nhiên ở vùng miền núi người dân tộc chủ yếu vẫn chọn nơi sinh đẻ tại nhà ở của mình.
Bảng 4.19: Nơi sinh đẻ
Nơi sinh đẻ Tày (n=25) Giáy (n=30)
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Ở nhà 0 0.0 29 96.7 Trạm y tế xã 18 72.0 0 0.0 Bệnh viện huyện 7 28.0 1 3.3 Nơi khác 0 0.0 0 0.0 Tổng 25 100 30 100
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018 Có thể nhận thấy rằng người dân tộc Tày đều chọn nơi sinh đẻ là trạm y tế xã và bệnh viện, còn người dân tộc Giáy phần lớn là chọn sinh đẻ tại nhà. Cụ thể, có 96,7% lượt chọn người dân tộc Giáy chọn sinh đẻ tại nhà và người dân tộc Tày không có lượt chọn nào (bảng 4.19). Việc đẻ tại nhà là một việc hết sức quen thuộc và bình thường đối với người dân tộc Giáy vì từ xưa đến nay họ đều có thói quen đẻ ở nhà (hộp 4.17). Đặc biệt nhận thức của người dân còn chưa cao nên khó thay đổi được.
Hộp 4.17: Nguyên nhân đẻ tại nhà
“Mấy đứa con của cô đều đẻ ở nhà cả, có đứa nào đẻ trong bệnh viện đâu. Khi thấy đau bụng thì đẻ luôn chứ không nghĩ là đẻ là phải đi bệnh viện, nếu khó đẻ mới đi viện, mọi người trong làng cũng ít đi bệnh viện đẻ lắm tại vì đẻ ở nhà cũng không làm sao cả. Đi bệnh viện vừa xa vừa không có tiền.
(PVS, nữ dân tộc Giáy, 37 tuổi)
Sinh đẻ tại trạm y tế xã của người dân tộc Tày có 72,0% lượt chọn, còn người dân tộc Giáy không có lượt chọn nào vì người dân tộc Giáy chọn
nên không phải lo lắng, sẽ yên tâm hơn” (PVS, nam dân tộc Tày, 48 tuổi). Một số khác thì chọn bệnh viện huyện với người dân tộc Tày là 28,0% và người dân tộc Giáy là 3,3%. “Khi có người sinh đẻ thì chọn đi bệnh viện đẻ bởi vì ở nhà không có ai hộ, đi bệnh viện vừa an toàn vừa yên tâm, có trang thiết bị hiện đại với đội ngũ y tá chuyên nghiệp” (PVS, nữ dân tộc Tày, 51 tuổi).
Trong sinh đẻ vật rụng dùng để cắt rốn rất quan trọng bởi vì nếu
dùng những vật dụng như dao, kéo thông thường sẽ dễ bị nhiễm trùng, nguy hiểm cho mẹ và em bé. Do đó, vật dụng cắt rốn phải được khử trùng hoặc được các bác sỹ, y tá cấp phát cho (bảng 4.20).
Bảng 4.20: Vật dụng cắt rốn của người dân tộc
Vật dụng cắt rốn Tày (n=25) Giáy (n=30) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Dao/kéo của nhà 0 0.0 0 0.0
Dao/kéo của y tá được khử trùng
25 100.0 23 76.7
Cật tre 0 0.0 7 23.3
Vật dụng khác 0 0.0 0 0.0
Tổng 25 100 30 100
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018 Vật dụng cắt rốn cho đứa trẻ khi sinh của người dân tộc Tày 100% là dao/kéo của y tá được khử trùng bởi vì đa số người dân tộc Tày đều chọn đi bệnh viện hoặc trạm y tế xã nên vật dụng cắt rốn là đồ của bệnh viện do đó sẽ an toàn hơn, không sợ bị nhiễm trùng. Còn vật dụng cắt rốn là dao/kéo của y tá được khử trùng của người dân tộc Giáy chỉ có 76,7% do khi đi khám thai ở trạm y tế được các bác sĩ y tá cấp phát cho. Bên cạnh đó có 23,3% người dân tộc Giáy dùng cật tre để làm vật dụng cắt rốn cho đứa trẻ bởi vì từ xưa khi đẻ ở nhà mọi người đều dùng vật dụng này để cắt rốn sau đó tiện vứt đi luôn được. Chỉ có 2-3 năm trở lại đây người dân có sự hiểu biết hơn và đường giao
thông đi lại cũng thuận lợi hơn nên việc đi khám thai được thường xuyên hơn do đó cũng được các bác sỹ y tá cấp cho dao/kéo được khử trùng để làm vật dụng cắt rốn tránh cho việc nhiễm trùng.
Thông thường khi đẻ tại nhà người đỡ đẻ thường là bà ngoại, nếu không có bà ngoại thì là bà nội hoặc người thân trong gia đình hay cũng có thể là họ hàng. Tuy nhiên đối với người dân tộc vì không có kiến thức nên việc đỡ đẻ cũng chỉ đơn giản là đứng đấy cổ vũ cho sản phụ sau đó cắt rốn và tắm rửa cho em bé. Đẻ tại nhà là một việc nguy hiểm có nguy cơ bị nhiễm trùng cao, chỗ đẻ không đảm bảo vệ sinh, thường là đẻ ở trong buồng ngủ nhưng đối với người phụ nữ dân tộc do họ làm lụng quanh năm suốt tháng nên việc sinh đẻ cũng dễ dàng hơn. Trong sinh đẻ, kiêng kỵ là điều không thể thiếu được, mỗi dân tộc có những kiêng cữ riêng sau khi sinh (bảng 4.21).
Bảng 4.21: Những kiêng kỵ sau khi sinh đẻ
Kiêng kỵ Tày (n=25) Giáy (n=30)
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Không được gội đầu 25 100.0 30 100.0
Không ra gió 15 60.0 0 0.0
Không được ăn thịt trâu/bò 0 0.0 30 100.0
Chỉ ăn rau ngót và đu đủ 0 0.0 30 100.0
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018 Kiêng kỵ sau khi sinh đẻ của người dân tộc Tày và người dân tộc Giáy không được gội đầu là 100% lượt chọn. Bởi vì họ đều cho rằng “Một số điều kiêng kỵ khi sinh đẻ đó là không được gội đầu vì sau này về già dễ bị ốm đau” (PVS, nam dân tộc Giáy, 35 tuổi). Với quan niệm đang ở cữ mà gội đầu thì sau này khi già sẽ hay bị ốm đau vậy nên người phụ nữ khi đang ở cữ sẽ không được gội đầu mà phải hết tháng cữ mới được gội. Người dân tộc Tày
Người dân tộc Giáy kiêng không ăn thịt trâu, thịt bò bởi vì người Giáy có quan niệm ăn thịt trâu/bò khi ở cữ sợ bị teo gân và chỉ được ăn rau ngót và đu đủ còn những loại rau khác không được ăn vì sợ ăn nhầm, ăn vào bị làm sao đấy. Chỉ được ăn thịt lợn và thịt gà.
Trong khi mang thai người phụ nữ dân tộc không được chăm sóc chu đáo, mang thai nhưng vẫn đi làm như bình thường bởi vì làm nông nghiệp không làm thì không có người làm. Các bữa ăn nghèo chất dinh dưỡng, không đảm bảo năng lượng cho các đối tượng trong gia đình đặc biệt là trẻ em và phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ. Các bữa ăn giàu chất dinh dưỡng chiếm tỷ lệ rất thấp trong năm và thường chỉ tập trung vào dịp lễ, tết. Do điều kiện kinh tế khó khăn nên khi mang thai chế độ ăn, uống của người phụ nữ dân tộc Giáy không có gì thay đổi so với bình thường do đó trẻ em khi sinh ra có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao. Tập quán kiêng kỵ sau khi sinh của người dân tộc vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự thiếu chất dinh dưỡng và sức khỏe của người phụ nữ sau sinh.
Ở người dân tộc Tày và người dân tộc Giáy còn có phong tục tập quán hỗ trợ mang tính cộng đồng cao như: người phụ nữ khi đẻ được bà con thôn xóm, họ hàng gần xa tặng gạo nếp, gà, rượu, thịt,…để ăn dần trong các ngày sau đẻ (hộp 4.18).
Hộp 4.18: Giúp đỡ nhau trong sinh đẻ
“Khi trong gia đình có người sinh đẻ thì họ hàng, hàng xóm có đến thăm, mọi người thường mang gà, mang gạo đến thăm vì theo phong tục tập quán, với cả hàng xóm đến thăm nhau mang đồ đến thể hiện sự thân thiết của tình hàng xóm láng giềng”
PVS, nam dân tộc Tày, 45 tuổi
“Khi sinh đẻ họ hàng hàng xóm đến thăm thì hay mang những đồ như gạo, gà, rượu, đường sữa vì có đến thăm thì sau này gia đình mình có người sinh
đẻ thì mới có người đến thăm mình. Đây là phong tục tập quán có từ lâu đời, là truyền thống tốt đẹp của người dân nên vẫn được duy trì cho đến nay ”
PVS, nam dân tộc Giáy, 39 tuổi
Như vậy, người dân tộc Giáy có tập quán đẻ tại nhà là phổ biến trong khi đó người dân tộc Tày thường chọn nơi sinh đẻ là trạm y tế xã và bệnh viện. Một số những kiêng kỵ khi sinh đẻ đó là không được gội đầu, không ra gió, chỉ được ăn thịt gà và thịt lợn, ăn rau ngót. Tính cộng đồng trong sinh đẻ của người dân tộc cao thể hiện sự gắn kết, thân thiết của hàng xóm láng giềng với nhau. Đây là phong tục tập quán có từ lâu đời của người dân tộc vẫn còn tồn tại đến bây giờ, trở thành đặc trưng riêng biệt của người dân tộc nơi đây. Tóm lại, người dân tộc Tày và người dân tộc Giáy có những nét tương đồng nhau về tập quán trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, tập quán trong tang ma như các bước trong tang ma và thời gian tổ chức tang ma. Bên cạnh đó cũng có những sự khác nhau về tập quán trong sinh hoạt hàng ngày giữa hai dân tộc đó là người dân tộc Tày đa số sử dụng nước đun sôi để uống, trong khi đó người dân tộc Giáy vẫn còn nhiều hộ gia đình sử dụng nước uống trực tiếp (nước lã) để uống. Nhà vệ sinh sử dụng của người dân tộc Tày chủ yếu là nhà vệ sinh tự hoại , còn của người dân tộc Giáy là nhà vệ sinh thô sơ và một số ít không có nhà vệ sinh. Tập quán kiêng kỵ trong tang ma của người dân tộc Tày ít hơn so với người dân tộc Giáy do người dân tộc Giáy còn theo những quan niệm do ông cha để lại, người dân tộc Tày đã loại bỏ bớt những thói quen lạc hậu để phù hợp với đời sống hiện nay. Nơi sinh đẻ của người dân tộc Tày là ở trạm y tế xã hoặc bệnh viện huyện trong khi đó nơi sinh đẻ của người dân tộc Giáy là ở tại nhà bởi người dân có quan niệm đẻ dễ thì đẻ ở nhà còn khó đẻ thì mới phải đi bệnh viện đẻ.
KẾT LUẬN
Nhìn chung tập quán trong sản xuất của người dân tộc thiểu số vẫn còn theo lối truyền thống. Các loại cây trồng của người dân chủ yếu là lúa nước và ngô, ngoài ra người dân còn trồng thêm khoai, sắn để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Thời gian trồng lúa vào tháng 5-6 (mùa mưa) do phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên người dân chỉ canh tác một vụ trong năm.
Hình thức canh tác chủ yếu là ruộng bậc thang, công cụ sản xuất thô sơ như: cuốc, dao, liềm,…dựa vào sức kéo trâu bò, máy móc ít được đưa vào sản xuất do địa hình không bằng phẳng. Phương tiện vận chuyển lúa từ ruộng về nhà được người dân dùng xe máy để vận chuyển thay thế cho việc gánh, vác trước đây. Bên cạnh đó tính cộng đồng của người dân trong sản xuất cao, mọi người thường giúp đỡ nhau mỗi khi mùa vụ đến. Trong chăn nuôi, người dân thường chăn thả tự nhiên ở trên đồi hay ngoài đồng ruộng, phần lớn người dân nuôi trâu, bò để lấy sức kéo phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Phần lớn nguồn nước ăn uống của người dân đều là nước dẫn từ khe đầu nguồn về. Bên cạnh việc người dân đã sử dụng nước đun sôi để uống thì còn một số ít người dân vẫn còn thói quen uống nước lã, nguyên nhân do nhận thức của người dân còn hạn chế. Mỗi dân tộc có cách bảo vệ nguồn nước riêng như: không chặt cây đầu nguồn, trồng cây gây rừng, không cho trâu bò lên đầu nguồn nước. Quan niệm về nhà tiêu hợp vệ sinh của người dân là: Xây dựng cách nguồn nước ăn uống, sinh hoạt 10m trở lên, có mái lợp ngăn nước mưa, có cửa và xung quanh nhà tiêu được che chắn kín đáo,…bên cạnh đó cũng có một số người dân chưa biết nhà tiêu hợp vệ sinh là thế nào. Nhà vệ sinh của người dân chủ yếu là nhà vệ sinh thô sơ, người dân còn thói quen đi ngoài trời không làm nhà vệ sinh do thiếu điều kiện kinh tế, người dân còn thiếu thông tin, chưa được tiếp xúc nhiều với các phương tiện truyền thông liên quan đến việc vệ sinh.
Về tập quán trong ma chay, cúng bái, sinh đẻ của người dân còn theo thói quen, tập quán của cha ông để lại. Các bước trong tang ma vẫn được duy trì như: Báo tang, gọi thầy cúng, rửa mặt cho người mất, đắp khăn trắng, nhập quan, chôn cất. Thời gian tổ chức tang ma từ 3-4 ngày được rút ngắn hơn ngày xưa. Những kiêng kỵ trong tang ma đó là không ăn quả chua, không ăn
có người mất thì con cháu trong gia đình phải kiêng những điều này để thể hiện lòng hiếu thảo, sự biết ơn đối với người mất. Khi ốm đau người dân vẫn còn cúng bái, chỉ khi ốm nặng quá thì họ mới đi bệnh viện hoặc vừa đi viện vừa cúng bái vì họ tin rằng một phần ma, ba phần thuốc. Nơi sinh đẻ của người dân tộc Giáy chủ yếu vẫn là ở tại nhà một phần là do tập quán, một phần là vì không có điều kiện kinh tế, giao thông đi lại khó khăn nên đẻ tại nhà là sự lựa chọn của người dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Dũng 2008. Năng lực tổ chức sản xuất của các dân tộc thiểu số Tây bắc. Tạp chí Tâm lý học, số 7
2. Vũ Dũng 2011. Một số vấn đề cần quan tâm đối với các dân tộc thiểu số Tây Bắc hiện nay. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, tr 35.
3. Vũ Trường Giang (2016). Tư tưởng Hồ Chí Minh về các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. http://www.dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve- dang/sach-chinh-tri/books-3105201510003046/index-
51052015957244691.html, 20/05/2018.
4. Vi Hoàng 2008. Nét đẹp phong tục các dân tộc thiểu số, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc
5. Lê Ngọc Hùng 2008. Lịch sử và lý thuyết xã hội học, NXB Khoa học xã hội Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Hằng 2016. Những biến đổi văn hoá và tính cố kết cộng đồng hiện nay. Luận án tiến sĩ xã hội học.
7. Đào Huy Khuê & Trịnh Hữu Vách 2007. Hiểu biết, thực hành về vệ sinh và vệ sinh môi trường của một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Tạp chí Dân tộc học, số 6, tr 36-37.
8. Tổng cục thống kê 2010. Kết quả toàn bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009.
9. Đỗ Phượng 2006. Hình ảnh cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, Nhà xuất bản Thông tấn.
10. Nguyễn Như Quỳnh, Nguyễn Quốc Việt & Nguyễn Hoàng Phương 2013. Tập quán pháp - thực trạng ở Việt Nam và một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng tập quán pháp ở Việt Nam. Chính phủ Việt Nam - chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc Dự án tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền tại Việt Nam.
11. Đào Nam Sơn 2016. Góp phần tìm hiểu một số phong tục tập quán các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Nhà xuất bản Quân đội nhân.
12. Hoàng Thái Sơn 2009. Kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Luận án Thạc sĩ y học, Đại học Thái Nguyên.
môi trường của một số dân tộc ít người ở Việt Nam. Tạp chí Luật học số 6.
14. Phùng Đức Tùng, Nguyễn Việt Cường, Nguyễn Cao Thịnh, Nguyễn Thị Nhung & Tạ Thị Khánh Vân 2017. Tổng quan thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số. Dựa trên kết quả phân tích số liệu điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số 2015, Ủy Ban dân tộc, UNDP và Irish Aid.
15. Trần Ngọc Thêm 1997. Cơ sở văn hóa Việt Nam,, NXB TP Hồ Chí Minh.
16. Nguyễn Công Thảo 2016. Sinh thái nhân văn vùng Đông Bắc. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8
17. Đồng Thị Thùy Trang 2012. Người Giáy ở xã Gia Hội huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái. Luận văn Thạc sỹ Khoa học lịch sử, Trường đại học sư phạm Thái Nguyên.
18. Nguyễn Khánh Bích Trâm 1993. Vài nét về thực trạng sức khỏe và y tế nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc. Tạp chí xã hội học, số 2 tr 69.
19. Ủy ban nhân dân xã Mậu Long 2017. Báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm