nó an toàn”
(Pvs, nam dân tộc Tày, 48 tuổi) “Chăn ở trên đồi thì thức ăn nó tự nhiên thôi, anh cũng không biết đến thức ăn công nghiệp nó là như thế nào. Nhà anh cũng không có điều kiện mua thức ăn công nghiệp đâu, tiền mua thức ăn cho mình còn không có thì nói gì đến cho gia súc”
(Pvs, nam dân tộc Giáy, 35 tuổi)
Khi được hỏi về việc tiêm phòng cho gia súc thì cả hai người dân tộc
Tày và người dân tộc Giáy đều cho rằng là 100% (bảng 4.8). Nguyên nhân là do con trâu, con bò đối với người nông dân rất quan trọng, là tài sản quý giá nhất trong gia đình do đó việc tiêm phòng cho trâu, bò là cần thiết.
Bảng 4.9: Thời gian tiêm phòng
Thời gian tiêm phòng Tày (n=25) Giáy (n=30)
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Theo lịch tiêm phòng 25 100.0 14 46.7
Khi gia súc bệnh 0 0.0 16 53.3
Khi được phát thuốc miễn phí
0 0.0 0 0.0
Tổng 25 100.0 30 100.0
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018 Việc tiêm phòng cho gia súc là hết sức quan trọng để đảm bảo cho gia
chú trọng việc tiêm phòng cho vật nuôi. Đối với người dân tộc Tày có 100% lượt chọn tiêm theo lịch tiêm phòng thì với người dân tộc Giáy lại có 53,3% lượt chọn tiêm khi gia súc bị bệnh (bảng 4.9). Điều đó cho thấy người dân tộc Tày chú ý đến việc phòng bệnh cho gia súc hơn, trong khi đó thì người dân tộc Giáy có thói quen tiêm khi gia súc bị bệnh do người dân chưa chủ động trong việc tiêm phòng. Bên cạnh đó nhận thức của người dân còn hạn chế cũng ảnh hưởng một phần việc tiêm phòng cho gia súc “Khi nào thấy con trâu nó bị bệnh thì đi mua thuốc ở hiệu thuốc về pha vào thức ăn cho nó ăn hoặc bảo bác sỹ thú y thôn bản tiêm cho. Con trâu nhà bác nó bị đau mắt nhưng mà bác không biết làm thế nào được, năm nào nó cũng bị một thời gian rồi nó tự khỏi. Đôi khi bác cũng có lấy thuốc nhỏ mắt rửa cho nó nhưng cũng không hiệu quả lắm” (Pvs, nữ dân tộc Giáy, 41 tuổi).
Tiêm phòng cho gia súc là điều quan trọng thì việc lựa chọn người tiêm cũng là một yếu tố hết sức cần thiết. Đó phải là người có hiểu biết, có kỹ năng sử dụng thuốc và bác sỹ thú y thường là người phải làm công việc đó, là người được người dân tin tưởng (bảng 4.10).
Bảng 4.10: Tiêm phòng cho gia súc
Người tiêm phòng Tày (n=25) Giáy (n=30)
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Tự tiêm 0 0.0 0 0.0
Bác sỹ thú y 25 100.0 30 100.0
Tổng 25 100.0 30 100.0
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018 Về thời gian tiêm phòng cho gia súc có sự khác nhau giữa hai dân tộc Tày và dân tộc Giáy, tuy nhiên về người tiêm phòng cho gia súc thì cả hai dân tộc Tày và dân tộc Giáy đều là bác sỹ thú y với 100% (bảng 10). Bởi vì người
thuốc sử dụng khi tiêm do đó bác sỹ thú y là lựa chọn của người dân “Tiêm cho gia súc thì bác sỹ thú y thôn bản tiêm cho cháu ạ vì mình có biết gì về việc dùng thuốc như thế nào đâu, tự tiêm sử dụng liều thuốc không đúng sợ nó bị làm sao thì không biết làm thế nào được. Để bác sỹ thú y tiêm cho nó an toàn và tốt nhất” (Pvs, nam dân tộc Tày, 48 tuổi).
Như vậy, cả hai người dân tộc Tày và người dân tộc Giáy đều có tập quán chăn nuôi theo hình thức chăn thả tự do, đây là hình thức chăn từ lâu đời và không thể thay đổi được. Bên cạnh đó người dân tộc Tày thường tiêm phòng theo lịch cho gia súc, còn người dân tộc Giáy tiêm phòng khi gia súc bị bệnh đó là một thói quen nên được thay đổi. Người tiêm phòng chủ yếu là bác sỹ thú y hay thú y thôn bản.